Lập luận ‘nực cười’ của Trung Quốc để bác phán quyết Biển Đông

Bắc Kinh cố tình phớt lờ Điều 288(4) của UNCLOS để đưa ra lý do mơ hồ nhằm bác bỏ thẩm quyền xét xử vụ kiện “đường lưỡi bò” của tòa quốc tế.

Lập luận nực cười của Trung Quốc để bác phán quyết Biển Đông - Hình 1

Đô đốc Tôn Kiến Quốc (áo trắng), trưởng đoàn Trung Quốc, lên phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters

Trong Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra ở Singapore hồi cuối tuần qua, các quan chức quân sự Trung Quốc đã thẳng thừng tuyên bố rằng nước này sẽ không tuân thủ phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) – một cơ quan của Liên Hợp Quốc – về vấn đề Biển Đông, theoReuters.

Trước đó, Philippines đã đệ đơn lên PCA, kiện “đường lưỡi bò” phi lý mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông để phục vụ cho tham vọng chủ quyền quá đáng của mình. Bắc Kinh kiên quyết không tham gia vụ kiện, phớt lờ yêu cầu tranh tụng của PCA, và tuyên bố không thừa nhận thẩm quyền xét xử của tòa án quốc tế do Liên Hợp Quốc bảo trợ này.

Khi PCA tuyên bố sẽ ra phán quyết cuối cùng trong tháng 6, Trung Quốc đã tìm cách làm suy yếu giá trị của phán quyết bằng cách phát động một chiến dịch ngoại giao và vận động hành lang gần như trên khắp thế giới để thuyết phục các nước ủng hộ hành động ngang ngược của họ.

Sau khi thuyết phục được Nga, Campuchia, Lào ủng hộ lập trường giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng đàm phán song phương, không “quốc tế hóa vấn đề” của mình, Trung Quốc quay sang lôi kéo các nước châu Phi. Xinhua ngày 6/6 đưa tin các nước Tanzania, Uganda, Eritrea, Comoros và Liên minh châu Phi (AU) cũng đã ra tuyên bố ủng hộ quan điểm này của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo giáo sư Julian Ku thuộc Đại học Luật Hofstra (Mỹ), đồng sáng lập Opinio Juris – chuyên trang hàng đầu thế giới về luật quốc tế, trong khi hồ sơ kiện của Philippines có các căn cứ pháp lý rất vững chắc, việc Trung Quốc liên tục tuyên bố phớt lờ phán quyết của PCA không chỉ là một hành động sai trái mà còn “không thể chấp nhận được” về mặt pháp lý.

Trong bài viết trên trang LawFare, với cương vị là một chuyên gia hàng đầu về luật quốc tế, giáo sư Ku cho rằng những lập luận mà Trung Quốc đưa ra để bác bỏ thẩm quyền xét xử của PCA cũng như giá trị phán quyết Biển Đông của tòa án này là rất yếu, thậm chí là “nực cười”.

Các nhà ngoại giao, học giả Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng Bắc Kinh không có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài Liên Hợp Quốc, bởi họ cho rằng thẩm quyền xét xử của tòa án này không bao gồm các tranh chấp về “chủ quyền hay lãnh thổ”.

Các quan chức Trung Quốc còn ngang nhiên nói rằng việc phớt lờ phán quyết của PCA là hành động cần thiết để “bảo vệ và duy trì luật pháp quốc tế”, đồng thời cáo buộc ngược Philippines đã “vi phạm” luật pháp quốc tế khi tiến hành vụ kiện.

Theo giáo sư Ku, lập luận này của Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị vì một lý do rất đơn giản. Họ đã cố tình phớt lờ Điều 288(4) của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), trong đó quy định: “trong một vụ tranh chấp, thẩm quyền xét xử của tòa án phải do tòa án đó xem xét, quyết định”. Điều khoản này đồng nghĩa với việc chỉ có PCA mới có quyền quyết định đơn kiện của Philippines có thuộc thẩm quyền xét xử của mình hay không, chứ không phải là Trung Quốc.

