Lập tổ đi chợ cho người dân ‘vùng đỏ’
Từ ngày 23-8, toàn bộ biện pháp về giãn cách, hạn chế đi lại, cung ứng hàng hóa, xét nghiệm…
tại TP.HCM được áp dụng với mức độ, cách thức khác nhau dựa trên việc chia TP ra làm 2 nhóm gồm 4 vùng nhận diện mức độ dịch là xanh, vàng, cam và đỏ
Người dân xếp hàng chờ mua thực phẩm tại siêu thị Co.opmart Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP.HCM sáng 21-8 – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải khẳng định không phong tỏa, không thực hiện tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh tại TP trong 2 tuần tới và “TP sẽ triển khai các biện pháp tương xứng với tính chất, mức độ lây lan của dịch bệnh”.
Ở đâu yên đấy nghiêm ngặt
Các giải pháp đưa ra dựa trên việc chia địa bàn TP thành 2 nhóm (xem đồ họa) .
Từ 0h ngày 23-8 đến hết ngày 6-9: cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”. Chỉ được phân bổ 1/4 người lao động và có mặt tại cơ quan, đơn vị trước 0h ngày 23-8.
Các nhóm đối tượng được phép lưu thông theo công văn 2718 (ngày 15-8) của UBND TP, bắt buộc phải có giấy đi đường và dấu hiệu nhận diện theo quy định và lưu thông theo hai khung giờ: từ 6h-18h (ngoài lực lượng phòng chống dịch, còn có người đi tiêm vắc xin; xe đưa rước người dân TP về quê; xe đưa rước công nhân, chuyên gia đối với các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”; taxi được phép chở hàng thiết yếu.
Từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau: lực lượng chống dịch, cung ứng hàng hóa thiết yếu, người đi tiêm vắc xin; nhân viên đơn vị cung cấp suất ăn cho các bếp ăn từ thiện; dịch vụ vận chuyển bưu chính; công nhân vệ sinh môi trường đô thị; lực lượng xử lý sự cố điện, nước, hệ thống thông tin, công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật. Phạm vi hoạt động của shipper theo như đồ họa.
Video đang HOT
Hai cách thức đi chợ
Cách thức cung ứng hàng hóa cho người dân trong 14 ngày tăng cường giãn cách cũng khác nhau giữa hai nhóm vùng. Người dân sống trong địa phương thuộc nhóm vùng xanh, vàng có điều kiện (chưa cần hỗ trợ) sẽ được tự đi chợ 1 lần/tuần. Người dân khó khăn sẽ nhận được hỗ trợ từ nguồn hàng của Trung tâm An sinh TP.
Đối với vùng cam và đỏ, người dân không được đi ra ngoài. Ngoài những người dân khó khăn sẽ được hỗ trợ lương thực từ Trung tâm An sinh TP, những hộ gia đình có nhu cầu mua hàng hóa sẽ ghi giấy để tổ công tác đi chợ giúp, sau đó trả tiền lại, với tần suất 1 tuần/lần.
Ông Phạm Đức Hải cho hay TP đã chuẩn bị 2 triệu gói hỗ trợ và có thể nhiều hơn nữa đưa xuống quận, huyện, phường, xã để hỗ trợ tận tay người dân khó khăn 1 lần/tuần. Theo ông Hải, tổ công tác đặc biệt hoạt động gắn với địa bàn phường, xã, thị trấn, do UBND phường, xã, thị trấn quản lý. Trong đó tập trung tại những vùng có nguy cơ cao và rất cao (vùng cam và đỏ).
Một xe giao nhận thực phẩm tại một cửa hàng trên đường Lê Văn Việt, TP Thủ Đức chiều 21-8 – Ảnh: HOÀNG AN
Tham gia tổ gồm có chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn, công an, quân đội, công chức, viên chức quận huyện, TP Thủ Đức và cán bộ phường, xã, thị trấn, thành viên tổ COVID-19 cộng đồng. Tổ này tham gia công tác kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội. Đồng thời, duy trì các tổ tự quản bảo vệ vùng xanh, đi chợ thay cho người dân và chuyển hàng hỗ trợ người dân khó khăn.
Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết người dân muốn liên hệ tổ công tác thì việc đầu tiên gọi tổ trưởng, tổ phó khu phố, ấp mình đang sống. Sau đó tổ trưởng, tổ phó khu phố, ấp sẽ giúp gọi cho chủ tịch phường để hỗ trợ người dân. Trường hợp người dân khó khăn thì gọi 1022 (ấn số 2) để được hỗ trợ cho người dân. Mặt trận Tổ quốc TP còn có tổ SOS để hỗ trợ ngay cho người dân khó khăn.
