Lập khu “đèn đỏ” ở VN: Ý kiến trái chiều
Hàng năm ở Hà Nội, có thể nói việc bắt, phá các tụ điểm mại dâm phải phát hiện đến hai nghìn người bán dâm, nhưng số lượng bắt buộc đưa vào cơ sở giáo dục lao động xã hội chỉ khoảng 200 người.
Càng gần ngày Luật Xử lý vi phạm có hiệu lực, quy định không áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại địa phương và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm càng khiến nhiều người nghi ngại, lo lắng nạn mại dâm sẽ bùng phát, gia tăng đột biến khi tất cả số gái bán dâm đang bị quản lý được “tự do”.
Bên lề hội nghị triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp vừa tổ chức, bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 Hà Nội (Trung tâm GDLĐXH số 2) cho rằng, số người bán dâm đang bị quản lý chỉ là “muối bỏ bể” so với số người “hành nghề” trên thực tế.
Từ thực tiễn quản lý tại Trung tâm GDLĐXH số 2 trong nhiều năm, theo bà, việc không bắt buộc đưa vào cơ sở chữa bệnh, giáo dục với người bán dâm có ảnh hưởng tiêu cực gì với xã hội?
Tại Trung tâm GDLĐXH số 2, để chuẩn bị triển khai qui định mới này, chúng tôi đã rất thận trọng, đã tiến hành các cuộc khảo sát, xem tâm tư nguyện vọng của chị em khi trở về như thế nào. Đa số chị em có mong muốn được gia đình đón nhận. Trung tâm cũng đã có các phương án để đưa chị em trở về, đó là mời các gia đình lên, tư vấn cho gia đình, và hỗ trợ cho các em tiền đi đường. Chúng tôi cũng phân tích cho các gia đình rằng nhận thức của người bán dâm rất hạn chế, nhiều người suy nghĩ rất đơn giản, thậm chí không nhận thức được nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tình dục, nhất là HIV/AIDS. Chúng tôi cũng nói rõ, tuy người bán dâm không bị xử lý vi phạm hành chính bằng biện pháp đưa về trung tâm giáo dục nữa, nhưng vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính, vì bán dâm là hành vi vi phạm.
Nhiều người không biết rằng, số người bán dâm được đưa vào các Trung tâm chiếm tỷ lệ rất ít, rất nhỏ so với thực tại. Cho nên số người bán dâm nếu thả hết ra ngoài, đưa trở về xã hội, thì lượng người bán dâm cũng chẳng tăng lên đáng kể. Thế nên, việc này không có gì xáo trộn cả. Vấn đề quan trọng là làm sao mình tuyên truyền để người bán dâm nhận thức rằng, việc họ không bị bắt buộc đưa đi giáo dục nữa không đồng nghĩa với việc được phép hành nghề bán dâm, được công nhận bán dâm là một nghề.
Bà Nguyễn Thị Phương: Ở Việt Nam cũng nên thí điểm khu “đèn đỏ” tại các khu du lịch
Video đang HOT
Bà có thể nói cụ thể về tỷ lệ gái bán dâm ở trong các trung tâm và ngoài xã hội trên địa bàn Hà Nội?
Hàng năm ở Hà Nội, có thể nói việc bắt, phá các tụ điểm mại dâm phải phát hiện đến hai nghìn người bán dâm, nhưng số lượng bắt buộc đưa vào cơ sở giáo dục lao động xã hội chỉ khoảng 200 người thôi. Còn lại, phạt hành chính xong rồi thả. Mà số bị bắt cũng chỉ là số nhỏ, nên 200 người đang quản lý, thả ra chỉ như muối bỏ bể. Ngay cả gái bán dâm cũng cho biết “dù tất cả chúng em trong này ra thì cũng chẳng thấm gì với số người bán dâm hiện nay cả”. Trung tâm GDLĐXH số 2 hiện quản lý khoảng 1.000 học viên, trong đó có 200 gái bán dâm, còn lại là người nghiện ma túy, cả nam lẫn nữ, riêng nữ nghiện ma túy của Hà Nội theo hồ sơ quản lý đã là 500 người.
Theo bà, việc đưa người bán dâm trở lại cộng đồng có khó khăn gì không?
Trên thực tế thì những em có gia đình và gia đình sẵn sàng đón về thì thuận lợi, nhưng cũng không ít trong số các em ở trung tâm là người không nơi nương tựa, không có nơi để trở về. Không ít người bán dâm khi vào Trung tâm cho biết họ mong muốn được CA bắt để có thể thoát khỏi sự bảo kê, chủ chứa. Nghĩa là, nhiều người đã không muốn hành nghề này nữa, nhưng không có nơi để trở về.