Trong vụ kiện này, PCA đã bỏ ra hơn một năm trời chỉ để xem xét về thẩm quyền xét xử của mình, và ra quyết định rằng có 7 trên 15 yêu cầu trong hồ sơ kiện của Philippines là thuộc thẩm quyền xem xét của tòa.

Video đang HOT

Khi Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS vào năm 1996, họ đã đồng ý hoàn toàn với việc tuân thủ việc giải quyết tranh chấp theo điều 296, trong đó quy định “Bất cứ quyết định nào do tòa án có thẩm quyền đưa ra đều là quyết định cuối cùng và phải được tất cả các bên tranh chấp tuân thủ”.

Lập luận nực cười của Trung Quốc để bác phán quyết Biển Đông - Hình 2

Giáo sư Julian Ku phát biểu tại một hội thảo quốc tế. Ảnh: Lawnews

Ông Ku chỉ ra rằng Trung Quốc chỉ có thể bác bỏ phán quyết của tòa án quốc tế nếu tòa án đó tuyên bố không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. Bản chất “ràng buộc” của phán quyết do tòa án quốc tế đưa ra đã được Trung Quốc nhất trí khi phê chuẩn UNCLOS, và họ không có cớ gì để bác bỏ điều này.

Cố tình phớt lờ

Giáo sư này chỉ ra rằng từ trước tới nay, các quan chức và học giả Trung Quốc khi bàn về thẩm quyền xét xử của PCA đã hoàn toàn phớt lờ Điều 288(4), và cũng không hề đưa ra lời giải thích vì sao Trung Quốc lại không bị ràng buộc bởi những từ ngữ rõ ràng, minh bạch như vậy.

Cách biện bạch được coi là gần với thực tế nhất là do Từ Hoành, vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra hồi tháng trước, theo ông Ku. Ông Từ cho rằng các quốc gia có quyền chấp nhận hoặc không tham gia một vụ kiện, và Trung Quốc “không có nghĩa vụ tham gia quá trình tố tụng có ý đồ khiêu khích”.

Ông này còn nói rằng nhiều nước khác cũng từng không chấp nhận tham gia phiên tòa quốc tế “được khởi xướng trái pháp luật”, và đây không phải là hành động do Trung Quốc tự nghĩ ra. Tuy nhiên, ông Từ không hề chỉ ra được một trường hợp nào để minh chứng cho tuyên bố của ông.

Theo giáo sư Ku, có thể ông Từ đang ám chỉ tới trường hợp chính phủ Mỹ khước từ tham gia phiên xử do Tòa án Công lý Quốc tế chủ trì về vụ kiện của Nicaragua liên quan đến các hoạt động bán quân sự của Mỹ chống lại chính phủ nước này năm 1985. Tuy nhiên, đây không phải là một “tiền lệ tốt” cho Trung Quốc, bởi quyết định này của chính phủ Mỹ đã vấp phải sự phản đối dữ dội của dư luận quốc tế, và Quốc hội Mỹ cũng quyết định cấm Nhà Trắng tiếp tục hỗ trợ quân sự cho các nhóm nổi dậy ở Nicaragua.

Chuyên gia này chỉ ra rằng điều nguy hiểm là dù các lập luận của Trung Quốc rất yếu về mặt pháp lý, các quan chức, học giả, phóng viên nước này liên tục ra rả giọng điệu đó trên các diễn đàn quốc tế theo chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”, khiến những người bên ngoài dần dần thấy rằng quan điểm của Bắc Kinh là thuyết phục hoặc ít nhất là chấp nhận được.

Trên thực tế, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra tại Malaysia tuần trước, ông George Yeo, cựu ngoại trưởng Singapore, dường như cũng đã chấp nhận lập luận của Trung Quốc, khi tuyên bố rằng các quốc gia “không nên đánh giá thấp tính pháp lý trong lý do mà Trung Quốc đưa ra”.

Lập luận nực cười của Trung Quốc để bác phán quyết Biển Đông - Hình 3

Hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vấp phải phản ứng quyết liệt từ cộng đồng quốc tế. Ảnh: CSIS

Ngoài ra, nếu Trung Quốc khăng khăng không tuân thủ phán quyết, PCA cũng không có trong tay những công cụ cưỡng chế cần thiết để buộc nước này phải thi hành. Bắc Kinh đã thành công trong việc lôi kéo khoảng 40 nước trên thế giới công nhận rằng Trung Quốc chứ không phải là Philippines mới là quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, ông Ku chỉ ra rằng rốt cuộc, sức nặng trong các tuyên bố của Trung Quốc vẫn phải dựa trên các cơ sở pháp lý, và nếu không có những cơ sở này, uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều quan trọng là cộng đồng quốc tế cần vận dụng điều 288(4) để có phản ứng đơn giản, rõ ràng với những biện hộ đầy mập mờ, bất minh của Trung Quốc về lý do họ không tuân thủ phán quyết Biển Đông, giáo sư Ku nhấn mạnh.

Trí Dũng

Theo VNE

Bác phán quyết Biển Đông, Trung Quốc có thể bị đưa ra Hội đồng Bảo an

Nếu Trung Quốc bác phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA), vấn đề Biển Đông có thể được đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Bác phán quyết Biển Đông, Trung Quốc có thể bị đưa ra Hội đồng Bảo an - Hình 1

Hoạt động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc trên một bãi đá thuộc chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa. Ảnh: CSIS

Ngày 4/6, trong cuộc họp báo lên lề Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore, Chuẩn Đô đốc Quan Hữu Phi, vụ trưởng Vụ Đối ngoại, Quân ủy Trung ương Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố nước này sẽ không chấp hành phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Philippines kiện "đường 9 đoạn" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông, theo AP.

Năm 2013, Philippines đệ đơn lên PCA, kiện yêu sách chủ quyền phi lý theo đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra, đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông. PCA tuyên bố mình có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện, và sẽ ra phán quyết cuối cùng vào tháng 6.

Ngay từ khi Philippines khởi kiện, Trung Quốc đã liên tục tuyên bố không tham gia vụ kiện đồng thời sẽ bác bỏ mọi phán quyết của tòa. Dù PCA không có quyền lực thi hành phán quyết của mình, giới chuyên gia cho rằng nhiều khả năng vụ việc sẽ được trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để xem xét xử lý, theo Interpreter.

Greg Raymond, thuộc Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy, Australia, nhận định rằng so với Toà án Công lý quốc tế (ICJ), PCA có ít có quyền lực hơn khi cơ quan này không có điều khoản nào tương đương với điều 94 của Liên Hợp Quốc, trong đó quy định bất kỳ bên nào trong một vụ kiện không tuân thủ phán quyết của tòa án thì có thể bị đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Bảo an có thể đưa ra kiến nghị hoặc quyết định buộc bên không tuân thủ phải thi hành phán quyết.

Tuy nhiên, bác bỏ một phán quyết của PCA đồng nghĩa với việc không tôn trọng luật pháp quốc tế. Như vậy, các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể nhóm họp và ra nghị quyết về vấn đề này. Nội dung nghị quyết có thể chỉ rõ việc phớt lờ phán quyết của PCA sẽ làm xói mòn uy tín của UNCLOS (Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển) và phủ nhận mọi nỗ lực ngoại giao kéo dài hàng thập kỷ để đàm phán thành công văn bản này.

Ngoài ra, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng có thể xếp loại vấn đề Biển Đông như một tranh chấp gây xung đột quốc tế và do vậy nó phải thuộc thẩm quyền nhiệm vụ của cơ quan quyền lực này.

