Lập đề xuất đầu tư 4 dự án đường sắt có tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng
Bộ Giao thông vận tải vừa có quyết định giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án đường sắt quan trọng, cấp bách trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp.HCM.
Việc thực hiện 4 dự án đường sắt cấp thiết này sẽ giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông; tăng năng lực thông qua từ 18 đôi tàu/ngày đêm như hiện nay lên 23-25 đôi tàu/ngày đêm trên trục đường sắt Bắc – Nam.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải giao Ban QLDa đường sắt (Bộ GTVT) chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lập 2 dự án, gồm Dự án Cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh (số vốn 1.950 tỷ đồng); Dự án Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội – Vinh (số vốn 1.400 tỷ đồng).
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban QLDA đường sắt Việt Nam tổ chức lập 2 dự án: Dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh – Nha Trang (số vốn 1.800 tỷ đồng); Dự án Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn (số vốn 1.850 tỷ đồng).
Để đảm bảo tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã được bố trí và không trùng lặp hạng mục giữa các dự án theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 Luật Đầu tư công năm 2014, Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA đường sắt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương rà soát tổng thể các dự án sửa chữa, cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt trên tuyến Hà Nội – Tp.HCM đã được bố trí vốn (bao gồm cả vốn trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 – 2020) theo các giai đoạn thực hiện (kèm theo báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án) để báo cáo Bộ GTVT xem xét trong quá trình chuẩn bị đầu tư 04 dự án đường sắt quan trọng, cấp bách theo Nghị quyết số 556/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cụ thể, đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư (hoặc đã phê duyệt đầu tư nhưng chưa được bố trí vốn để triển khai thực hiện): xác định điểm dừng chuẩn bị đầu tư của các dự án, nghiệm thu khối lượng đã hoàn thành; đồng thời, nghiên cứu đề xuất dừng dự án để quyết toán giai đoạn chuẩn bị đầu tư làm cơ sở đề xuất các hạng mục quan trọng, cấp bách xem xét đầu tư trong 4 dự án nêu trên và các giai đoạn tiếp theo của kế hoạch trung hạn.
Đối với các dự án đang thực hiện đầu tư: Rà soát khối lượng còn lại chưa được cân đối, bố trí vốn trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, xác định điểm dừng kỹ thuật của dự án, báo cáo Bộ GTVT xem xét dừng và quyết toán dự án hoàn thành làm cơ sở đề xuất các hạng mục quan trọng, cấp bách xem xét đầu tư trong 4 dự án nêu trên và các giai đoạn tiếp theo của kế hoạch trung hạn.
Video đang HOT
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đãban hành Nghị quyết số 556/NQ – UBTVQH14 thông qua phương án sử dụng 15.000 tỷ đồng nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 cho các Dự án đường sắt và các dự án đường bộ quan trọng, cấp bách.
Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý bố trí 7.000 tỷ đồng cho 4 dự án đường sắt; 8.000 tỷ đồng cho 10 dự án đường bộ.
Được biết, việc thực hiện 4 dự án đường sắt cấp thiết này về cơ bản sẽ giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông đối với các cầu, hầm yếu; từng bước đồng nhất tải trọng khai thác trên toàn tuyến (từ 3,6 tấn/m lên 4,2 tấn/m); giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông; tăng năng lực thông qua từ 18 đôi tàu/ngày đêm như hiện nay lên 23-25 đôi tàu/ngày đêm; khối lượng vận chuyển hàng hóa trên toàn tuyến tăng 1,3-1,5 lần và khối lượng vận chuyển hành khách tăng 1,5-1,6 lần; tốc độ tàu khách tăng lên bình quân trên 80Km/h, tàu hàng là 50Km/h trên trục đường sắt Bắc – Nam.
Anh Minh
Theo Trí Thức Trẻ
Dự án Đà Nẵng Center và Viễn Đông Meridian (Đà Nẵng) đứng trước nguy cơ bị thu hồi
Tọa lạc trên vị trí được xem là đắc địa nhất quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng), nhưng cả 2 dự án Đà Nẵng Center và Viễn Đông Meridian đang đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy phép đầu tư.
Hạn chót cho 2 khu đất vàng
Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp - Viễn Đông Meridian do Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Chuyển giao công nghệ Viễn Đông làm chủ đầu tư, được cấp chứng nhận đầu tư ngày 6/5/2008. Dự án có vị trí số 84 - Hùng Vương, với 3 mặt tiền đường Yên Bái, Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh (quận Hải Châu). Dự án có diện tích đất sử dụng 11.170 m2 này sẽ xây dựng khu căn hộ cao cấp 550 căn để bán và cho thuê; khu trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo, khu khách sạn với quy mô 260 phòng đạt tiêu chuẩn 6 sao và văn phòng cho thuê đạt tiêu chuẩn cao cấp, cùng các tiện ích khác. Theo giấy chứng nhận đầu tư, Dự án có tổng vốn đầu tư 2.880 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự kiến sẽ khởi công vào tháng 5/2008, hoàn thành, đi vào hoạt động vào quý II/2011.
Dự án Viễn Đông Meridian vẫn bất động sau 10 năm được cấp giấy phép. Ảnh: Ngọc Tân
Dự án Đà Nẵng Center cũng có vị trí không kém phần đắc địa so với Viễn Đông Meridian, khi tọa lạc tại số 8 - Phan Châu Trinh, với 3 mặt tiền Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương và Phan Châu Trinh (quận Hải Châu). Dự án do Công ty cổ phần Địa ốc Vũ Châu Long làm chủ đầu tư, với mục tiêu xây dựng khu căn hộ cao tầng tiêu chuẩn cao cấp để bán và cho thuê; xây dựng khu trung tâm thương mại tiêu chuẩn cao cấp, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, khu trung tâm hội nghị và các tiện ích có liên quan. Tổng vốn đầu tư của dự án này là 498 tỷ đồng, diện tích thực hiện 7.878 m2, dự kiến sẽ được khởi công xây dựng giai đoạn I vào tháng 3/2008, giai đoạn II vào tháng 3/2009 và hoàn thành vào năm 2011.