Ví dụ, trường hợp một em bị bán sang Trung Quốc từ năm 14 tuổi, đến năm 18 tuổi trốn thoát được về Việt Nam, thì lại bị lừa bán tiếp vào các ổ chứa ở Việt Nam. Trong 1 trận truy quét, em bị bắt và đưa vào Trung tâm. Em này gia đình hoàn cảnh, bố mẹ bỏ nhau, bố đã lấy vợ khác ở một tỉnh miền núi rất xa, gần như em không có thông tin gì về bố. Còn mẹ cũng đã lấy chồng ở Hòa Bình, có với bố dượng một người con trai. Khi về Việt Nam rồi, có hai lần em đi tìm được mẹ thì bị con trai của bố dượng đánh dã man và đuổi đi. Cuộc sống của mẹ em khó khăn nên chẳng giúp gì cho em được. Em nói với tôi rằng “nếu cô cho em ra, thì em không biết đi đâu về đâu!”.
Hay tại Trung tâm chúng tôi có khoảng 20 chị nhiễm HIV, gia đình kỳ thị, xã hội kỳ thị, không có cơ hội trở về gia đình nữa. Họ cũng không muốn đi bán dâm nữa vì sẽ lây bệnh cho người khác. Số này, hiện Trung tâm bố trí để chăm sóc, nuôi dưỡng những trẻ do con của những người bán dâm sinh ra. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít, còn số đông thì giải quyết thế nào?
Vì vậy, điều quan trọng là làm sao để giúp đỡ được những người bán dâm có hoàn cảnh yếu thế. Chúng ta không bắt, không xử lý nhưng phải có những biện pháp để đưa những người có bệnh vào cơ sở chữa bệnh, người không nơi nương tựa vào cơ sở bảo trợ xã hội, xem các Trung tâm như nhà tạm lánh, giúp chữa bệnh và tạo công ăn việc làm tại chỗ để người ta tự nuôi sống bản thân, tương tự như xử lý người lang thang, cơ nhỡ. Thay bằng bắt buộc như trước đây, thì phải tuyên truyền, tư vấn để người bán dâm biết nếu họ mắc bệnh và tự nguyện đi chữa bệnh thì họ sẽ được đưa vào các Trung tâm. Khi họ tự nguyện vào chữa bệnh thì họ không mất bất cứ “quyền” gì, tất nhiên là không thể vừa chữa bệnh vừa đi bán dâm vì như thế thì không thể chữa khỏi được. Về thời gian chữa bệnh thì chỉ qui định thời gian tối thiểu theo phác đồ điều trị của ngành y tế, còn thời gian tối đa thì cho họ lựa chọn.
Nhìn chung, người bán dâm có trình độ nhận thức vô cùng thấp, chỉ học hết cấp 1, cấp 2 thôi, nên nói đào tạo nghề cho họ thì hơi “cao sang”, mà chỉ mang tính chất là truyền nghề, cầm tay chỉ việc. Khi họ đã ở trong Trung tâm, không mất tiền nhà ở, thì chỉ cần thu nhập tầm 1 triệu – 1,5 triệu đồng là đủ sống.
Nhiều người cho rằng để hạn chế nạn mại dâm, phải xử phạt nguồn “cầu” chứ không phải phạt nguồn “cung”?
Đừng nên hiểu như vậy. Phải nói thật với nhau một điều rằng là đã là nhu cầu thì không thể hạn chế triệt để được, với cả nam và nữ. Cái gì không thể làm được thì không nên cố làm, trong việc này, chỉ nên làm sao để ngăn chặn được bệnh tật lây truyền thôi, xử lý nghiêm với đối tượng bảo kê và chủ chứa…
Vậy theo bà, Việt Nam có nên lập khu “đèn đỏ”?
Nếu nói Việt Nam nên lập khu “đèn đỏ”, thì chắc chắn 80% phụ nữ sẽ phản đối, và phần lớn nam giới sẽ đồng tình. Tôi đã sang thăm khu đèn đỏ ở Thái Lan. Người ta có khu đèn đỏ, và khu chữa bệnh cho người bán dâm với số lượng gần 700 phụ nữ. Những người này định kỳ phải đi khám, có bệnh phải chữa khỏi mới được cấp phép hành nghề tiếp. Còn ở Việt Nam, vì vấn đề thuần phong mỹ tục và nhận thức nên còn khó khăn, nhưng cũng nên thí điểm, có thể là tại các khu du lịch.
Khi quản lý được họ, những trường hợp mắc bệnh lậu, nhiễm HIV mà cố tình hành nghề, lây bệnh cho người khác thì sẽ dễ dàng bị xử lý, không theo xử lý vi phạm hành chính, mà theo các luật chuyên ngành, do đó, sẽ hạn chế được bệnh tật lây lan.
Chân thành cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!
Theo 24h
Hai em nhỏ bỏ nhà ra đi vì cha bạo hành
Khi nhắc đến người cha, Nguyễn Thị Lan (12 tuổi) và em trai Nguyễn Phương Lâm (7 tuổi, ở xã Hoà Sơn, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) rùng mình khi nhớ về những trận đòn vô cớ. Không chịu được cảnh bị bố bạo hành, 2 chị em dắt nhau bỏ nhà ra đi.
