Lập quỹ tích luỹ trả nợ để đảm bảo khả năng “gánh” nợ của Chính phủ
Luật Quản lý nợ công được Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký lệnh ban hành và được Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố sáng 14/12. Nợ công được đưa về một đầu mối quản lý thống nhất là Bộ Tài chính. Quỹ tích luỹ trả nợ được lập để đảm bảo nguồn ngoại tệ trả nợ.
Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai tại buổi họp báo công bố luật.
Trình bày những điểm mới của luật Quản lý nợ công được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2017, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nêu rõ, việc phân định quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nợ công theo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý về nợ công. Nhà nước giao một cơ quan là Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính trong quản lý nợ công thống nhất.
Bên cạnh đó, luật cũng tăng cường thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, tăng thẩm quyền của tập thể, hạn chế quy định thẩm quyền của cá nhân; gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân với trách nhiệm quản lý huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công.
Luật cũng lần đầu quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, chương trình quản lý nợ công 3 năm và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm với những nội dung, trình tự cụ thể việc lập, quyết định và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đối với các chỉ tiêu đề ra. Trong đó, hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong 5 năm, hạn mức bảo lãnh và cho vay lại hàng năm được quy định chi tiết.
Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, việc xây dựng, triển khai các công cụ quản lý nợ công được kế thừa và tiếp cận hơn với thông lệ quốc tế, có tác động tích cực và khẳng định sự cần thiết đối với quản lý nợ chủ động.
Video đang HOT
Về vấn đề gây nhiều tranh luận trong quá trình xây dựng luật – quản lý việc vay, sử dụng và trả nợ vốn vay ODA (trước nay thuộc thẩm quyền của Bộ KH-ĐT), luật Quản lý nợ công quy định cụ thể về mục đích, hình thức vay của Chính phủ như ký kết hiệp định vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cũng như việc sử dụng vốn vay và trả nợ của Chính phủ.
Việc quản lý cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định trong một chương riêng của luật với nội dung chi tiết về đối tượng, nguyên tắc, phương thức, điều kiện cho vay lại, quản lý rủi ro cũng như trách nhiệm của các cơ quan trong việc cho vay lại.
So với luật Quản lý nợ công 2009, các quy định về việc cho vay lại vốn vay ODA được cho là chặt chẽ hơn hẳn trong việc xác định đối tượng, điều kiện, thẩm định cho vay cũng như bổ sung quy định về quản lý rủi ro, dự phòng rủi ro trong việc cho vay lại.
Cũng so sánh với luật hiện hành, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nhận định, việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ trong luật mới cũng siết chặt các điều kiện bảo lãnh với từng nhóm đối tượng, bổ sung quy định về quản lý rủi ro bảo lãnh Chính phủ.
Điểm mới khác của luật là quy định về bảo đảm khả năng trả nợ, quản lý rủi ro đối với nợ công và về Quỹ tích luỹ trả nợ.Theo đó, để bảo đảm an toàn, bền vững nợ công, huy động vốn phải đáp ứng các chỉ tiêu an toàn nợ, chủ động bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Các khoản vay mới chỉ được thực hiện sau khi đã đánh giá tác động đến quy mô nợ công, trong giới hạn chỉ tiêu an toàn và khả năng trả nợ trung hạn.
Nội dung về Quỹ tích luỹ trả nợ quy định các yêu cầu quản lý quỹ, nguồn thu và sử dụng quỹ, việc quản lý nguồn vốn nhàn rỗi và bảo đảm nguồn ngoại tệ của quỹ, cơ chế xử lý khi quỹ tích luỹ trả nợ không đủ nguồn.
Được biết, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định về việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ tích luỹ trả nợ này. Hiện dự thảo luật đang được đăng tải, lấy ý kiến người dân trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Luật Quản lý nợ công năm 2017 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7 năm sau.
P.Thảo
Theo Dantri
"Công tác tổ chức APEC không thể để xảy ra sai sót"
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã chủ trì sơ duyệt các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại TP.Đà Nẵng.
Theo đó, trong hai ngày 30.9 và 1.10, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã chủ trì chương trình sơ duyệt với sự tham dự của đại diện các Tiểu ban của Ủy ban Quốc gia APEC 2017 gồm Lễ tân, An ninh và Y tế, Tuyên truyền và Văn hóa, Vật chất và Hậu cần, Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017, Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ủy ban Nhân dân TP.Đà Nẵng, các sở, ban, ngành của TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam . Khoảng 190 liên lạc viên, tình nguyện viên đã tham gia chương trình sơ duyệt.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiểm tra tại sân bay Đà Nẵng. (ảnh Đình Thiên)
Báo cáo với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, các đơn vị liên quan cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, cơ sở vật chất tại tất cả các khách sạn, trung tâm hội nghị, trung tâm báo chí quốc tế và các địa điểm chính khác sẽ diễn ra các sự kiện chính thức và bên lề của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, đã cơ bản hoàn thành đúng thời hạn và yêu cầu đặt ra. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh biểu dương TP.Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, các tiểu ban thuộc Uỷ ban quốc gia APEC 2017, Ban thư ký Quốc gia APEC 2017 và các cơ quan liên quan đã nỗ lực chuẩn bị tích cực cho Tuần lễ Cấp cao.
Chủ trì sơ duyệt các kịch bản của Tuần lễ Cấp cao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã chỉ đạo các phương án tổ chức, lễ tân, báo chí, hậu cần và các phương án dự phòng khác nhằm đảm bảo các hoạt động diễn ra thông suốt, trang trọng, đáp ứng các tiêu chuẩn theo thông lệ APEC và trên cơ sở hiệu quả, tiết kiệm tối đa.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiểm tra tại Trung tâm báo chí APEC. (ảnh Đình Thiên)
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan phải đảm bảo tuyệt đối các điều kiện an ninh, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như việc tạo thuận lợi cho các Nhà Lãnh đạo, các đại biểu, khách mời, báo chí và các tổ chức, cá nhân tham gia Tuần lễ Cấp cao. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong giai đoạn nước rút hiện nay, các bộ, ngành, cơ quan thành viên của Ủy ban Quốc gia cũng như các sở, ban, ngành của TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam phải đẩy nhanh công tác chuẩn bị, bảo đảm khi Tuần lễ Cấp cao diễn ra, các cơ quan liên quan sẽ phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, không để xảy ra bất cứ sai sót nào.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã đề nghị UBND TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam khẩn trương hoàn thiện công tác chỉnh trang đường phố, thông tin tuyên truyền cho người dân địa phương và phát huy công tác truyền thông, quảng bá để mang dấu ấn tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng đến đông đảo bạn bè quốc tế tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Theo Danviet
Văn phòng Chủ tịch nước đón nhận phần thưởng cao quý Sáng 25.9, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 25 năm tái lập Văn phòng Chủ tịch nước (25.9.1992-25.9.2017) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Trần Đại Quang; các đồng chí nguyên Chủ tịch nước: Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang; Phó...