3.000 cửa hàng vẫn mở cửa
Liên quan đến vấn đề cung ứng thực phẩm, ông Lê Huỳnh Minh Tú – phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM – cho biết trong 14 ngày tới, 3.000 siêu thị, cửa hàng vẫn hoạt động và TP đã cung cấp danh sách các cửa hàng này cho các phường, xã và tổ đi chợ cho dân biết.
Với “vùng đỏ”, người dân khi có nhu cầu mua hàng sẽ ghi ra giấy để tổ công tác đi mua hộ, sau đó hoàn tiền lại cho tổ công tác. Tổ công tác chỉ lấy tiền mua hàng, không thu thêm chi phí nào. Giai đoạn tới TP sẽ cố gắng tổ chức để cung cấp hàng hóa tốt nhất cho người dân giống như người dân tự đi chợ. Tuy nhiên, ông Tú đề nghị người dân đặt hàng vừa đủ dùng, giảm bớt áp lực cho đội công tác đi chợ thay.
Dịch vụ giao hàng tận nhà khi khách đặt mua hàng online của CO.OPXtra Q.7, TP.HCM – Ảnh: T.T.D.
Với các vùng khác, người dân đi chợ 1 tuần/lần theo danh sách các cửa hàng đã được công bố. Trường hợp địa bàn thiếu điểm cung cấp hàng hóa, TP sẽ đưa xe lưu động, mang hàng hóa tới cho người dân mua. Nếu địa điểm bán có ca nhiễm đến mua hàng sẽ nhanh chóng cô lập, khử khuẩn, thay đổi nhân viên để sớm hoạt động trở lại.
Từ 23-8 vẫn có thể đi tiêm vắc xin
Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 21-8, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết từ ngày 23-8, hoạt động tiêm vắc xin ngừa COVID-19 và khám chữa bệnh thông thường trên địa bàn TP vẫn diễn ra bình thường nhưng phải hạn chế được tối đa người dân đi ra ngoài đường.
Theo đó, để đảm bảo tốc độ tiêm chủng và yêu cầu trên, các địa phương sẽ điều phối, chia nhỏ nhiều đội tiêm đến tận tổ, khu phố, thậm chí đến tận nhà… để tiêm vắc xin cho người dân. Về hoạt động khám chữa bệnh, ông Nam cho hay TP đã thành lập các trạm y tế lưu động tại mỗi phường, xã, thị trấn để sơ cấp cứu, theo dõi, chăm sóc sức khỏe F0 cũng như khám chữa bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh thông thường.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký quyết định 4042 ban hành hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19. Trạm y tế lưu động này có các nhiệm vụ quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và tại cộng đồng; xét nghiệm COVID-19; tiêm chủng vắc xin phòng chống COVID-19; tư vấn chuyển tuyến các trường hợp cần tiêm tại cơ sở y tế; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác; truyền thông về COVID-19.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Siết chặt đối với vùng 'nóng' Long Hải từ 0 giờ ngày 23/8
Đó là giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng lây lan dịch bệnh, thực hiện giãn cách nghiêm, tuyệt đối theo Chỉ thị 16 tại thị trấn Long Hải - địa phương đang là vùng "nóng" về dịch của tỉnh, được các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thống nhất tại cuộc họp ngày 21/8 với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Long Điền.
Người dân thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Cụ thể, trong 7 ngày, kể từ 0 giờ ngày 23/8 đến 30/8, người dân thị trấn Long Hải, huyện Long Điền phải thực hiện nghiêm phương châm "ai ở đâu ở đó", nhà cách ly nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố cách ly khu phố.
Trong thời gian này, các mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm như: gạo, nước mắm, gia vị, dầu ăn, thịt, nước uống, khẩu trang, thuốc men... sẽ được cung cấp đầy đủ và miễn phí đến từng hộ dân.
Về vấn đề cung cấp thuốc men, y tế cho người dân, bác sĩ Hà Văn Thanh, đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đề nghị địa phương thống kê số bệnh nhân đang điều trị bệnh mạn tính như: tiểu đường, huyết áp; số người cần sử dụng Methadone, ARV (điều trị HIV) để cấp thuốc cho các trường hợp này nhằm bảo đảm "ai ở đâu ở đó". Về công tác lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 chu kỳ 3 ngày/lần theo hộ gia đình, CDC có khả năng đáp ứng 2.500 mẫu/lần.