Bị cắt gân chân
Đã qua 2 tháng từ sau khi được Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận chăm sóc, trên khuôn mặt đen nhẻm của bé Lâm vẫn hiện rõ sự hoảng sợ. Thân hình bé nhỏ của cháu còn hằn những vết thương.
Lâm kể, bố cháu nghiện rượu, không làm ăn gì, hễ lên cơn say là đánh chửi những người thân trong nhà. Mẹ cháu là người hứng nhiều trận đòn, có lần bị bố túm tóc lôi đi khắp làng.
Gia đình nghèo, ít ruộng, hôm nào bố Lâm cũng mang chai đi mua rượu, không có tiền thì "cắm" đồ đạc. Thường ngày, đi học về 2 chị em cháu nấu cơm xong, chờ mẹ đi hái rau, về hết muối không đủ xào...
"Bố thấy vậy, lại xông vào đánh mẹ. Không chịu được, cách đây vài năm, mẹ cháu bỏ nhà đi Trung Quốc. Thế là những trận đòn lại giáng xuống đầu bọn cháu nhiều hơn" - Lâm nói.
Hai em được Trung tâm BTXH nuôi dưỡng và được đi học
Chỉ vào ngón chân trái có vết sẹo lồi lên, Lâm cho biết, vào một buổi tối, khi thấy bố loạng choạng với chai rượu trên tay, 2 chị em chạy ra khỏi nhà. Bố cầm đèn pin soi, lôi cháu ra khỏi bụi tre.
"Tao cho mày khỏi phải chạy", bố Lâm nói rồi cầm dao cắt gân chân em. Nghe tiếng Lâm kêu khóc, người hàng xóm đến đưa cháu đi cấp cứu.
Ngồi cạnh Lâm, Lan cũng kể, từ khi mẹ bỏ nhà, bố cháu càng nát rượu. Ngày 4/9, thấy bố cầm cái gậy to, mắt trợn ngược, Lan bảo Lâm: "Thôi, không ở được rồi. Đi theo chị".
Thế là 2 chị em chạy khỏi nhà, men con đường đất đỏ chạy miết, lúc đói mệt mới dừng chân xin cơm ăn, nước uống. Khi đến chợ Đông Kinh, thấy 2 đứa trẻ lang thang, một cụ già đã đưa 2 cháu bé lên Công an TP Lạng Sơn trình báo. Sau đó, 2 cháu được Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh tiếp nhận, nuôi dưỡng.
Do ham rượu chè, cờ bạc
Lâm chỉ vào chân bị bố cắt gân
Xác nhận sự việc trên, ông Hoàng Công Nghiệp, Trưởng Công an xã Hoà Sơn, huyện Hữu Lũng cho biết: Ông Nguyễn Văn Th. (46 tuổi, bố 2 cháu Lâm và Lan) từng nhiều lần đánh vợ, con ngất xỉu.
Mặc dù nhà nghèo, nhưng khi vợ bỏ đi, nhưng Th. lại thường xuyên "cặp kè" như vợ chồng với... 3 người phụ nữ lạ mặt. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã nhắc nhở, cảnh cáo và mới đây đã trục xuất một người phụ nữ trong số này ra khỏi địa bàn.
Hòa Sơn là một xã vùng sâu, vùng xa, đời sống, dân trí còn thấp, nạn bạo hành còn tồn tại ở một số gia đình, kèm theo đó, tệ nạn xã hội nảy sinh. Theo ông Nghiệp, vợ ông Th. sau khi bỏ nhà ra đi một thời gian đã tham gia vào đường dây buôn bán người, hiện đang bị truy nã.
Theo Công an xã Hòa Sơn, hiện nay một số gia đình ở địa phương vẫn tồn tại việc rượu chè, cờ bạc liên miên, dẫn đến tan cửa nát nhà. Ở xã còn có trường hợp ông K. rượu chè suốt ngày rồi đánh chửi vợ con, khiến đứa con trai 13 tuổi bỏ nhà đi bụi, sa vào con đường trộm cắp...
Sau khi được tiếp nhận vào Trung tâm BTXH tỉnh Lạng Sơn, 2 cháu Lan và Lâm được tư vấn, chăm sóc và đi học tại trường Tiểu học - THCS Hoàng Đồng, TP Lạng Sơn.
Theo 24h
Các trường ĐH nói về nghi án mại dâm của các giáo viên,ca sĩ tương lai "Có một số nữ sinh viên hiện nay suy nghĩ tình dục không phải là cái quá cao quý đối với chồng hay gia đình nên dẫn đến hiện tượng đi làm gái mại dâm"... Con sâu làm rầu nồi canh Với muôn vàn lý do được đưa ra khi bị bắt vì tội mua bán dâm, các cô sinh viên đi làm...