Lạp sườn món ngon Xứ Lạng
Lạp sườn là một trong những món ăn ngon, đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn. Món ăn này không chỉ thân thuộc với người dân trên địa bàn tỉnh mà còn được khách du lịch ưa chuộng.
Gia vị đặc biệt để tạo nên món lạp sườn là gừng núi đá, gia vị này không chỉ làm tăng phần thơm ngon cho món ăn mà còn được sử dụng như chất bảo quản và tạo ra sắc đỏ đặc trưng cho món ăn.
Nguyên liệu chính để chế biến món lạp sườn là thịt nạc vai. Để có món ăn ngon, thịt phải được lấy vào sáng sớm, khi vẫn còn ấm. Sau khi sơ chế, thịt được thái nhỏ, để riêng phần nạc, mỡ.
Gia vị của món lạp sườn là những nguyên liệu sẵn có như muối, bột canh, hạt tiêu, bột ngọt… và không thể thiếu rượu gừng núi đá – loại gia vị tạo nên màu sắc, hương vị đặc trưng.
Thịt nạc, mỡ và các loại gia vị được trộn đều bằng tay để tạo ra hỗn hợp đồng nhất
Sau khi trộn đều, hỗn hợp thịt và các gia vị được nhồi vào ruột lợn. Ruột lợn dùng để nhồi lạp sườn là phần ruột non đã lọc sạch mỡ và lớp nhầy bên trong, rửa sạch, phơi khô. Trước khi nhồi, phần ruột này được rửa lại một lần nữa bằng rượu trắng.
Lạp sườn được ủ cho đạt độ “chín” trong 2 – 3 ngày dưới trời nắng nhẹ hoặc trong phòng có gió, nhiệt độ ổn định khoảng 25 độ. Lúc này, lạp sườn có thể chế biến thành các món ăn ngon như nướng, hấp, rán, xào… Để tăng hương vị cho sản phẩm, nhiều cơ sở chế biến còn sử dụng khói các loại thảo mộc để hun lạp sườn
Video đang HOT
Sau khi hun khói, lạp sườn có màu đỏ ánh vàng bắt mắt, thơm nhẹ mùi khói
Bên cạnh sản phẩm lạp sườn tươi, lạp sườn hun khói truyền thống được sử dụng phổ biến, một số sơ sở đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, nghiên cứu và cho ra thị trường lạp sườn hun khói ăn liền. Điển hình như cơ sở chế biến Bích Trâm (số 31, đường Lê Lợi, khu Thống Nhất 2, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng).
Với việc đầu tư bao bì, nhãn mác, hoàn thiện cách bảo quản, sản phẩm lạp sườn của tỉnh Lạng Sơn có thể dễ dàng vận chuyển, phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Món lạp sườn được ăn kèm với nhiều loại rau sống, rau thơm tạo thêm nhiều hương vị độc đáo, hấp dẫn thực khách.
Món ngon xứ Lạng nhìn thì "ngấy" nhưng đã ăn là "nghiện", khiến chị em thích mê
Những ai sinh ra, lớn lên ở Lạng Sơn hầu như đều biết tới món khâu nhục bởi đó chính là đặc sản của miền đất cửa khẩu. Những ngày Tết, giỗ lễ trên mâm cỗ của người dân bản địa không thể thiếu món khâu nhục này.
Khâu nhục bắt nguồn từ món ăn của người Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó được du nhập vào Việt Nam. Trong đó những người dân ở cửa khẩu Lạng Sơn đã chế biến món khâu nhục này theo chuẩn khẩu vị của người Việt, làm nên món ăn truyền thống, đặc trưng của quê hương xứ Lạng.
Chị Vân ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: " Một lần lên Lạng Sơn mình được 1 người bạn trên đó mời ăn món khâu nhục. Ăn 1 lần nhớ mãi, thế là những lần sau có việc lên trên ấy, kiểu gì mình cũng phải mua ăn và mang về làm quà cho bạn bè người thân với giá dao động trong khoảng 250.000 đồng tới 300.000 đồng/kg tùy từng thời điểm cũng như từng địa chỉ.
Khâu nhục bắt nguồn từ món ăn của người Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó được du nhập vào Việt Nam. Ảnh internet.
Thời gian gần đây mình thấy trên chợ mạng rao bán khâu nhục trên chợ mạng giá 200.000 đồng tới 220.000 đồng. Nghe người bán giải thích do dịch bệnh nên họ giảm giá bán còn chất lượng khâu nhục vẫn như thế. Mình mua ăn thử, mùi vị cũng rất thơm ngon không kém gì mua khâu nhục trên Lạng Sơn".
Chị Ngân, một chủ cửa hàng bán khâu nhục tại Thanh Xuân Hà Nội kể: " Khâu nhục được làm gần giống như thịt kho song được hấp cách thủy với nhiều loại gia vị nên rất đậm đà. Để được 1 mẻ khâu nhục ngon, người ta phải nấu tới nửa ngày sao cho miếng thịt mềm hẳn, khi ăn với cơm nóng, khâu nhục như tan ra trong miệng.
Khâu nhục thường được xếp vào đĩa sâu lòng, 1 bát nặng khoảng 1kg, phần bì lợn vàng sậm úp lên trên, thịt nạc ôm trọn gia vị và khoai vào trong thành hình vòm nhìn như ngọn đồi nhỏ ăn với cơm nóng, xôi đều rất ngon, vị béo ngậy nhưng không gây ngán ngấy".
Khâu nhục được làm gần giống như thịt kho, được hấp cách thủy với nhiều loại gia vị nên rất đậm đà. Ảnh internet.
Theo chia sẻ của tiểu thương này, hiện cũng có nhiều người học làm món khâu nhục nhưng để mà chuẩn vị nhất vẫn là khâu nhục do chính người dân bản địa làm. Thịt được tẩm ướp với khoảng trên dưới 20 loại gia vị khác nhau của người Tày - Nùng như tàu soi, tàu xì, hồi, quế, thảo quả, địa liền... được xay nhuyễn mới tạo ra hương vị đặc trưng, đủ vị nhưng không bị nồng.
Thịt được tẩm ướp với khoảng trên dưới 20 loại gia vị khác nhau của người Tày - Nùng. Ảnh Internet.
Chị Vân cho biết, nhà chị toàn thu mua khâu nhục từ những địa chỉ uy tín, có truyền thống lâu đời trên Lạng Sơn rồi mang xuống dưới xuôi bán cho khách. Trung bình 1 ngày chị Vân bán khoảng 40 đến 45 bát khâu nhục.
Món ngon xứ Lạng này hiện đang rất cuốn hút khách mua. Trời lạnh chị em có thể đặt 1 suất khâu nhục về cho cả nhà đổi vị cũng là một ý tưởng hay đó.
Coóng phù món ăn "sưởi ấm" mùa đông Xứ Lạng Trong những ngày đông giá lạnh của vùng núi Xứ Lạng, không gì thú vị hơn khi ngồi thưởng thức hương vị cay nồng của gừng, vị ngọt của đường, hòa trong sự dẻo, dai của từng viên coóng phù (bánh trôi) - món ăn "sưởi ấm" ngày đông Xứ Lạng. Dừng chân trên đường Lê Lợi, thành phố Lạng Sơn địa điểm...