Tại thời điểm cấp phép, đây là 2 dự án lớn tại Đà Nẵng, mang theo nhiều kỳ vọng về việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, sau gần 10 năm được cấp giấy chứng nhận đầu tư, cả 2 dự án vẫn trong tình trạng "trơ gan cùng tuế nguyệt", mặc dù chính quyền TP. Đà Nẵng đã dành sự quan tâm, hỗ trợ để nhà đầu tư triển khai. Trong đó, vào tháng 11/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng đã chấp thuận đề nghị giãn tiến độ đầu tư đối với cả 2 dự án trong thời hạn 24 tháng. Theo đó, các nhà đầu tư có thể lùi thời hạn thực hiện vào tháng 10/2018.
Như vậy, chỉ còn 2 tháng nữa sẽ đến hạn chót theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, nhưng cho đến thời điểm này, "hình hài" hai dự án vẫn chỉ nằm trên các bản đồ họa phác thảo phối cảnh do chủ đầu tư vẽ ra.
Căn cứ nào cho việc thu hồi?
Ông Vũ Quang Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, với một số dự án chậm triển khai trên địa bàn Thành phố, trong đó có 2 dự án Viễn Đông Meridian và Đà Nẵng Center, Sở Xây dựng đã có kiến nghị với UBND TP. Đà Nẵng về việc thu hồi. "UBND TP. Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại các thủ tục liên quan", ông Hùng thông tin.
Tại kỳ họp HĐND TP. Đà Nẵng diễn ra từ ngày 7 - 12/7/2018, tại Tờ trình của UBND Thành phố về các dự án trọng điểm, động lực giai đoạn 2016 - 2020, UBND TP. Đà Nẵng cũng đã đề xuất số tiền 5.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để thực hiện việc thu hồi 7 dự án lớn trên địa bàn, bao gồm: Dự án Khu du lịch ven biển của Công ty Hòn Ngọc Á Châu; khu đất của dự án DAP-DAP 1 - DAP 2; Dự án Khu du lịch ven biển của Công ty TNHH IVC; Dự án Nhà hàng và bến du thuyền của Công ty TNHH IVC; khu đất bên cạnh công viên APEC và đặc biệt là Dự án Đà Nẵng Center và Dự án Viễn Đông Meridian.
Chỉ còn 2 tháng nữa sẽ đến hạn chót theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, nhưng "hình hài" 2 Dự án vẫn chỉ những phối cảnh do chủ đầu tư vẽ ra.
Tuy vậy, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cho biết, đối với 2 dự án (Đà Nẵng Center và Viễn Đông Meridian), nếu đến thời hạn tháng 10/2018, chủ đầu tư không thực hiện dự án như đúng yêu cầu giãn tiến độ 24 tháng (Điều 46, Luật Đầu tư 2014), UBND TP. Đà Nẵng sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án. Theo quy định của Nghị định 01/2017/NĐ - CP (sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai), sau khi bị thu hồi chứng nhận đầu tư, trong vòng 24 tháng tiếp theo, chủ đầu tư của 2 dự án này phải thực hiện việc thanh lý tài sản trên đất và đất.
"Nếu qua thời điểm quyết định thu có hiệu lực (ngày 22/11/2020 - PV), nhà đầu tư không chấp hành các quy định trên, Thành phố sẽ thu hồi đất và không bồi hoàn cho nhà đầu tư. Việc thu hồi và không bồi hoàn được thực hiện theo Điều 64, Luật Đất đai", đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cho biết.
Hiện nay, có khá nhiều ý kiến đề xuất, sau khi thu hồi, các khu đất tại vị trí đã cấp cho 2 dự án Viễn Đông Meridian và Đà Nẵng Center sẽ được làm khu vực dành cho hoạt động công cộng.
Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho biết, tại Báo cáo 303 - CV/BCSĐ ngày 4/7/2018, Ban Cán sự Đảng UBND TP. Đà Nẵng đã thống nhất đề xuất phương án điều chỉnh khu đất Dự án Viễn Đông Meridian thành bãi đỗ xe 4 tầng ngầm kết hợp công viên phục vụ mục đích công cộng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó chủ tịch thường trực Hội Khách sạn TP. Đà Nẵng lại cho rằng, đối với công viên hay khu vui chơi giải trí, Thành phố cần lựa chọn những vị trí có diện tích lớn, những khu vực nằm gần sông, gần biển, chứ không nên "cưỡng ép" xây dựng một khu công viên hay bãi đỗ ô tô với diện tích hạn chế như vậy.
"Nếu là công viên thì quá nhỏ, nên chỉ có ảnh hưởng với một nhóm dân cư trong quy mô nhất định. Nhất là những vị trí ngay giữa trung tâm thành phố được ví là "tất đất, tấc vàng" như thế", ông Nguyễn Đức Quỳnh nêu quan điểm.
Ngọc Tân
Theo Trí Thức Trẻ
Đà Nẵng lấy ý kiến người dân điều chỉnh dự án Lancaster Nam Ô Ngày 9/9, UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết UBND phường Hòa Hiệp Nam đã tổ chức lấy ý kiến của người dân Nam Ô về các phương án điều chỉnh quy hoạch dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô. Theo đó, UBND quận Liên Chiểu đã chỉ đạo UBND phường Hòa Hiệp Nam tổ chức cuộc họp với đầy...