Lập tổ công tác gỡ vướng Cát Linh-Hà Đông: Không dễ…
TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng vướng mắc thật sự của dự án có thể không nằm ở công nghệ, kỹ thuật mà nằm ở vấn đề tài chính, quyết toán.
Thành ủy Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải vừa thống nhất lập Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Theo đánh giá, dự án hiện còn một số vấn đề kỹ thuật, đánh giá an toàn hệ thống, nghiệm thu và bàn giao chưa thống nhất giữa Bộ Giao thông vận tải và Tổng thầu của dự án.
Lập tổ công tác gỡ vướng cho dự án Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: Ngaynay
Xâu chuỗi toàn bộ diễn biến của dự án, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng những nguyên nhân vướng mắc tại dự án đang dần sáng rõ.
Theo đó, vị chuyên gia phân tích, từ năm 2019, Bộ GTVT, Ban quản lý dự án cũng như nhà thầu đều khẳng định dự án đã hoàn thành tới 99%, chỉ còn 1% khối lượng công việc chưa được hoàn thành. Đây là nguyên nhân khiến dự án bị kéo dài thời gian đưa vào khai thác.
Tuy nhiên, từ 1% này đã gối qua hai năm nhưng tới nay, dư luận vẫn chông ngóng, và không hiểu vì sao cho tới bây giờ dự án vẫn chưa thể vận hành?
Từ câu hỏi trên, TS Nguyễn Xuân Thủy đặt ra hai giả thiết. Một là, 1% khối lượng công việc chưa hoàn thành này có thể chưa được định lượng đúng, tỉ lệ công việc chưa hoàn thành có thể cao hơn được công bố.
Thứ hai, nếu tỉ lệ công bố trên là chính xác thì cần làm rõ vướng mắc thật sự của dự án có phải nằm ở vấn đề kỹ thuật, xây dựng hay không?
Với kinh nghiệm hơn 30 năm nghiên cứu về lĩnh vực giao thông, vị chuyên gia khẳng định kỹ thuật không phải là vấn đề vướng mắc lớn ở dự án này.
Video đang HOT
“Kỹ thuật đường sắt cả thế giới đã sử dụng từ những năm đầu thế kỷ XX, các hạng mục kỹ thuật luôn bao gồm: Đường sắt, đoàn tàu, động cơ… tất cả đều không có gì bí ẩn cả. Khác nhau chỉ là kỹ thuật được nâng cấp chạy vận tốc nhanh hơn, công nghệ hiện đại hơn, vận hành an toàn hơn.
Trên thực tế, trong thông báo chung của Thành ủy Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ GTVT về dự án này cũng khẳng định cơ bản hoàn thành các mục gồm: Công tác xây dựng 5/5 công trình thành phần; đã vận hành thử kỹ thuật một số chuyên ngành thiết bị từ cuối tháng 9/2018 đến tháng 3/2019.
TP Hà Nội đã hoàn thành 9/9 nội dung về chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để tiếp nhận bàn giao, đưa vào khai thác vận hành tuyến đường sắt đô thị này ngay sau khi Hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá, kết luận chất lượng công trình đủ điều kiện theo quy định và cho phép bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, bảo đảm chất lượng kỹ thuật, an toàn…
Như vậy, nếu dự án được triển khai một cách trách nhiệm, khoa học, minh bạch, không có tiêu cực, lợi ích nhóm và dự án cũng không gặp vướng mắc về công nghệ, kỹ thuật như khẳng định thì vướng mắc chắc chắn nằm ở vấn đề khác.
Tôi tin Việt Nam có đủ khả năng, trình độ có thể kiểm tra, đánh giá để đưa đoàn tàu này vào vận hành, vì thế, vấn đề không phải là kỹ thuật”, ông Thủy nói.
Bằng biện pháp loại trừ, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng vướng mắc thật sự của dự án có thể không nằm ở công nghệ, kỹ thuật mà có thể nằm ở vấn đề tài chính, quyết toán.
Đây cũng chính là vấn đề được nhắc tới trong buổi làm việc với Tổ công tác của Thành ủy Hà Nội và Bộ GTVT. Cụ thể những vướng mắc này được Tổ công tác đề cập tới là khó khăn trong thực hiện yêu cầu kết luận của Kiểm toán Nhà nước về giảm trừ thanh toán, hoàn tất thủ tục liên quan…
Chính vì điểm mắc này nên hai bên đã đề nghị Kiểm toán Nhà nước trên cơ sở báo cáo cung cấp và giải trình của Bộ GTVT, rà soát lại kết luận kiểm toán để có thể xem xét, điều chỉnh đối với nội dung thuộc thẩm quyền.
Đối với những nội dung vượt thẩm quyền thì phối hợp với Tổ công tác, có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo về các nội dung giảm trừ thanh toán, tránh nguy cơ xảy ra tranh chấp hợp đồng, làm ảnh hưởng tới tiến độ dự án.
“Trên cơ sở báo cáo, vấn đề đã khá rõ, vướng mắc là ở đồng tiền, là vấn đề thực thu, thực chi có chính xác không, có đúng không? Đồng tiền có được sử dụng đúng công việc, đúng mục tiêu, mục đích của dự án là giảm ùn tắc giao thông hay không?
