Lập mưu trả thù suốt 2 năm
Ôm mối thù suốt hai năm, Tạ Vượng Tướng lên kế hoạch tỉ mỉ để sát hại cả nhà Hoàng Hỏa Nô nhưng bị lật tẩy vì chuyện một con thỏ.
Ngày 11/6/1971, vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra tại làng quê thuộc huyện Thuận Xương, tỉnh Phúc Kiến, nạn nhân là Ngụy Khiên Đệ và con gái Tiểu Nhã (3 tuổi).
Hiện trường có một chiếc rìu, được xác định là hung khí sát hại Ngụy Khiên Đệ. Nhưng hung khí hại Tiểu Nhã không tìm thấy.
Nhà chức trách tìm kiếm người đàn ông duy nhất trong gia đình này là Hoàng Hỏa Nô nhưng anh ta biến mất. Dân làng bắt đầu loan tin Nô giết vợ con rồi chạy trốn. Người dân cho biết, Nô ở rể, đôi khi cãi vã với vợ.
Nhưng sau khi tìm hiểu, điều tra viên cho rằng Nô không có đủ động cơ sát hại vợ con. Dù hay cãi nhau, anh ta rất yêu thương và chăm chút cho con gái. Bên cạnh đó, trước khi án mạng xảy ra, Nô không có biểu hiện gì khác thường. Ngay hôm đó, có người thấy anh ta đi làm đồng, còn rửa nông cụ sạch sẽ chuẩn bị cho hôm sau. Tuy nhiên, điều tra viên cũng tính đến trường hợp Nô tranh chấp với vợ rồi nhất thời ra tay trong cơn giận dữ.
Khi điều tra viên đang tìm tung tích của Nô, thi thể anh ta bỗng nổi lên trên con sông gần thôn. Nô chết vì ngạt nước, trên người không có thương tích, trên quần áo có vết máu đã bị nước rửa trôi một phần. Từ những điểm này, Nô bị nghi đã sát hại vợ con rồi nhảy sông tự tử. Nhưng động cơ giết người của anh ta là điều khiến các điều tra viên còn nghi hoặc, chưa thể kết luận. Một hung khí khác cũng chưa được tìm thấy.
Điều tra viên quyết định đào sâu tìm hiểu từ những người dân trong thôn. Họ cho rằng nếu thủ phạm không phải Nô, đó nhất định là người quen với gia đình nạn nhân, rất có khả năng là người cùng thôn. Bởi ở hiện trường không thấy có dấu vết vật lộn.
Khi thẩm vấn từng người trong thôn, cảnh sát nhận được những manh mối bất ngờ. Một người nói đôi giày mà Nô đi khi qua đời trông rất lạ. Ở thôn nhỏ này, nhà ai có đồ mới thì hầu như cả thôn đều biết, Nô cũng rất ít khi mua giày mới. Sau khi xác nhận lại với nhiều người khác, điều tra viên kết luận đôi giày này không phải của Nô.
Cảnh sát tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích người dân phát hiện điểm bất thường. Cuối cùng, manh mối quan trọng được một người báo cáo: Nhà Nô có năm con thỏ, nhưng sau vụ án thì thiếu mất con thỏ đực.
Theo lẽ thường, có thể do không có người trông coi nên thỏ chạy mất. Nhưng các điều tra viên không xem nhẹ chi tiết này mà đi hỏi thăm khắp nơi về tung tích của con thỏ. Một người phụ nữ cho biết, một ngày trước khi án mạng xảy ra, Đệ kể với bà rằng con thỏ đực của nhà họ đã cho Tạ Vượng Tướng mượn để phối giống cho thỏ cái nhà chị gái hắn. Nhưng chị gái của Tướng khẳng định nhà cô chưa từng nuôi thỏ. Điều này cho thấy một ngày trước vụ án, Tướng đã lừa gạt, lấy đi một con thỏ của nhà Đệ.