Đại tá Nguyễn Tâm Hùng, Chỉ huy trưởng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cho biết, sẽ điều động 295 chiến sĩ hỗ trợ thị trấn Long Hải trong 7 ngày này. Lương thực thực phẩm sẽ được bộ đội đưa vào từng hộ dân để bảo đảm người dân không phải ra khỏi nhà. Còn lực lượng biên phòng sẽ phối hợp với các lực lượng khác kiểm soát chặt tất cả các đường mòn, lối mở lên xuống biển, tuần tra lưu động, bảo đảm an ninh trật tự, tuyệt đối không để người dân xuống biển và bảo đảm an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ tại các cảng cá.
Tại cuộc họp, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đề nghị, để đạt hiệu quả, người dân cần hợp tác với chính quyền thực hiện triệt để giãn cách xã hội trên tinh thần "mỗi người dân là một chiến sĩ chống dịch". Do vậy, huyện Long Điền cần tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân, nhất là ngư dân để người dân hiểu được tầm quan trọng của việc giãn cách nâng cao và vai trò của mình trong việc chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch.
Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh nhận định, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn phức tạp, đặc biệt là ở thị trấn Long Hải. Thời gian qua, địa phương này đã trải qua 6 lần tổ chức xét nghiệm COVID-19 nhưng số F0 vẫn còn nhiều. Do đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh chủ trương từ 0 giờ ngày 23/8 đến 30/8, sẽ tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 đối với thị trấn Long Hải với mức áp dụng cao hơn, quyết liệt hơn. Sau thời gian này, Ban Chỉ đạo tỉnh sẽ đánh giá lại tình hình dịch bệnh và có quyết định tiếp theo.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chính quyền địa phương cần vào cuộc quyết liệt, người dân phải chấp hành nghiêm, hợp tác với chính quyền, thực hiện "ai ở đâu ở đó" để đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, huyện cần phát huy hơn nữa hiệu quả của các tổ: an ninh trật tự, y tế, bảo đảm lương thực, thực phẩm, vừa làm công tác tuyên truyền vận động, giám sát người dân thực hiện nghiêm việc giãn cách, vừa đưa lương thực, thực phẩm, gói an sinh, gói thuốc điều trị đến từng nhà.
Ông Nguyễn Văn Thọ cũng lưu ý việc an dân cần thông qua công tác chăm lo về y tế, bảo đảm cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm kịp thời đến từng hộ dân và bảo đảm thuốc men cho các trường hợp có bệnh mạn tính. Các lực lượng chức năng cần phối hợp chặt chẽ trong việc bảo đảm an ninh trật tự, kiểm soát người ra vào địa bàn. Huyện Long Điền và các lực lượng chức năng cần công bố số điện thoại đường dây nóng để người dân liên hệ khi cần thiết và yên tâm ở nhà.
Đến ngày 21/8 toàn huyện Long Điền ghi nhận 1.118 ca mắc, trong đó riêng thị trấn Long Hải đã là 976 ca. Đây là địa phương có số ca mắc cao nhất của tỉnh. Thị trấn Long Hải từ ngày 19/7/2021 bắt đầu phát sinh ổ dịch, đến nay qua 6 lần xét nghiệm vẫn phát hiện nhiều trường hợp có kết quả xét nghiệm PCR dương tính. Hiện 12/12 khu phố của thị trấn đều có ca dương tính. Các trường hợp đều có nguồn lây nhiễm liên quan đến cảng cá Long Hải, đồng thời có khả năng lây nhiễm cộng đồng cao giữa các khu phố trên địa bàn. Huyện đang tập trung tối đa mọi nguồn lực để khoanh vùng, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho người dân thị trấn Long Hải và các xã giáp ranh như Phước Hưng, Phước Tỉnh, sau đó tiến hành lấy mẫu toàn dân huyện Long Điền để nhanh chóng sàng lọc, cách ly những ca F0, thiết lập lại vùng xanh trên địa bàn.
Bộ trưởng Y tế khuyến nghị TP.HCM phong tỏa khu vực có nguy cơ cao Bộ trưởng Y tế khuyến nghị TP.HCM áp dụng 3 hình thức giãn cách: Toàn TP áp dụng Chỉ thị 16; khu vực nguy cơ cao thực hiện phong tỏa; vùng lõi áp dụng cơ chế như cách ly tập trung. Đề xuất trên được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra trong cuộc họp trực tuyến với TP.HCM về công...