Có thể vấn đề nằm ở những cam kết, trong thỏa thuận ký kết hợp đồng vay vốn 400 triệu USD của Trung Quốc để triển khai dự án này chưa minh bạch, có khuất tất.
Cũng có thể có sự khuất tất, chưa minh bạch trong các khoản chi phí mua bán các thiết bị kỹ thuật, chi phí nhân công, tổng mức đầu tư… Vì thế đã có sự vênh nhau giữa Kiểm toán Nhà nước với nhà thầu Trung Quốc khiến dự án bị kéo dài, không đưa vào khai thác được”, ông Thủy nêu giả thiết.
TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng dính tới tài chính, tiền bạc là vấn đề rất phức tạp. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định mọi vấn đề đều có giải pháp nhưng đi cùng với giải pháp là phải có người dám chịu trách nhiệm về việc này.
Cho rằng việc thành lập Tổ công tác để tháo gỡ khó khăn cho dự án là rất cần thiết nhằm sớm đưa dự án vào hoạt động.
“Việc đầu tiên là tìm giải pháp gỡ vướng cho dự án thật hợp lý và tiết kiệm. Các phương án tài chính phải hợp lý, khoa học, phù hợp với thực tiễn.
Song song với đó là phải làm rõ những uẩn khúc liên quan chưa được tháo gỡ. Phải xem các cơ quan chức năng liên quan đã làm đúng, làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình tại dự án này hay chưa?
Mức đầu tư bình quân trên thế giới với tàu điện ngầm từ 60 – 100 triệu USD/km, đường sắt đô thị trên cao chỉ bằng 1/3 tức khoảng 20 – 30 triệu USD/km. Với 13 km đường sắt mà tổng mức đầu tư (dự kiến điều chỉnh) lên tới 891,92 triệu USD, tức mỗi kilomet tốn gần 70 triệu USD là quá đắt đỏ. Đó là còn chưa nói tới công nghệ, thiết bị cho đoàn tàu đã phải là thiết bị hiện đại, đắt nhất của Trung Quốc sản xuất hiện nay hay chưa thì chưa rõ.
Vì thế, phải xem xét lại trách nhiệm của các đơn vị thực hiện dự án, bởi gánh nặng tăng chi phí vốn vay sau này người dân sẽ phải chịu”, ông Thủy nói.
Lam Nguyễn
Bắt đầu từ 0 giờ ngày 28/3, Đà Nẵng tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, người dân hạn chế ra khỏi nhà
Tối 26/3, Thành ủy Đà Nẵng có công văn gửi các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy; các ban cán sự đảng, đảng đoàn; các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể thành phố; các quận ủy, huyện ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy về việc tăng cường công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương, đơn vị tập trung cao độ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 với tinh thần trách nhiệm cao nhất, kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn thành phố.
Các cấp ủy đảng tạm hoãn việc tổ chức đại hội đảng bộ cấp cơ sở, kể cả đại hội điểm cho đến khi có chỉ đạo mới để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch một cách hiệu quả nhất.
Khi dịch bệnh được kiểm soát ổn định, không còn nguy cơ lây nhiễm, Thường trực Thành ủy sẽ có chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác tổ chức đại hội đảng bộ cấp cơ sở với quy mô, hình thức phù hợp, trong đó cắt giảm các thủ tục, chương trình không cần thiết, giảm số lượng khách mời, không mời học sinh đến chào mừng đại hội, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh theo quy định.
Lực lượng chức năng TP Đà Nẵng đo thân nhiệt tại các chốt chặn cửa ngõ ra vào thành phố.
Tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người; dừng triệt để các nghi lễ, hoạt động tôn giáo; thực hiện đóng cửa toàn bộ các cơ sở dịch vụ, trừ dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh; cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở, trường học, bệnh viện; tạm dừng hoặc tổ chức hạn chế các hoạt động giao thông công cộng; yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà. Thời gian thực hiện các biện pháp này từ 0 giờ, ngày 28/3/2020.
Thống nhất cho phép tất cả trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên tiếp tục được nghỉ học đến hết ngày 12/4. Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát chặt chẽ người ra, vào thành phố trên các tuyến đường bộ, đường hàng không, đường thủy, nhất là tại các cửa ngõ ra vào thành phố.
Hoàn thiện các phương án, kịch bản chống dịch bệnh ở các mức độ, quy mô cao hơn; bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vật tư và nhân lực để phòng, chống dịch trong tình huống dịch bùng phát và lan rộng...
Các ngành chức năng xử lý nghiêm, kể cả áp dụng pháp luật hình sự đối với: những người vi phạm, không khai báo y tế, không thực hiện cách ly và các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định; các đối tượng thông tin sai sự thật gây hoang mang, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh và xâm phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Phúc An
Nguy cơ thu hẹp quy mô vì chủ đầu tư... cạn vốn Gặp vướng mắc về nguồn vốn do không được hoàn đủ thuế giá trị gia tăng (VAT) như phương án tài chính nên dự án nút giao ngã tư Dầu Giây (H.Thống Nhất) không chỉ bị chậm tiến độ mà còn đứng trước nguy cơ bị thu hẹp quy mô. Thi công hạng mục hệ thống mương thoát nước dọc tuyến quốc lộ...