Mặc dù Trung Quốc (có thể là Nga) sẽ lên tiếng phản đối, các thành viên còn lại trong Hội đồng Bảo an nhiều khả năng sẽ đồng ý xem xét nghị quyết. Theo Raymond, có ít nhất hai ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an là Mỹ và Anh chắc chắn sẽ ủng hộ. Mỹ tuy chưa phê chuẩn UNCLOS, nhưng Tổng thống Obama luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng các phán quyết của PCA. Thủ tướng Anh David Cameron gần đây cũng bày tỏ hy vọng Trung Quốc tuân thủ các phán quyết được đưa ra

Chỉ còn lại Pháp là khó dự đoán. Paris và các thành viên khác của Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng luật pháp quốc tế nhưng Pháp hiện chưa muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, cũng như tố cáo các hành động ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh, chẳng hạn như tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông năm 2013.

Bác phán quyết Biển Đông, Trung Quốc có thể bị đưa ra Hội đồng Bảo an - Hình 2

Trụ sở Tòa Trọng tài Thường trực, nơi xét xử vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philippines. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, một số ủy viên không thường trực có thể sẵn sàng ủng hộ một cuộc thảo luận tại Hội đồng Bảo an về vụ việc này.

Nhật đang dùng khái niệm "trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ" để đề cập vấn đề Biển Đông.

Australia đang dành sự quan tâm lớn tới việc giải quyết các tranh chấp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng luật pháp quốc tế và các biện pháp hòa bình. Canberra cho rằng "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là một yêu sách không thể chấp nhận và các hành động của Bắc Kinh không phù hợp với trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ. Bất kỳ phán quyết nào của PCA phản đối "đường 9 đoạn" của Trung Quốc đều tạo ra cơ hội để Australia mở rộng và tăng cường các biện pháp tiếp cận vấn đề Biển Đông theo quan điểm cứng rắn của mình.

Trung Quốc có thể đe dọa trả đũa kinh tế và từng bị cáo buộc là đã sử dụng chiêu bài này để chống lại các nước. Điển hình là việc hạn chế kim ngạch xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau khi căng thẳng ở Biển Hoa Đông leo thang năm 2010. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như chỉ muốn dừng lại ở mức độ cảnh báo, làm gián đoạn thương mại với Australia, bởi những quan hệ kinh tế mật thiết với nước này.

Một điểm thuận lợi đối với Australia là nước này từng đứng lên như một cường quốc ủng hộ việc thiết lập trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ. Năm 1986, ICJ cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nicaragua vi phạm luật pháp quốc tế nên yêu cầu Washington phải giảm sự ủng hộ đối với các hoạt động quân sự và bán quân sự cho nước này. Sau đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết kêu gọi Mỹ phải tuân thủ. Australia khi đó với tư cách là ủy viên không thường trực đã kiên quyết ủng hộ nghị quyết này.

"Tình hình hiện nay dường như giống với 30 năm trước. Nếu sự việc tiếp tục phát triển tiêu cực, Australia chắc chắn sẽ công khai đứng lên phản đối việc Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế", ông Raymond khẳng định.

Nguyễn Hoàng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Trump chính thức triển khai chương trình cho người nhập cư tự trục xuấtTổng thống Trump chính thức triển khai chương trình cho người nhập cư tự trục xuất
6 giờ trước
Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắnCăng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn
hôm qua
Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trịTổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trị
hôm qua
Phản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông PutinPhản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông Putin
16 giờ trước
Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngàyUkraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày
hôm qua
Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng trưởng 2 con số khi Tổng thống Trump trở lạiĐầu tư nước ngoài của Trung Quốc tăng trưởng 2 con số khi Tổng thống Trump trở lại
hôm qua
Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắnGiao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn
hôm qua
Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?
hôm qua