Nông thôn Trung Quốc từng rộ phong trào nuôi thỏ lấy thịt và lông vào những năm 70-80 của thế kỷ trước. Ảnh: Baijiahao
Qua điều tra, Tướng có thù với Nô từ hai năm trước. Cả hai từng cùng nhau ăn trộm kê của thôn, nhưng sau đó Nô sợ hãi nên chủ động nhận tội và khai ra, khiến Tướng bị phạt. Chuyện này khiến quan hệ đôi bên sứt mẻ. Nhưng một thời gian sau Tướng bỗng chủ động làm hòa, xóa bỏ hiềm khích.
Một người dân phát hiện khi án mạng xảy ra, cả thôn vây quanh nhà Nô xem cảnh sát điều tra, chỉ có nhà Tướng đóng chặt cửa, dường như không có chút hiếu kỳ với vụ án.
Video đang HOT
Khi bị tra hỏi về con thỏ, ban đầu Tướng phủ nhận. Chỉ khi cảnh sát tìm thấy lông thỏ trong nhà, anh ta mới chịu thừa nhận. Trải qua quá trình thẩm vấn, anh ta khai bất nhất và cuối cùng thú nhận là thủ phạm.
Theo đó, Tướng sát hại cả nhà Nô để trả mối thù hai năm trước. Sau khi bị phạt, anh ta thấy nhục nhã, không ngẩng đầu lên nổi trước người trong thôn nên nung nấu kế hoạch trả thù tỉ mỉ. Đầu tiên, Tướng vờ làm hòa, thi thoảng lại giúp đỡ để lấy lòng tin, đồng thời tìm hiểu thói quen sinh hoạt của cả nhà Nô.
Để hoàn thành kế hoạch, Tướng lôi kéo vợ mình là Từ Xảo Tiên tham gia. Anh ta bịa chuyện Đệ phải lòng mình, muốn mình giết vợ để cưới cô. Tiên nghe vậy lập tức nổi cơn tam bành, đồng ý cùng chồng thực hiện tội ác.
Đầu tiên, cả hai dùng lén giết chết con chó nhà Nô. Họ thăm dò cỡ giày của Nô rồi mua một đôi mới cho Tướng đi khi gây án để khỏi lộ dấu giày khác thường.
Tối 11/6, Tướng hẹn Nô đến nhà với lý do vừa tìm được một phương thuốc chữa đau thắt lưng rất hữu hiệu. Nô vui vẻ dùng thử vài viên thuốc mà không ngờ đó là thuốc ngủ liều cao. Sau đó, Tướng nhốt Nô trong nhà mình rồi cùng vợ đến nhà anh này.
Trước đó ít ngày, hai người đã thăm dò được bé Tiểu Nhã gần đây hay bị đau bụng. Tiên gạt Đệ rằng cô bé uống sữa mẹ nên bị nóng trong, đưa vài viên thuốc ngủ, lừa rằng sẽ giúp cải thiện sữa mẹ. Sau khi Đệ ngủ say, cả hai hợp sức sát hại cô bằng rìu. Đúng lúc này, Tiểu Nhã nằm bên cạnh tỉnh lại, Tạ vội vàng bịt miệng cô bé, còn Từ rút dao gây án.
Cả hai vội vàng về nhà, sát hại Nô trong vại nước, lấy máu thỏ bôi lên người để tạo hiện trường giả. Nhân lúc trời tối, hai vợ chồng vứt thi thể Nô và con dao xuống sông, không quên đeo cho nạn nhân đôi giày Tướng đi khi gây án ở nhà Nô.
Từ lời khai của Tạ, cảnh sát bắt Tiên. Lời khai của cô ta trùng khớp đến từng chi tiết với Tạ.
Kế hoạch của Tướng rất kín kẽ, trong bối cảnh những năm 1970 của thế kỷ trước, không có sự hỗ trợ của các phương pháp điều tra tiên tiến thì rất khó phá án. Nhưng nhờ chỉ điểm của người dân và các điều tra viên không bỏ qua chi tiết khác thường nào dù là nhỏ nhất.
Vụ án này được nêu trong Tuyển tập án lệ điều tra hình sự do Phòng nghiên cứu và giảng dạy Luật hình sự của khoa Luật, Đại học Bắc Kinh phối hợp Nhà xuất bản Quần Chúng thuộc Bộ Công an Trung Quốc phát hành năm 1985.
