Lập ngân sách cứ tránh 5 sai lầm này, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập
Đây là 5 sai lầm phổ biến trong quá trình lập ngân sách mà bạn dễ mắc phải. Tránh được 5 sai lầm phổ biến về ngân sách này có thể giúp bạn đi đúng hướng nhằm đạt được các mục tiêu tài chính của mình, tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập.
Lập ngân sách là bước đầu tiên bạn cần làm khi muốn lập kế hoạch để đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Một ngân sách được xây dựng tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau như giúp bạn kiểm soát tài chính, giảm chi phí không cần thiết và gia tăng tiết kiệm. Sự kết hợp của những lợi ích này của ngân sách có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách dễ dàng hơn.
Nhưng để lập được ngân sách phù hợp với mình, bạn cần phải tránh một số sai lầm phổ biến có thể khiến bạn không đạt được mục tiêu tài chính. Dưới đây là 5 sai lầm trong quá trình lập ngân sách phổ biến và cách để bạn tránh chúng.
Đoán các khoản chi tiêu và tiết kiệm của bạn
Bước đầu tiên bạn cần hoàn thành khi lập ngân sách là không được dựa vào phỏng đoán để vẽ ra tình hình tài chính hiện tại của mình. Bạn cần có những con số chính xác về thu nhập và chi tiêu hàng tháng, số tiền tiết kiệm hiện tại cũng như các khoản nợ chưa thanh toán. Nếu bạn chỉ ngồi đó và đoán ra những con số này thay vì sử dụng thông tin chính xác, bạn sẽ không thể tạo ngân sách phù hợp.
Bạn có thể nói rằng mình biết thu nhập của bản thân mỗi tháng nhưng hãy cứ tải về sao kê tài khoản. Có những khoản tiền thưởng trong tháng mà bạn có thể không nhớ ra. Thêm vào đó, bạn cần xem kỹ bảng sao này cũng như sao kê khoản vay chưa thanh toán để có được bức tranh rõ ràng hơn về khoản tiết kiệm và nợ phải trả của mình.
Để biết rõ hơn hơn về các khoản chi của mình, bạn nên bắt đầu theo dõi chúng. Trong khoảng thời gian 2-3 tháng, bạn sẽ hiểu rõ ràng về số tiền mình đang chi tiêu và vào những khoản nào.
Bước này sẽ đóng vai trò là nền tảng để bạn có thể tạo ra một ngân sách giúp mình kiểm soát chi phí và tăng tiết kiệm, nhanh chóng đạt được các mục tiêu tài chính của mình.
Tạo một ngân sách không thực tế
Một trong những sai lầm lập ngân sách phổ biến nhất mà bạn dễ mắc phải là đặt ra các mục tiêu chi tiêu hoặc tiết kiệm không thực tế. Nếu bạn đánh giá thấp các khoản chi tiêu hoặc đánh giá quá cao khả năng tiết kiệm của mình, ngân sách của bạn sẽ không thực tế và bạn sẽ sớm từ bỏ, không thể hoàn thành các mục tiêu ngân sách của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu tài chính của bạn.
Ví dụ: Giả sử chi phí hiện tại của bạn là 80% thu nhập hàng tháng. Nhưng khi lập ngân sách với mục tiêu giảm chi phí, bạn đặt con số mới là chi phí bằng 40% thu nhập của bạn, tương đương giảm 50% chi phí. Rất có thể bạn đã tạo ra một mục tiêu phi thực tế mà bạn sẽ không thể đáp ứng được. Việc cắt giảm chi phí đột ngột như vậy không hề dễ dàng và bạn có thể sẽ sớm bỏ cuộc.
Không phân bổ cho quỹ khẩn cấp
Lập kế hoạch cho các trường hợp khẩn cấp như mất việc làm hoặc các chi phí bất ngờ khác là điều cần thiết để bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Để chuẩn bị tài chính cho những trường hợp khẩn cấp như vậy, bạn nên phân bổ một phần ngân sách của mình cho việc tạo quỹ khẩn cấp .