Tin đang nóng

Trung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại NgaTrung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại Nga
5 giờ trước
OTP hot nhất MIQ "khoá môi", công khai tình cảm, giật spotlight Hà Tâm Như?OTP hot nhất MIQ "khoá môi", công khai tình cảm, giật spotlight Hà Tâm Như?
3 giờ trước
Làm rõ hành vi lừa đảo và loạn luân ở "Tịnh thất Bồng Lai"Làm rõ hành vi lừa đảo và loạn luân ở "Tịnh thất Bồng Lai"
3 giờ trước
Vụ công trình cầu vừa khánh thành ở Tây Ninh bị sụt lún: 'Không ai nghĩ mới làm đã hư'Vụ công trình cầu vừa khánh thành ở Tây Ninh bị sụt lún: 'Không ai nghĩ mới làm đã hư'
6 giờ trước
Sốc: 1 hot girl đình đám công khai chuyện bị "cắm sừng" lúc nửa đêm, tung loạt ảnh thân mật bên Wren EvansSốc: 1 hot girl đình đám công khai chuyện bị "cắm sừng" lúc nửa đêm, tung loạt ảnh thân mật bên Wren Evans
4 giờ trước
Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"
1 giờ trước
Chủ hit 'Mất kết nối' rủ rê Anh Tú Atus nán lại cuối concert, làm 1 cú fan xót?Chủ hit 'Mất kết nối' rủ rê Anh Tú Atus nán lại cuối concert, làm 1 cú fan xót?
5 giờ trước
Bé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàngBé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàng
4 giờ trước

Tin mới nhất

Thế khó của Trung Quốc giữa căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Thế khó của Trung Quốc giữa căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

26 phút trước
Quyết định này được đưa ra sau 4 ngày giao tranh ác liệt bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa xuyên biên giới, đẩy hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đến bờ vực của một cuộc chiến tranh toàn diện.
Tổng thống Trump tuyên bố đạt tiến triển lớn trong đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tổng thống Trump tuyên bố đạt tiến triển lớn trong đàm phán thương mại với Trung Quốc

26 phút trước
Động thái đàm phán diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Trump hôm 2/4 công bố áp thuế đối với hàng hóa từ 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thuế quan chung 10% bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/4, trong khi một số mức thuế riêng biệt được áp dụng...
Kết thúc ngừng bắn nhân Ngày Chiến thắng, Nga phóng 108 UAV vào Ukraine

Kết thúc ngừng bắn nhân Ngày Chiến thắng, Nga phóng 108 UAV vào Ukraine

37 phút trước
Trước đó, phản hồi về lệnh ngừng bắn ba ngày của Nga nhân Ngày chiến thắng, Ukraine đã đề xuất một lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày nhưng phía Nga đã bác bỏ đề xuất này.
Những kênh ngoại giao giúp ngăn xung đột Ấn Độ - Pakistan bùng nổ

Những kênh ngoại giao giúp ngăn xung đột Ấn Độ - Pakistan bùng nổ

39 phút trước
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pakistan Ishaq Dar nói với giới truyền thông địa phương rằng có 30 quốc gia đã tham gia vào hoạt động ngoại giao, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Mỹ.
Tượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật Bản

Tượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật Bản

40 phút trước
Một bức tượng Bồ tát Quán thế âm thế kỷ 14 bị đánh cắp vào tháng 10.2012 và đưa đến Hàn Quốc đã được trả lại cho một ngôi chùa ở Nhật Bản, theo Kyodo News hôm nay 12.5.
Tổng thống Ukaine bình luận về 'dấu hiệu tích cực' của Nga trong chấm dứt xung đột

Tổng thống Ukaine bình luận về 'dấu hiệu tích cực' của Nga trong chấm dứt xung đột

