Lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Sau Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các DN và địa phương, nhiều DN cảm thấy sự đồng hành, vào cuộc của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn, nhất là giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tuy vậy, phía trước vẫn còn rất nhiều công việc, vấn đề mà Chính phủ phải giải quyết. Chính vì vậy, việc Thủ tướng Chính phủ khẳng định sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn được các chuyên gia, cộng đồng DN hưởng ứng nhiệt liệt.
Nói đi đôi với làm, chú trọng hiệu quả
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, điểm đáng lưu ý trong những kiến nghị mà các DN gửi về đều nhấn mạnh đến vấn đề đơn giản hóa các thủ tục, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán trong thực thi triển khai các quy định.”Tính công minh và thái độ phục vụ, sát cánh cùng DN của đội ngũ cán bộ cấp thực thi là điều DN mong mỏi nhất từ phía các cơ quan chính quyền hơn là hỗ trợ bằng tiền” – ông Dũng nói.
Theo Thủ tướng, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông những khó khăn chồng chất của DN trong thời gian vừa qua. Thủ tướng cho biết, vừa qua, Chính phủ đã phân công nhiệm vụ rất cụ thể cho Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và sẽ tiếp tục điều chỉnh, bổ sung phù hợp thực tiễn, trên tinh thần phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, tăng cường giám sát, kiểm tra.
“Tới đây Thủ tướng Chính phủ sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho DN” – Thủ tướng khẳng định.
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam, Khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: Phạm Hùng
Với các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT với vai trò là cơ quan thường trực của Tổ công tác đặc biệt, tiếp tục nắm bắt tình hình khó khăn của DN, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những giải pháp kịp thời, cấp bách; giao Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành thực hiện hiệu quả chiến lược vaccine, trong đó phải thúc đẩy hợp tác công – tư, đẩy mạnh tiêm vaccine theo thứ tự ưu tiên không phụ thuộc địa giới hành chính.
Bộ Tài chính khẩn trương triển khai giải pháp miễn giảm thuế, phí, nhanh chóng hỗ trợ người dân và DN. Bộ GTVT xây dựng các giải pháp bảo đảm lưu thông hàng hóa; Bộ LĐTB&XH đôn đốc giải pháp hỗ trợ người lao động, DN; Bộ Công Thương nhanh chóng kết nối tiêu thụ hàng hóa… Địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, bảo đảm cho DN duy trì sản xuất, kinh doanh.
Hạn chế tối đa thanh tra, kiểm tra DN trong thời kỳ dịch bệnh. Thủ tướng lưu ý, các chính sách Chính phủ đưa ra phải thực hiện nhất quán, nếu có vướng mắc trong thực tế thì các địa phương đề xuất điều chỉnh chứ không tự ý thực hiện, ban hành các giấy phép con. “Tinh thần là nói ít làm nhiều, nói đi đôi với làm, chú trọng hiệu quả, không phô trương hình thức, xem người dân và DN là chủ thể, là trung tâm phục vụ” – Thủ tướng nêu rõ.
Cố gắng đáp ứng cao nhất trong điều kiện có thể
Video đang HOT
Trước thông tin Thủ tướng sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho DN trong sản xuất kinh doanh, rất nhiều DN vui mừng phấn khởi.
Thực tế, DN đang khó khăn chồng chất. Trước hết là tổng cầu giảm mạnh khiến các đơn hàng, hợp đồng, sản lượng đều sụt giảm. Trung bình nhu cầu trong các ngành giảm từ 40 – 50%, nặng nề nhất là ngành hàng không, du lịch, khách sạn nhu cầu bị giảm đến 70 – 80%.
Trong khi đó, DN vẫn phải chi trả tiền thuê mặt bằng, trả lãi các khoản vay ngân hàng đúng hạn. Đặc biệt, chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên, vật liệu, lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, khó khăn về lao động việc làm…
Ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại lần thứ 4, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo và ban hành thêm hàng loạt chính sách, giải pháp kịp thời hỗ trợ DN và người dân như: Chính sách về cắt giảm giá điện, đã thực hiện 4 đợt giảm giá điện khoảng 16.300 tỷ đồng; Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương nghiên cứu giảm giá nước sạch tiêu dùng; công bố gói hỗ trợ các dịch vụ viễn thông trị giá hơn 10.000 tỷ đồng; gói hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với kính phí 26.000 tỷ đồng…
Tuy nhiên, nhiều DN phản ánh khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Các DN cho biết điều kiện của một số chính sách còn khá chặt chẽ, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ, chưa bao quát hết các tình huống phát sinh trong thực tế, công tác thực thi có lúc, có nơi còn chưa chủ động, linh hoạt.Hay như gói hỗ trợ mới về thuế 20.000 tỷ đồng mà Bộ Tài chính đề xuất. Nhiều DN cho rằng, rất ít DN có doanh thu dưới 200 tỷ đồng được hưởng chính sách giảm 30% thuế thu nhập DN như đề xuất của Bộ Tài chính bởi phần lớn DN này đều làm ăn thua lỗ do dịch kéo dài. Trong khi đó, nhiều hộ kinh doanh phải đóng cửa theo yêu cầu để phòng chống dịch nhưng chỉ giảm 50% là chưa hợp lý…
Thay vào đó, cần giảm mạnh thuế VAT, đặc biệt là với hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Giảm mạnh thuế VAT để giúp người dân, đặc biệt người lao động nghèo, vơi đi gánh nặng. “Tất cả những vấn đề khó khăn, kiến nghị trên rất cần một Tổ công tác đặc biệt giải quyết. Ngoài các quyền hạn được giao còn phối hợp để giải quyết” – Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc chia sẻ.
“Chúng tôi mong những gì mà Thủ tướng nói tại Hội nghị sẽ được các địa phương thực hiện một các quyết liệt, thống nhất, không phải mỗi nơi làm một kiểu để gây khó cho DN” – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập bày tỏ. Ngay cả với chính sách “3 tại chỗ” mà nhiều địa phương đang gặp khó khăn, ông Lập đánh giá Chính phủ sẽ còn rất nhiều việc phía trước để đưa ra một phương án tổ chức sản xuất an toàn.
Nêu cao tinh thần vượt khó
TS Võ Trí Thành cho rằng, việc thành lập Tổ công tác đặc biệt là rất cần thiết và cấp bách. Thể hiện ở 2 vấn đề, tình hình dịch bệnh trước mắt tháo gỡ khó khăn cho DN đang gặp phải và sau này là các giải pháp lâu dài phát triển DN, đón đầu xu thế mới.
Quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là kiên trì thực hiện mục tiêu kép nhưng kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa mục tiêu chống dịch và duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội; tùy từng nơi, từng lúc để ưu tiên hơn một trong hai mục tiêu này hoặc cân bằng, hài hòa cả hai mục tiêu. Theo TS Võ Trí Thành, tổ công tác phải tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội của nền kinh tế, tạo thuận lợi, thúc đẩy DN phát triển.
Dù vậy, với các DN, cần nâng cao chất lượng quản trị, chất lượng hoạt động và khả năng chống chọi với cú sốc cả bên trong và bên ngoài để phát triển bền vững, cùng với đất nước vượt qua khó khăn. TS Võ Trí Thành nhắc lại lời Thủ tướng: Thử thách rất lớn nhưng đây là thời điểm “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, Thủ tướng tin đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay không chỉ vượt qua được dịch Covid-19 mà còn tạo dựng được thương hiệu riêng, đóng góp vào sự phát triển của đất nước với những giá trị đẹp đẽ nhất của người kinh doanh là Tâm – Tài – Trí – Tín.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu vấn đề "sống còn" và gỡ khó cho doanh nghiệp
"Vấn đề sống còn của doanh nghiệp là duy trì cung ứng nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa, nhưng đồng thời phải duy trì và đảm bảo được cung ứng về lực lượng lao động" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Vấn đề trên được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương diễn ra hôm nay (8/8).
Doanh nghiệp đang "vượt chướng ngại vật" để có thể tăng tốc
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của hội nghị. "Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải khẳng định là doanh nghiệp và người lao động đang là tế bào quan trọng đóng góp vào phát triển đất nước" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành lao động, thương binh và xã hội đánh giá, thời gian vừa qua, đất nước phát triển có sự đóng góp rất quan trọng của doanh nghiệp. Đặc biệt, chúng ta có một đội ngũ công nhân kỹ thuật tiếp thu nhanh khoa học công nghệ, ứng dụng vào sản xuất kinh doanh.
"Hiện nay, rõ ràng doanh nghiệp dù đã rất cố gắng nhưng đang ở trong giai đoạn khó khăn nhất, tôi tạm gọi là giai đoạn "vượt chướng ngại vật" để có khả năng tăng tốc trong thời gian tới, nhất là khi dịch bệnh đang bùng phát lần thứ tư gây tác động mạnh hơn, rộng hơn, đặc biệt là tác động vào khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi các doanh nghiệp sử dụng đông lao động" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.
Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - phát biểu tại hội nghị ngày 8/8 (Ảnh: Đoàn Bắc).
Việt Nam không đứng ngoài những "điểm nghẽn" đó là đứt gãy chuỗi cung ứng; tài khóa, tài chính và khủng hoảng về lao động việc làm... Trong đó, doanh nghiệp phải gánh những vấn đề chăm lo cho người lao động là lương, thu nhập, nhu cầu sống tối thiểu, môi trường làm việc, sống và nuôi con cái...
