Lập tổ công tác giải quyết khiếu nại phức tạp ở Hà Nội
Đến cuối năm 2012, Thanh tra chính phủ và Hà Nội sẽ giải quyết dứt điểm 30 vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng phức tạp kéo dài. Hầu hết các vụ việc đều liên quan tới lĩnh vực đất đai.
Thanh tra Chính phủ và UBND Hà Nội vừa công bố quyết định thành lập tổ công tác xử lý các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài trên địa bàn thủ đô, do Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh làm tổ trưởng.as
Theo kế hoạch, đến hết tháng 10, tổ công tác sẽ tập trung kiểm tra, rà soát kỹ nội dung 26 vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài theo như báo cáo của UBND. Hầu hết các vụ đều liên quan tới lĩnh vực đất đai. Cùng với đó là 3 vụ do Bộ Công an báo cáo thuộc địa bàn Hà Nội và một vụ việc phát sinh khác.
Kết thúc giai đoạn kiểm tra, rà soát, tổ công tác sẽ làm việc với UBND thành phố và các đơn vị liên quan để thống nhất biện pháp xử lý, nhằm giải quyết dứt điểm 30 vụ việc này chậm nhất trong năm 2012.
Phó tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh (đứng) làm việc với người dân trong một vụ khiếu nại, tố cáo liên quan tới đất đai. Ảnh: N.Hưng.
Theo Phó tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh, do đặc thù là thủ đô, thành phố lớn với rất nhiều dự án đã và đang triển khai nên Hà Nội phát sinh nhiều vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp. Thành phố còn phải phối hợp với các cơ quan trung ương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân các tỉnh, thành phố khác. Vì vậy, Thủ tướng đã chỉ đạo tổ công tác trực tiếp phối hợp với Hà Nội để xử lý các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài. Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND và các sở, ngành, quận, huyện liên quan tích cực phối hợp với Tổ công tác.
Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Vũ Hồng Khanh đề nghị các đơn vị liên quan của thành phố tích cực phối hợp. Nếu vụ việc nào có thể giải quyết thì xử lý ngay, còn lại làm việc với tổ công tác để thống nhất phương án giải quyết. Các cơ quan, đơn vị không để phát sinh các vụ việc mới, khi đã có phương án xử lý thì cần khẩn trương thực hiện, đảm bảo xử lý dứt điểm các vụ việc trên trong năm 2012.
Video đang HOT
Theo VNE
Quy định tù mù, quản lý tiếp tay?
Ngày 28-8, thường trực HĐND thành phố Hà Nội có buổi giám sát về công tác quản lý, sử dụng đất đai tại Sở TNMT. Vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, tài sản công đang diễn ra tràn lan, phức tạp, trong khi xử lý còn chậm, thiếu quyết liệt...
Dự án Bệnh viện Việt Mỹ tại huyện Thanh Trì đắp chiếu nhiều năm. Ảnh: Minh Tuấn.
Vi phạm khắp nơi
Mới chỉ giám sát tại 8 quận, huyện, đơn vị, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã thống kê được 48 dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai.
Trong đó, quận Ba Đình có 8 dự án, quận Thanh Xuân 4 dự án, quận Long Biên 9 dự án, quận Hoàn Kiếm 3 dự án, huyện Thanh Trì 8 dự án, huyện Phúc Thọ 8 dự án, huyện Phú Xuyên 4 dự án.
Dự án xây dựng nhà ở bán cho cán bộ, công nhân viên Viện Lao & Phổi và cán bộ nhân viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình (chủ đầu tư là Cty CP Tập đoàn Ba Đình) đắp chiếu tới 14 năm vì có nhiều vướng mắc dự án nhà ở tại khu vực hồ Thương Binh, phường Kim Mã đắp chiếu 13 năm.
Ngoài ra, theo Sở TNMT Hà Nội, 18 dự án lớn khác chậm triển khai như Khu Du lịch sinh thái Anantara tại thị xã Sơn Tây Trung tâm sách huyện Thanh Trì dự án khu nhà ở để bán tại Cầu Diễn...
Nhiều dự án gặp vướng mắc, dậm chân tại chỗ cả chục năm, nhưng chủ đầu tư gần như không chủ động liên hệ với UBND quận, huyện để tháo gỡ. Hàng chục dự án thời hạn triển khai kéo dài lê thê vì liên tục điều chỉnh quy mô, tầng cao, mật độ...
Đoàn Giám sát cho biết, nhiều trường hợp vi phạm, chậm triển khai kéo dài cả chục năm, nhưng cơ quan chức năng không nắm được.
Phó Giám đốc Sở TNMT Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa cho hay, quá trình thanh kiểm tra phát hiện rất nhiều trường hợp doanh nghiệp sau khi lập dự án đã cho thuê lại nhà xưởng, văn phòng, liên doanh, liên kết trái phép, thực chất là cho thuê quyền sử dụng đất để hưởng lợi.
Hầu hết đối tượng thanh tra không hợp tác với đoàn thanh tra như không có mặt tại buổi công bố quyết định thanh tra, chậm cung cấp tài liệu, hồ sơ sử dụng đất.
"Vi phạm có nguyên nhân chính là do các tổ chức lập hồ sơ xin đất, cho thuê đất không đúng khả năng thực hiện, xin giao đất cho thuê với diện tích lớn hơn nhiều năng lực sử dụng nhằm sử dụng một phần diện tích để kinh doanh bất động sản dưới hình thức cho thuê, liên doanh trái quy định", ông Nghĩa nói.
Cần xem lại việc phân giao thẩm quyền
Chất vấn tại buổi giám sát, ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND thành phố, đề nghị cần làm rõ vì sao dự án xây dựng Trung tâm sách Thanh Trì tại xã Tứ Hiệp được giao đất từ năm 2006 đến nay vẫn bỏ hoang, nhưng lại được thành phố cho gia hạn triển khai dự án đến năm 2014.
"Tôi đã đến trực tiếp kiểm tra dự án. Căn cứ pháp lý nào để đề nghị thành phố gia hạn tiếp?", ông Nam đặt câu hỏi.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, cho rằng, dự án được gia hạn do đề xuất của Sở KH&ĐT. "Đúng là dự án đã để hoang đất nhưng đây là đề xuất của Sở KH&ĐT nên Sở TNMT không thể chạm vào!", ông Nghĩa giải thích.
Bà Bùi Huyền Mai, Phó Ban Pháp chế HĐND thành phố, và một số thành viên đoàn giám sát cho rằng, cần xem lại căn cứ pháp lý, thủ tục khi gia hạn thời gian triển khai dự án.
"Theo quy định, chỉ cơ quan giao đất, cho thuê đất mới có thẩm quyền ra quyết định thu hồi. Vậy thông báo gia hạn có thay thế được quyết định của UBND thành phố?", một đại biểu đặt câu hỏi.
Đại diện Sở TNMT cho rằng, đúng là quy định về thủ tục xử lý, thu hồi dự án vi phạm, chậm triển khai đang thiếu rõ ràng và bộc lộ nhiều bất hợp lý, dẫn đến việc phân giao trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng thiếu rõ ràng, hiệu quả quản lý nhà nước hạn chế.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Trần Trọng Dực kiến nghị cần xem lại việc phân giao thẩm quyền trong giao đất và thu hồi đất đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
"UBND thành phố đã ra quyết định thu hồi, nếu gia hạn thì phải có văn bản thu hồi lại quyết định đó chứ không thể chỉ dùng thông báo để thay thế quyết định", ông Dực kiến nghị.
Giám đốc Sở TNMT Hà Nội Vũ Văn Hậu đề nghị trung ương điều chỉnh, bổ sung nhiều quy định pháp luật đất đai, nhất là Nghị định 105 ngày 11-11-2009 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định về trình tự thủ tục giao đất, thu hồi đất...
Minh Tuấn
Quản lý đất và rừng còn yếu Đắk Lắk - Ngày 28-8, tại huyện Buôn Đôn, ông Đinh Văn Khiết, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo huyện, Cục Kiểm lâm, Vườn Quốc gia Yok Đôn và các ngành liên quan về tình hình quản lý yếu kém đất và rừng ở huyện Buôn Đôn và Vườn Quốc gia Yok Đôn. Ông Trần Văn Thành, quyền giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn, báo cáo: Trong chiến dịch truy quét cao điểm từ tháng 7 đến tháng 8, Vườn phát hiện nhiều vụ việc vi phạm các quy định về khai khác gỗ, săn bắn thú quý hiếm, đã xử lý 87 vụ. Trong số đối tượng vi phạm có cả con em kiểm lâm, công an, bộ đội biên phòng, cán bộ quản lý địa bàn. Hiệu suất sử dụng đất còn thấp TT-Huế - Ngày 27 và 28-8, tại Huế diễn ra hội thảo Thi hành pháp luật về đất đai ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những giải pháp hoàn thiện, do Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội tổ chức, với hơn 200 đại biểu đến từ các tỉnh, thành khu vực miền Trung tham gia. Theo các báo cáo trình bày tại hội thảo, bên cạnh những bước phát triển mạnh mẽ, công tác quản lý đất đai còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, việc khai thác đất nông nghiệp và phi nông nghiệp chưa tốt, gây lãng phí, hiệu suất sử dụng còn thấp quy hoạch sử dụng đất chưa trở thành cơ sở pháp lý trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận còn nhiều sai sót, tiêu cực chưa được khắc phục kịp thời hoạt động quản lý kinh tế - tài chính về đất đai chưa hoàn thiện... Theo VNE
Miền tây xứ Nghệ nát tan vì quặng tặc Miền tây xứ Nghệ mấy năm trở lại đây đang phức tạp bởi tình trạng khai thác quặng gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Tình trạng này đã và đang làm đau đầu các nhà chức trách. Len lỏi theo con đường độc đạo mà người dân địa phương chỉ dẫn, mất hơn 1 giờ đồng hồ trèo đèo, lội suối...