Ảnh hiếm về Trung Quốc thế kỷ 19
Những bức hình về Trung Quốc giữa thế kỷ 19 được các nhiếp ảnh gia phương Tây chụp và xuất hiện trong bộ sưu tập của Stephan Loewentheil ở New York.
Vào thập niên 1850, một nhóm nhiếp ảnh gia tiên phong từ các nước phương Tây chụp lại phong cảnh, đường phố và chân dung người Trung Quốc, đặt nền móng cho nghệ thuật nhiếp ảnh tại nước này.
Trong ảnh là khách ngồi trên xe đẩy ở một con phố của Thượng Hải, Trung Quốc năm 1878.
Trong số này có nhiếp ảnh gia Italy Felice Beato, người ghi lại Chiến tranh Thuốc phiện lần hai giữa Anh, Pháp với Trung Quốc.
Trong ảnh, các tòa nhà ven sông ở quận Trung, Hong Kong năm 1870.
Một người phụ nữ Trung Quốc dệt vải năm 1865.
Nhà sưu tầm Stephan Loewentheil, sống tại New York, dành ba thập kỷ để mua lại và sở hữu khoảng 15.000 tấm ảnh chụp Trung Quốc hồi giữa thế kỷ 19. Đây là một trong những bộ sưu tập tư nhân lớn nhất thế giới trong thể loại này.
Ngôi chùa xây trên hòn đảo giữa dòng Mân Giang ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc năm 1870. John Thompson, từ xứ Scotland của Anh, đã đi ngược dòng Mân Giang ở tỉnh Phúc Kiên để chụp bức ảnh này.
Bộ sưu tập của Loewentheil cũng bao gồm nhiều tác phẩm của các nhiếp ảnh gia đầu tiên của Trung Quốc. Một số mua lại máy ảnh của các nhiếp ảnh gia phương Tây hoặc bắt chước sản phẩm nước ngoài để chế tạo thiết bị nội địa.
Hai thợ cắt tóc tỉa đầu cho khách năm 1870.
Nghệ thuật nhiếp ảnh lan rộng khắp Trung Quốc vào nửa sau thế kỷ 19, các cửa hàng ảnh chuyên chụp ảnh chân dung và gia đình mọc lên. Nhiều bức ảnh đen trắng được các họa sĩ tô màu.
Bức ảnh những người ăn xin trên một con phố ở Bắc Kinh, Trung Quốc những năm 1870 do một người chưa rõ danh tính chụp.
Một số nhiếp ảnh gia đầu tiên của Trung Quốc được đánh giá là rất xuất sắc. Thay vì sao chép phong cách của đồng nghiệp phương Tây, các nhiếp ảnh gia Trung Quốc thường lấy cảm hứng từ nghệ thuật truyền thống của nước này.
Ảnh chụp đại học sĩ Lý Hồng Chương năm 1870.
Các bức ảnh chân dung sử dụng cùng bố cục và ánh sáng với tranh truyền thần. Nhiếp ảnh gia chụp chân dung theo hướng chính diện, người được chụp ảnh thường ngồi hoặc đứng thẳng với vẻ mặt gần như không biểu lộ cảm xúc.
Ảnh kiến trúc thường bao trùm thiên nhiên xung quanh thay vì tập trung vào các tòa nhà riêng biệt, khác biệt hoàn toàn so với phong cách của phương Tây.
Hai người đứng trước một công trình trong khu vườn truyền thống ở Trung Quốc năm 1870.
Hai diễn viên kinh kịch Trung Quốc năm 1870.
Cổng phía bắc của thành Bắc Kinh năm 1860.
Cánh cổng với đài phun nước trong vườn Viên Minh ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào những năm 1870.
Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước Trong thời gian gần hai năm xảy ra đại dịch COVID-19, thế giới chia thành hai xu hướng: chung sống hoặc nhổ tận gốc đại dịch. Nhưng dần dần, đa số các quốc gia và vùng lãnh thổ đều nhận thấy nhổ tận gốc đại dịch là điều bất khả thi, nhất là trong tình hình mới. Từ nhổ tận gốc... Khi mới...