"Đối với các doanh nghiệp hiện nay, vấn đề sống còn là duy trì cung ứng nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa nhưng đồng thời phải duy trì và đảm bảo được cung ứng về lực lượng lao động. Đây là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là đối với một số quốc gia hiện nay, mặc dù dân số đông, dân số trẻ nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại cao; lực lượng lao động kỹ năng di chuyển từ thành thị về nông thôn" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói và nêu lên một nghịch lý là các chính sách hỗ trợ của chúng ta ổn định nhưng khi lương và thu nhập ở doanh nghiệp thấp thì họ sẽ không mặn mà với việc làm hiện nay. Do đó, cần phải quan tâm tới lực lượng lao động.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dự báo của các tổ chức quốc tế cho thấy việc đứt chuỗi cung ứng vật liệu, sản xuất, hàng hóa thì chúng ta có thể khắc phục trong một năm hoặc 9 tháng, nhưng đứt chuỗi cung ứng lao động thì có thể mất thời gian gấp 3 lần, tức là ít nhất 27 tháng. Vì vậy, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tái khẳng định đây là vấn đề rất cần được quan tâm.
Trước tình hình nói trên, Bộ trưởng kiến nghị với Chính phủ rà soát lại toàn bộ các chính sách hiện tại; đề xuất các chính sách có tính chất căn cơ, chính sách trước mắt và lâu dài để phục hồi sản xuất, phục hồi doanh nghiệp phát triển, trong đó coi chính sách tài khóa là biện pháp hàng đầu như các nước hiện nay đang thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng kiến nghị Chính phủ ngoài việc chăm lo tiêm vắc xin cho lực lượng tuyến đầu, đối tượng yếu thế, người già thì cần ưu tiên và làm ngay việc hỗ trợ, tập trung tiêm vắc xin cho khu vực tăng trưởng, cho các chuỗi cung ứng, công nhân trong các khu công nghiệp, lao động trong lĩnh vực tiếp xúc cao, đội ngũ chuyên gia. Đây chính là nền tảng về tăng trưởng.
Bộ trưởng trực tiếp gỡ khó cho doanh nghiệp
Tại hội nghị hôm nay, các doanh nghiệp nêu kiến nghị về 3 vấn đề và tất cả đều được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải đáp thỏa đáng.
Thứ nhất là chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: "Đây là chính sách thông thoáng nhất hiện nay và đang đi đúng hướng, thiết thực. Quả thật là các địa phương đang giãn cách xã hội đều thực hiện có hiệu quả".
Đối với một ý nhỏ được doanh nghiệp đề cập trong việc triển khai thủ tục là bỏ điều kiện hoàn thành thuế, quyết toán năm 2020 khi vay vốn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết đây là quy định, yêu cầu bắt buộc của ngân hàng khi cho vay vốn. Hiện nay, ở tất cả địa phương thực hiện không có vướng mắc về điều kiện này.
"Tôi đề nghị những đơn vị nào có vướng thì có thể bỏ thủ tục này và gửi về ngân hàng chính sách, sau đó ngân hàng chính sách sẽ áp cùng với thuế để chuyển thủ tục, như vậy doanh nghiệp sẽ rất đơn giản thủ tục đi" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đưa ra phương án gỡ khó.
Thứ 2 là giấy phép cho lao động nước ngoài được công nhận là chuyên gia. Theo Bộ trưởng, hiện nay về tiêu chí thì Việt Nam rất thông thoáng, chỉ cần có bằng đại học hoặc tương đương, hay có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này.
"Chúng tôi tiếp thu những khó khăn về chứng nhận, chuyển đổi kinh nghiệm, kéo dài các thủ tục cấp mới. Bộ đã chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện, đánh giá và trong tháng 8 này sẽ trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cho sửa đổi Nghị định 152 của Chính phủ, để đảm bảo thông thoáng nhất, nhanh nhất và tạo điều kiện tốt nhất cho lao động nước ngoài vào Việt Nam" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.
Thứ 3 là cho phép áp dụng làm thêm quá 40 giờ trong một tháng. Trong điều 107 Bộ Luật Lao động quy định: "Đối với lao động, không được phép làm quá 40 giờ một tháng".
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, xu hướng chung của thế giới là giảm giờ làm và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, để gỡ khó cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch, Bộ trưởng nhấn mạnh tinh thần sẽ kiến nghị Chính phủ và Chính phủ sẽ kiến nghị với Thường vụ Quốc hội cho áp dụng, vận dụng Nghị quyết của kỳ họp Quốc hội vừa qua, theo hướng cho phép có thể vận dụng quá 40 giờ trong một tháng nhưng tổng số cả năm thì không quá 300 giờ, để giải quyết ách tắc hiện nay do tình hình giãn cách xã hội.
Thủ tướng: Không tự ý ban hành các "giấy phép con" gây ách tắc lưu thông "Tinh thần chung là các chính sách Chính phủ đưa ra phải thực hiện nhất quán, nếu vướng mắc trong thực tế thì các địa phương đề xuất điều chỉnh chứ không tự ý thực hiện, ban hành các giấy phép con". Vấn đề trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ...