Lắp nhiều phao cứu sinh trên các cây cầu ở Hà Nội
Một nhóm bạn trẻ thuộc câu lạc bộ tình nguyện về bơi lội đã treo hàng chục phao cứu sinh trên các cây cầu bắc qua sông Hồng đoạn qua Hà Nội.
Những chiếc phao cứu sinh xuất hiện trên các cây cầu bắc qua sông Hồng (Ảnh: Hà Cương)
Mới đây, trên mạng xã hội Facebook chia sẻ hình ảnh khu vực Thăng Long, cầu Nhật Tân (Hà Nội) xuất hiện nhiều phao cứu sinh. Những chiếc phao có màu chủ đạo là vàng cam và trắng, được treo trên lan can thành cầu.
Trao đổi với báo Dân trí, một thành viên trong nhóm tình nguyện về bơi lội cho biết, việc lắp đặt các phao cứu sinh này đã diễn ra được khoảng 1 tuần nay và dự kiến trong tháng 7/2022, nhóm tình nguyện sẽ lắp đặt xong. Mục đích của việc lắp đặt phao cứu sinh này để gián tiếp giúp những người bị đuối nước, những người muốn cứu người đuối nước có phương tiện để cứu người.
Những ngày qua nhóm đã trang bị phao cho 6 cây cầu gồm: Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Mỗi cây cầu sẽ có hàng chục chiếc phao được trang bị tương ứng với chiều dài.
Thời gian tới, nhóm dự kiến sẽ trang bị khoảng 300 phao cứu sinh trên tất cả các cây cầu bắc qua sông Hồng dọc từ tỉnh từ Lào Cai đến Thái Bình.
'Thu nhập 25 triệu/2 người, chúng tôi vẫn liều gánh nợ 57 triệu đồng/tháng để mua nhà cấp trung'
"Cứ nhắm mắt mua, đừng quá sợ hãi với núi nợ trên đầu. Khi thật sự nợ, bạn sẽ biết khả năng kiếm tiền của mình thực tế là rất lớn", chị Huyền nhận định.
Video đang HOT
"Núi nợ" 1,4 tỷ đồng, vợ chồng chị đã xoay xở trả sạch sành sanh cả gốc lẫn lãi sau 2 năm...
Tính mua chung cư 1 tỷ, vay 300 triệu, nhưng chủ nhà quay xe nên quyết mua căn giá gần gấp đôi
Hai vợ chồng chị Huyền, 37 tuổi, là người tỉnh lẻ lên Hà Nội làm việc. Hoàn cảnh gia đình hai bên cũng không dư dả nên từ thời còn sinh viên, cả hai anh chị đều sống khá tiết kiệm. Sau khi đi làm, cả hai phấn đấu sự nghiệp, của cải làm ra cũng dành dụm xác định sẽ mua một căn hộ để sinh sống ở Hà Nội mà không nhờ cậy gia đình hai bên.
Từ khi kết hôn đến lúc sinh bé ban đầu, anh chị đi thuê nhà với chi phí khoảng 3 triệu đồng/tháng (2013 - 2015). Ngay từ khi kết hôn, cả hai đã lên kế hoạch tiết kiệm 30% thu nhập hàng tháng để đảm bảo sớm nhất có thể mua được căn hộ của riêng mình và phấn đấu chỉ đi thuê nhà trong 2 năm.
Thu nhập 25 triệu đồng/2 vợ chồng/tháng và tuân thủ nguyên tắc dành 30% tiết kiệm, cộng thêm tiền thưởng cuối năm và các khoản tiết kiệm trước kết hôn, đến năm 2015, hai vợ chồng có trong tay 500 triệu đồng và quyết định tìm nhà.
View toàn cảnh nhìn Times City (Ảnh: NVCC)
Với số tiền tích góp, chị tính tìm mua một căn hộ tầm mức giá trung bình khoảng 1 tỷ đồng, vay ngân hàng 30% giá trị căn hộ, vay bạn bè đồng nghiệp tiền làm nội thất khoảng 200 triệu không tính lãi (vay nhiều người mỗi người một món nhỏ - vừa dễ trả tiền vay nếu người cho vay cần đột xuất). Sau khi có nhà mới, số tiền đang đi thuê nhà sẽ luân chuyển và bù thêm để trả tiền lãi ngân hàng.
