Lập trình viên của Tor Browser trốn FBI, rời nước Mỹ
Nhà phát triển trình duyệt cho giới ngầm Tor Browser – Isis Agora Lovecruft – đã rời Mỹ để trốn khỏi sự “quấy rầy” của FBI.
Isis Agora Lovecruft là một thành viên của nhóm phát triển Tor Browser, trình duyệt cho phép truy cập vào thế giới ngầm Deep Web (hay còn gọi là Dark Web) đang bị FBI theo dõi trên diện rộng. Lập trình viên này tìm cách lánh sang Đức để được an toàn.
Theo CNN, Lovecruft bị FBI để mắt khi đi nghỉ cùng gia đình trong dịp lễ Tạ Ơn. Mật vụ FBI là Mark Burnett đã liên lạc với cha mẹ của cô, yêu cầu nữ lập trình viên này gọi cho họ. Ngay lập tức, Lovecruft liên hệ với luật sư Ben Rosenfeld nhờ giúp đỡ.
FBI đang tiếp cận các lập trình viên của Tor để chặn lối vào thế giới ngầm của Internet. Ảnh: CNN.
Tuy nhiên, FBI đã nói với Rosenfeld rằng họ sẽ điều tra Lovecruft ngay trên đường phố, ngay cả khi không có sự hiện diện của luật sư. Ngoài ra, FBI cũng cử những mật vụ theo dõi nữ lập trình viên này trên cả 5 bang.
Việc FBI tìm đến Isis Agora Lovecruft được cho là nhằm khai thác các cửa hậu (backdoor) của trình duyệt Tor. Cơ quan điều tra này muốn khai thác lỗ hổng của Tor để phục vụ cho mục đích điều tra, hoặc thậm chí tiêu diệt trình duyệt này để ngăn chặn lối vào “thế giới ngầm” của Internet, nơi mà các loại tội phạm công khai mua bán vũ khí, nô lệ,… và các tôn giáo kì dị truyền bá tư tưởng. Tuy nhiên, Tor cũng là nơi những tổ chức, cá nhân không vi phạm pháp luật nhưng muốn hoạt động bí mật, ẩn danh trên Internet sử dụng.
Để tránh những điều không hay đến với mình, Lovecruft đã rời khỏi Mỹ mà không thông báo kế hoạch cho gia đình hay bạn bè. Nữ lập trình viên này đặt vé máy bay đến Đức nhưng chưa quay về.
Lovecruft đã thông báo chi tiết việc đi khỏi nước Mỹ trên blog cá nhân. Nữ lập trình viên này muốn duy trì và đảm bảo Tor vẫn an toàn. Điều này rất cần cho việc bảo vệ những nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền và nhiều đối tượng khác đang nương nhờ deep web để ẩn danh, nhưng không bị cho là tội phạm.
Gần đây, Electronic Frontier Foundation đã ngỏ ý muốn giúp đỡ Lovecruft trở lại Mỹ mà không có bất kỳ nguy hiểm hay cản trở nào.
Video đang HOT
Gia Bảo
Theo Zing
Hành trình vào thế giới ngầm Dark Web
Dark Web, một thế giới tách biệt trên Internet, không chỉ là nơi trao đổi thông tin của các thành phần khủng bố, mà còn là "chợ đen" - nơi mua bán các mặt hàng cấm như súng, ma tuý vả cả thẻ tín dụng bị đánh cắp.
Có tới hơn 90% thông tin tồn tại trên Internet mà các công cụ tìm kiếm không thể truy ra, như cơ sở dữ liệu người dùng, webmail, các hệ thống quản trị nội dung, báo cáo khoa học... Thế giới này gọi là Deep Web. Một phần nhỏ của Deep Web chính là Dark Web - thế giới trực tuyến bí mật và đen tối.
Để truy cập Dark Web cần đến công cụ đặc biệt, phổ biến nhất là Tor. Tor là phần mềm được các chuyên gia nghiên cứu trong quân đội Mỹ phát triển từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước với mục đích che giấu các hoạt động tình báo trực tuyến. Tor sau đó được phát hành công khai và miễn phí cho bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Lý do của họ rất đơn giản: càng nhiều người dùng, đối phương càng bị nhiễu trước các thông tin nặc danh.
Bên cạnh mục đích tình báo và quân sự, Tor dần trở thành công cụ yêu thích của các nhà báo, các nhà hoạt động chính trị, của hacker và thậm chí là của cả tội phạm mạng - những người muốn che giấu danh tính khi truy cập Internet.
Thế giới Dark Web đã tồn tại từ lâu nhưng chỉ được phần đông người dùng Internet biết đến vào năm 2013 sau khi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) triệt phá Silk Road - trang Dark Web chuyên mua bán nhiều loại hàng cấm và được mệnh danh là "Amazon.com của ma túy". Tuy nhiên, ngay sau đó các phiên bản Silk Road 2.0, 3.0... vẫn xuất hiện.
Trên hình là giao diện trình duyệt Tor sau khi được cài và mở trên máy tính. Công cụ này được dùng vào mục đích tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào người dùng. Nó được đánh giá cao vì nếu dùng Chrome hay Internet Explorer, danh tính và vị trí của người dùng có thể dễ dàng bị lần ra, nhưng nếu duyệt bằng Tor, thông tin người dùng và máy chủ tên miền sẽ được khóa chặt và bảo vệ ở mức cao nhất.
Nó cũng có công cụ tra cứu riêng mang tên Disconnect (Ngắt kết nối), sử dụng kết quả tìm kiếm từ Google, Bing, Yahoo và DuckDuckGo nhưng không cho phép bên thứ ba theo dõi và lưu lại hoạt động tìm kiếm của người dùng.
Mục đích của Tor là giúp duyệt web mà không bị lộ danh tính. Với Google Search, người sử dụng dễ dàng biết được địa chỉ IP của thiết bị mà họ đang dùng (ảnh trái). Tuy nhiên, địa chỉ IP thật đã được ẩn đi và thay bằng IP giả khi dùng trình duyệt Tor (ảnh phải).
Dark Web không sử dụng địa chỉ URL thông thường như Google.com. Những site ẩn này dùng đuôi .onion thay cho .com.
Trên Dark Web, tồn tại vô số các dịch vụ bất hợp pháp, như trang bán iPhone 6 hay điện thoại Galaxy S6 với giá chỉ tầm 7 triệu đồng. Không rõ nguồn gốc của những chiếc smartphone này, nhưng nhiều khả năng đây là hàng ăn cắp.
Mọi mặt hàng phạm pháp đều có trên Dark Web như giao dịch tiền giả...
... hay mua bán ID mạo danh.
Thậm chí, người dùng có thể thuê cả hacker để thực hiện những gì họ muốn.
Minh Minh
Ảnh: TechInsider.
Theo VNE
WSJ: Bkav và Flappy Bird đưa startup Việt vào sân chơi lớn Tờ Wall Street Journal có bài viết về startup Việt Nam, họ cho rằng khởi nghiệp công nghệ như Bkav, Flappy Bird có nhiều điều kiện thuận lợi để vươn mình. Gartner xếp Việt Nam nằm trong top 5 những nhà cung cấp dịch vụ gia công IT tại châu Á - bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Sri Lanka -...