41 phút trước
Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy người Nga cuối cùng đã bắt đầu cân nhắc chấm dứt chiến tranh ... Và bước đầu tiên để thực sự chấm dứt bất kỳ cuộc chiến nào chính là lệnh ngừng bắn , ông Zelenskiy viết trên mạng xã hội X.
'Báo động đỏ' tình báo thúc đẩy Mỹ làm trung gian ngừng bắn Ấn Độ - Pakistan

'Báo động đỏ' tình báo thúc đẩy Mỹ làm trung gian ngừng bắn Ấn Độ - Pakistan

43 phút trước
Trong cuộc gọi này, theo lời các quan chức, Phó Tổng thống Vance đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của Washington về khả năng leo thang căng thẳng cao và thúc giục Ấn Độ mở các kênh liên lạc trực tiếp với Pakistan .
Ba Lan và Pháp ký kết hiệp ước mới: Thiết lập 'ô hạt nhân' hay chỉ là ngoại giao?

Ba Lan và Pháp ký kết hiệp ước mới: Thiết lập 'ô hạt nhân' hay chỉ là ngoại giao?

45 phút trước
Trong bối cảnh hiện tại, Ba Lan có thể sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến hạt nhân, tương tự như Ukraine đã làm trước khi ký Bản ghi nhớ Budapest.
EU trong khó ló ý hay

EU trong khó ló ý hay

46 phút trước
Dự định của Ủy ban EU phát triển và hoàn thiện hơn nữa thị trường nội địa chung để ứng phó những thách thức mới về kinh tế, thương mại, công nghệ từ phía Mỹ và Trung Quốc được giới kinh tế nội khối hoan nghênh, hưởng ứng nhiệt liệt.
Hamas đàm phán trực tiếp với Washington, đồng ý thả con tin Mỹ

Hamas đàm phán trực tiếp với Washington, đồng ý thả con tin Mỹ

51 phút trước
Hamas thông báo sẽ thả con tin song tịch Mỹ-Israel và đang đối thoại trực tiếp với Washington nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza.
Tổng thống Pháp lên tiếng về đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine của Tổng thống Nga

Tổng thống Pháp lên tiếng về đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine của Tổng thống Nga

54 phút trước
Phát biểu của ông Macron được đưa ra sau chuyến thăm Kiev ngày 10/5 cùng với Thủ tướng Anh Keir Starmer, Thủ tướng Đức Friedrich Merz và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.
Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5

Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5

2 giờ trước
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói sẽ chờ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15.5, sau khi người đồng cấp Mỹ Donald Trump công khai kêu gọi Kyiv ngay lập tức chấp nhận đề xuất đối thoại trực tiếp của Điện Kreml...

Có thể bạn quan tâm

Nơi giao thoa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và di sản văn hóa

Nơi giao thoa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và di sản văn hóa

Du lịch

5 phút trước
Nằm bên Hồ Zurich và bao quanh bởi dãy Alps, nơi đây là sự giao thoa hoàn hảo giữa quá khứ và hiện tại, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo.
Ca khúc nổi tiếng nhất của Shakira suýt nữa đã có một cuộc đời khác

Ca khúc nổi tiếng nhất của Shakira suýt nữa đã có một cuộc đời khác

Nhạc quốc tế

5 phút trước
Trong sự nghiệp âm nhạc rực rỡ của mình, Shakira có nhiều bản hit , Hips Don t Lie là một trong những ca khúc làm nên tên tuổi cho nữ ca sĩ Colombia.
Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản 2025 lần đầu tiên "gọi tên" nghệ sĩ Việt Nam

Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản 2025 lần đầu tiên "gọi tên" nghệ sĩ Việt Nam

Nhạc việt

8 phút trước
Tùng Dương vừa chính thức được công bố vinh danh Giải thưởng International Special Awards - Giải thưởng Đặc biệt Quốc tế của Music Awards Japan 2025 (MAJ 2025).
Khoa Pug sốc nặng khi lên Google tra tên người phụ nữ cứ nhìn mình trong quán ăn, hoang mang vì không nghĩ chuyện này lại xảy ra