Hai vợ chồng tìm được một căn hộ ưng ý ở khu vực Linh Đàm, diện tích khoảng 70m2. Hai vợ chồng đã đặt cọc để chốt mua căn hộ. Nào ngờ chủ hộ quay xe, bán cho người giá cao hơn và trả cọc.
Sáng ngày hôm sau, hai vợ chồng chị lập tức đến xem căn hộ khác ở khu vực Vĩnh Tuy. Căn hộ ở tầng 30, rộng 78m2 với 2 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh, view nhìn hồ điều hoà, gần chợ, nhà trẻ và một số tiện ích cũng như ưu đãi từ chủ đầu tư. Giá trị căn hộ là 1,55 tỷ, bàn giao thô, cộng thêm tiền hoàn thiện sẽ ở mức 1,8 tỷ đồng.
Đang tính vay ngân hàng 300 triệu đồng, nay tăng vọt lên gần 1,2 tỷ. " Dù vậy, cả hai vợ chồng cũng không cảm thấy quá hốt hoảng. Có lẽ đó là cái duyên mua nhà. Và xác định từ mục tiêu 2 năm trả hết nợ ban đầu sẽ kéo dài ra 5 năm", chị Huyền kể.
Đang thu nhập 25 triệu đồng/tháng, nay riêng trả gốc đã 57 triệu đồng/tháng, họ cày trả sạch nợ trong 2 năm thế nào?
Kí hợp đồng mua nhà năm 2015, đến năm 2017 là thời hạn nhận nhà, vợ chồng chị Huyền đã trả hết các khoản vay nợ. Tổng số tiền nợ của anh chị Huyền là khoản nợ 1,4 tỷ đồng trong đó vay ngân hàng gần 1,2 tỷ và vay bên ngoài không lãi 200 triệu.
Với tổng nợ ở mức 1,360 tỷ đồng, hai anh chị sẽ phải trả gốc (chưa tính lãi) ở mức xấp xỉ 57 triệu đồng/tháng, với quan niệm căn hộ giống như một động lực để hai vợ chồng cùng một mục tiêu kiếm tiền, tiết kiệm.
Từ nhân viên phòng hỗ trợ kinh doanh của một công ty về bất động sản, anh đã xin chuyển sang làm nhân viên kinh doanh và phấn đấu vào vị trí phó phòng bộ phận kinh doanh. Các dự án anh đảm nhiệm có doanh thu rất tốt trong bối cảnh thị trường bất động sản bùng nổ.
Phòng khách (Ảnh NVCC)
Chị Huyền cũng may mắn được tăng 10% lương. Đồng thời, chị nhận thêm công việc phụ hợp với chuyên môn là dịch tài liệu.
Với kinh nghiệm mua nhà của mình, chị Huyền cho rằng: Nếu có ý định mua nhà thì hãy cứ "nhắm mắt" mua, đừng quá sợ hãi với núi nợ trên đầu.
"Khi thật sự nợ, bạn sẽ biết khả năng kiếm tiền của mình thực tế là rất lớn".
"Và hãy luôn nghĩ về căn nhà mới mình sắp được ở, là chốn đi về của mình, do mình tự tay bố trí từng góc nhà. Hai vợ chồng và con cái sẽ cùng quây quần hạnh phúc ở nơi tổ ấm đó - đấy chính là động lực lớn nhất để hạ quyết tâm mua một căn hộ mà phải đi vay nợ", chị Huyền chia sẻ.
Phẫn nộ tài xế ngang nhiên đỗ ô tô trên cầu, suýt gây tai nạn Bất chấp nguy hiểm rình rập từ các xe lưu thông phía sau, tài xế ô tô vẫn ngang nhiên dừng đỗ xe trên làn trong cùng trên cầu, cho phép chạy tốc độ tối đa gần 100 km/giờ. Một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội mới đây, ghi lại tình huống giao thông "thót tim", khi một tài xế ô...