Có bao nhiêu trong quỹ khẩn cấp là phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn song nhìn chung, lý tưởng nhất là quỹ này cần phải đủ để bạn trang trải chi phí sinh hoạt trong 9 đến 12 tháng.
Bạn có thể không kiếm được số tiền lớn như vậy trong một lần. Đó là lý do bạn cần phân bổ quỹ khẩn cấp như một phần trong ngân sách của bạn. Hãy bắt đầu xây dựng quỹ khẩn cấp của mình từng chút, từng chút một.
Đặt ngân sách quá khắt khe
Đảm bảo rằng bạn có thể tính toán chính xác tình trạng tài chính của mình là một trong những lý do chính khiến bạn cần phải có ngân sách. Tuy nhiên, bạn cần giữ một phần cho những khoản chi không bắt buộc nhưng có thể đem lại cho bạn sự vui vẻ.
Điều chúng ta hướng đến là chi tiêu thông minh, không phải là cuộc sống khổ sở. Nếu bạn quá tiết kiệm và khắc nghiệt khi tạo ra ngân sách của mình, không dành chỗ cho các khoản chi tiêu đem lại niềm vui, bạn có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch ngân sách của mình trong dài hạn.
Video đang HOT
Hãy dành ra một khoản tiền hợp lý trong ngân sách của mình cho các hoạt động vui chơi như ăn uống, xem phim… Điều này sẽ đảm bảo bạn có thể duy trì sự cân bằng, hợp lý giữa nhu cầu và mong muốn của mình trong khi đảm bảo các khoản chi tiêu được giảm thiểu.
Không cập nhật ngân sách của bạn
Cuộc sống này là một chuỗi những điều thay đổi mà ta không thể biết đến và đó cũng chính là phần thú vị. Thời gian trôi qua, bạn sẽ có nhiều trách nhiệm hơn, một gia đình lớn hơn, thu nhập cao hơn… Việc không cập nhật ngân sách cho phù hợp với lối sống, thu nhập và nợ hiện tại của bạn là một sai lầm phổ biến mà nhiều người trong chúng ta dễ mắc phải.
Để tránh điều này, bạn cần xem xét lại ngân sách của mình mỗi năm một lần để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng nhằm đạt được các mục tiêu tiết kiệm của mình.
Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét lại ngân sách của mình sau những sự kiện quan trọng trong đời có thể ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Một số sự kiện trong cuộc sống mà bạn cần xem xét lại ngân sách hiện tại như kết hôn, có con… Mục tiêu tài chính của bạn có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Nhìn chung, việc tránh được 5 sai lầm phổ biến về ngân sách này có thể giúp bạn đi đúng hướng nhằm đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo bám sát, tuân thủ ngân sách của mình để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Thực hiện ngay 8 điều này để tạm biệt cảnh "làm đồng nào xào đồng đó"
Nếu bạn đang trong cảnh không đồng tiết kiệm giắt túi, hãy làm theo những bước sau để nhanh chóng thoát khỏi tình cảnh này, xây dựng sự giàu có.
Đó sẽ là những cải tiến nhỏ, ngay cả chỉ 1% thôi nhưng theo thời gian, nó sẽ tạo ra cho bạn nhiều lựa chọn và ít hối tiếc hơn trong cuộc sống.
Hầu hết chúng ta đều có một thời điểm nào đó trong đời sống cảnh "làm đồng nào xào đồng đó" nhưng đó sẽ là vấn đề nếu đây là trạng thái thường xuyên của bạn. Nếu bạn không bao giờ có thể ngừng cảnh sống này, bạn đang tự hạn chế sự lựa chọn sống của mình.
Trong cuốn "5 điều hối tiếc về cái chết", Bronnie Ware đã phỏng vấn hàng chục người sắp sang thế giới bên kia, điều khiến họ hối tiếc nhất là đã không sống cuộc sống mà mình hình dung lúc ban đầu. Họ bày tỏ sự tiếc nuối vì đã dành cả đời làm việc để trả các hóa đơn, không thể theo đuổi ước mơ của mình. Và rồi thời gian không còn nữa.
Tiền có thể không tạo ra hạnh phúc, nhưng nó tạo ra cho bạn sự lựa chọn. Chìa khóa không nhất thiết là bạn phải kiếm được nhiều tiền hơn. Rất nhiều người có thu nhập cao vẫn "làm đồng nào xào đồng đó".
Vì vậy, nếu bạn đang trong cảnh không đồng tiết kiệm giắt túi, hãy làm theo những bước sau để nhanh chóng thoát khỏi tình cảnh này, xây dựng sự giàu có. Đó sẽ là những cải tiến nhỏ, ngay cả chỉ 1% thôi nhưng theo thời gian, nó sẽ tạo ra cho bạn nhiều lựa chọn và ít hối tiếc hơn trong cuộc sống.
1. Áp dụng tư duy đúng
Nếu bây giờ bạn đang sống cảnh kiếm chỉ đủ tiêu, bạn nên chấp nhận sự thật rằng không ai có trách nhiệm đảm bảo rằng bạn đạt được mọi điều mình muốn trong cuộc sống. Bạn không nên nghĩ rằng mình luôn phải làm công việc bản thân ghét và chật vật để trả các hóa đơn, trong khi những người xung quanh bạn đi nghỉ và lên kế hoạch cho tương lai.
Một phần của những bước này sẽ là thiết lập các mục tiêu định kỳ cho chính bạn như trả hết khoản nợ X trong năm nay hoặc phát triển các kỹ năng để có một công việc tốt hơn. Các mục tiêu sẽ thúc đẩy bạn nhưng luôn phải nhớ rằng, lý do thực sự bạn đang làm điều này là để có thể sống cuộc đời ít hối tiếc hơn.
2. Định hình nơi bạn đang đứng
Sự thật cơ bản nhất về việc vượt lên về mặt tài chính rất đơn giản, đó là chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được, tăng khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu, đầu tư và xây dựng sự giàu có.
Trước khi làm được điều đó, bạn cần biết mình đang bắt đầu từ đâu. Bạn không thể sống dưới khả năng của mình nếu không biết mình đang thế nào.
Nhiều người biết tầm quan trọng của việc lập ngân sách nhưng vẫn bỏ qua việc thực hiện. Để bắt đầu xây dựng ngân sách, bạn cần xem xét cách chi tiêu trước đây của mình, tạo danh mục cho mọi thứ bạn chi tiền. Trọng tâm ở đây là ghi lại các khoản chi tiêu và nhìn bức tranh tổng quan xem tiền của bạn đi đâu mỗi tháng.
Nhớ rằng, ngân sách của bạn không phải là thứ để hạn chế bạn, mà là một công cụ cung cấp cho bạn câu trả lời về cách tiến lên phía trước.
3. Thiết lập các cuộc trò chuyện về tiền thường xuyên
Sống đúng với khả năng của bạn là chìa khóa, nhưng đó chỉ là một phần. Mục đích của chúng ta là tạm biệt cảnh đi làm chỉ đủ tiêu, sau đó tiến đến một thời điểm mà bạn có thể bắt đầu xây dựng sự giàu có.
Vì vậy, cho dù bạn đang độc thân hay đã có gia đình, hãy định kỳ kiểm tra sự tiến bộ của bạn. Đầu tiên bạn sẽ cảm thấy hơi lúng túng nhưng một khi bạn xây dựng được thói quen, các cuộc trò chuyện về tiền bạc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và khi bạn bắt đầu thấy sự tiến bộ, các bạn sẽ có động lực hơn.
Những vấn đề bạn nên lưu tâm trong một buổi nói chuyện về tiền bạc:
Ưu tiên số một của bạn trong năm tới là gì? Trả nợ, tiết kiệm mua nhà mới...? Khi có mục đích rõ ràng, bạn sẽ dễ thành công hơn.
So sánh ngân sách của bạn để xem liệu chi tiêu của bạn có đang theo kế hoạch không.
Vài tuần tới có thể xảy ra điều gì mà bạn dự trù được?
Suy nghĩ về lối sống của bạn. Có điều gì bạn có thể điều chỉnh để nhanh đạt được mục tiêu hơn?
Hoặc có thể bạn đã đạt được một số tiến bộ và xứng đáng được ăn mừng một chút.
4. Bảo vệ bản thân (và ngân sách của bạn) khỏi các trường hợp khẩn cấp
Khi bạn đã tạo ngân sách và có thể so sánh thu nhập với chi phí của mình, bạn đã có bước khởi đầu. Giờ thì chúng ta cần bắt đầu thực hiện những thay đổi nhỏ, tạo ra khoảng cách giữa những gì bạn kiếm được và những gì bạn chi tiêu.
Đầu tiên, nếu bạn không có quỹ khẩn cấp, bạn cần bắt đầu tạo lập ngay bây giờ. Không có tiền mặt để chi trả cho những trường hợp khẩn cấp là một trong những cái bẫy lớn khiến luôn trong cảnh đi làm chỉ đủ tiêu.
Hành động:
Hãy mở tài khoản cho những trường hợp khẩn cấp và tự động hóa việc gửi tiền thường xuyên vào đó. Tuỳ vào mức độ ổn định của công việc, số người phụ thuộc, tình trạng sức khoẻ... mà bạn có thể quyết định con số cần thiết trong quỹ khẩn cấp, tương đương 3, 6, 9 hay 12 tháng chi phí sinh hoạt.
5. Nhanh chóng xóa nợ
Nếu bạn đang sống cảnh đi làm chỉ đủ tiêu, rất có thể, nợ đang là vấn đề đối với bạn. Cho dù đó là khoản vay mua xe, đồ đạc, khoản vay sinh viên hay thẻ tín dụng, tất cả đều như nhau. Bạn sẽ mất nhiều năm để xóa nợ nếu chỉ thực hiện các khoản thanh toán tối thiểu.
Sống chung với nợ có nghĩa là bạn không thể làm được gì nhiều trong cuộc sống, bỏ qua những cơ hội phát triển. Khi thu nhập của bạn bị ràng buộc trong việc trả nợ nhiều năm, bạn sẽ không thể tiết kiệm và đầu tư.
Điều bạn cần làm giờ đây là định vị bản thân để bắt đầu xóa nợ. Vì bạn đã tạo ngân sách nên bây giờ bạn có thể biết tiền của mình "đi" đâu mỗi tháng. Giờ đây, bạn có thể xem xét từng khoản chi và quyết định khoản nào có thể giảm, điều chỉnh hoặc cắt bỏ và sử dụng số tiền tiết kiệm được để trả nợ.
Bạn có thể cân nhắc cắt giảm từ các khoản chi như: chi phí thực phẩm, tiền truyền hình cáp, internet (cân nhắc cắt bỏ hoặc chuyển sang gói cước phù hợp hơn)...
Để giảm nợ nhanh chóng, hãy thử kiểm kê đồ đạc và thanh lý, bán đi hoặc trao đổi để nhận về những thứ bản thân thực sự cần thiết. Đó có thể là những bộ trang phục không vừa hay máy tập thể dục đã lâu không dùng đến...
Hành động:
Điều quan trọng của bước này là chúng ta xem xét từng loại chi phí một, không phải để cắt đứt mọi niềm vui trong cuộc sống của bạn và sống một cách khổ sở mà để đánh giá nhu cầu và mong muốn. Một số điều có thể đem lại niềm vui tức thời nhưng bạn sẽ nhanh chóng quên đi và số tiền đã chi ra thì không thể lấy lại. Hãy tìm những niềm vui thực sự và không tốn kém như cùng hẹn bạn bè ăn uống, xem phim tại nhà hay picnic tại địa điểm gần nhà hay đơn giản là cùng nhau đi dạo.
6. Gia tăng thu nhập
Năm 2020 trôi qua đã khiến chúng ta nhận thức được rõ hơn về sự ổn định và an toàn trong công việc. Ngay cả khi không trong thời kỳ đại dịch, các doanh nghiệp cũng đang ngày càng tìm cách giảm chi phí. Dù là ai, chúng ta cũng nên tự bảo vệ mình và có nhiều hơn một nguồn thu nhập.
Ngay cả khi đó là số tiền nhỏ như 500 nghìn đồng hay 1 triệu đồng mỗi tháng, bạn cũng đang thúc đẩy tiến độ của mình, nhanh chóng bắt đầu tiết kiệm và đầu tư hơn. Rất nhiều người đã bắt đầu cuộc sống bận rộn, mở rộng nguồn thu nhập và sau đó nhận ra rằng mình đam mê công việc đó hơn công việc bình thường, cuối cùng chuyển nó thành một công việc toàn thời gian.
Hành động:
Nếu bạn có một khoản nợ đáng kể đang ngăn cản mình tích lũy tiền tiết kiệm, hãy nghĩ đến việc gia tăng nguồn thu để đẩy nhanh tiến độ. Đó có thể là làm thêm vào mỗi cuối tuần, làm đồ ăn bán online...
7. Quỹ chìm - Chìa khóa thứ hai để ngân sách của bạn có thể dự đoán được
Chúng ta tạo ngân sách để theo dõi chi tiêu và quỹ khẩn cấp để giúp kiểm soát nợ, đó là hai bước quan trọng để kết thúc cuộc sống "làm đồng nào xào đồng đó". Nhưng có một phần khác mà bạn có thể muốn thêm để giúp giải quyết những trường hợp như: quà tặng sinh nhật, những thứ bạn muốn mua...
Đây là những gì quỹ chìm được tạo ra để sử dụng. Các khoản chi không thường xuyên này không phải là trường hợp khẩn cấp nhưng vẫn cần phải trả.
Chìa khóa quan trọng của việc lập ngân sách là làm cho nó có thể dự đoán được và quỹ chìm sẽ giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn.
8. Bắt đầu tiết kiệm và đầu tư
Mỗi bước đó đều nhằm xây dựng nền tảng để bạn đi đến bước này.
Đầu tiên, ngân sách giúp bạn theo dõi và quản lý thu nhập, chi phí một cách nhất quán.
Quỹ khẩn cấp và quỹ chìm giúp ngân sách của bạn trong tầm kiểm soát.
Nhanh chóng xoá hết nợ nhằm tạo ra khoảng cách giữa những gì bạn kiếm được và những gì bạn chi tiêu. Chúng ta cũng tìm cách tăng thu nhập để đẩy nhanh toàn bộ quá trình.
Bạn cần đi đến bước bước này càng nhanh càng tốt. Nếu bạn mất 10-20 năm để dừng cuộc sống đi làm chỉ đủ để chi tiêu, bạn đã hy sinh yếu tố mạnh mẽ nhất để có thể tạo nên thời gian nghỉ hưu an toàn chính là thời gian.
Nếu bạn có thể bắt đầu tiết kiệm đủ sớm để lãi suất kép phát huy tác dụng, bạn sẽ tạo ra được sự khác biệt lớn về chất lượng cuộc sống của mình sau này.
Hành động:
Hãy bắt đầu chương trình tiết kiệm tự động càng sớm càng tốt. Bạn có thể thiết lập chế độ tiết kiệm tự động một cách nhanh chóng, gửi một tỷ lệ nhất định sang tài khoản tiết kiệm ngay khi có thu nhập phát sinh. Tỷ lệ tiết kiệm của bạn có thể là 15% thu nhập hay một con số khác phù hợp hơn với bạn và tăng dần theo thời gian.
Việc đặt ra cột mốc sẽ giúp bạn có động lực hơn. Đó có thể là 100 triệu tiết kiệm đầu tiên và 200 triệu sau đó. Càng bắt đầu sớm, bạn càng tận dụng được sức mạnh của lãi suất kép.
Tuân thủ theo quy tắc này, bạn sẽ không bao giờ phải ân hận vì "vung tay quá trán" Có tên "Quy tắc chi tiêu 1%", phương pháp này được xem là bí quyết giữ tiền cho người thu nhập dưới 200.000 USD một năm. Khi bạn chi tiêu quá nhiều, bạn sẽ bị lấn át bởi cảm giác hổ thẹn và tiếc nuối. Thậm chí cảm xúc đó sẽ kìm hãm bạn khỏi các mục tiêu tài chính của mình. Mặt...