Khoa Pug sốc nặng khi lên Google tra tên người phụ nữ cứ nhìn mình trong quán ăn, hoang mang vì không nghĩ chuyện này lại xảy ra

Netizen

9 phút trước
Đã đoán đó là người nổi tiếng nhưng Khoa Pug cũng giật mình khi biết danh tính thật sự. Mới đây, Khoa Pug đã đăng tải hình ảnh trong chuyến du lịch Nhật Bản khiến nhiều người quan tâm.
Kang Ha Neul trở lại với dòng phim lãng mạn

Kang Ha Neul trở lại với dòng phim lãng mạn

Phim châu á

10 phút trước
Nam diễn viên sẽ vào vai một tài phiệt kiêu ngạo trong Tastefully Yours . Đây là lần hiếm hoi anh quay lại với sở trường sau khi thử sức với nhiều thể loại khác nhau.
Taylor Swift phủ nhận liên quan đến vụ kiện ồn ào

Taylor Swift phủ nhận liên quan đến vụ kiện ồn ào

Sao âu mỹ

13 phút trước
Siêu sao ca nhạc bất ngờ bị bị luật sư của đạo diễn kiêm nam diễn viên chính Justin Baldoni kéo vào vụ kiện tụng dai dẳng xung quanh bộ phim It Ends with Us.
Johnny Trí Nguyễn chiêu mộ nhân tài cho phim huyền sử Hộ linh tráng sĩ

Johnny Trí Nguyễn chiêu mộ nhân tài cho phim huyền sử Hộ linh tráng sĩ

Hậu trường phim

16 phút trước
Dự án phim điện ảnh Hộ linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ vua Đinh chính thức mở cuộc tìm kiếm những tài năng diễn xuất trên khắp cả nước cho các vai diễn quan trọng.
Miss World 2025: Ý Nhi bung xõa như 'tắc kè hoa', dưới cơ đại diện Bờ Biển Ngà?

Miss World 2025: Ý Nhi bung xõa như 'tắc kè hoa', dưới cơ đại diện Bờ Biển Ngà?

Người đẹp

22 phút trước
Góp mặt tại cuộc thi Miss World 2025 được tổ chức ở Ấn Độ, đại diện của Việt Nam - hoa hậu Ý Nhi lựa chọn phong cách thời trang thanh lịch, sắc màu nổi bật giúp cô nàng tự tin tỏa sáng trong suốt hành trình tham gia đấu trường nhan sắc ...
Nunez được 4 CLB săn đón

Nunez được 4 CLB săn đón

Sao thể thao

24 phút trước
Express đưa tin rằng Napoli đang cân nhắc gửi lời đề nghị cho Nunez. Chủ tịch Aurelien De Laurentiis muốn tăng cường sức mạnh tấn công cho HLV Antonio Conte trong cuộc đua giành chức vô địch Serie A mùa tới.
Vũ Cát Tường chia sẻ về căn bệnh di truyền, 3 tháng phải tầm soát ung thư một lần

Vũ Cát Tường chia sẻ về căn bệnh di truyền, 3 tháng phải tầm soát ung thư một lần

Tv show

30 phút trước
Chia sẻ trong chương trình Cuộc hẹn cuối tuần, Vũ Cát Tường chia sẻ về căn bệnh khiến cô phải uống thuốc hàng ngày.
Phạm Phan Y Hạ: Quán quân The Next Face chuyển mình đến Miss Cosmo Vietnam 2025

Phạm Phan Y Hạ: Quán quân The Next Face chuyển mình đến Miss Cosmo Vietnam 2025

Sao việt

31 phút trước
Sau hơn ba năm kể từ ngày đăng quang ngôi vị Quán quân The Next Face Vietnam 2021, người mẫu Phạm Phan Y Hạ đã chuyển mình ngoạn mục trong khi ghi danh dự thi Miss Cosmo Vietnam 2025 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam.