Lắp cửa van nặng 460 tấn ngăn thuỷ triều ở dự án chống ngập 10.000 tỷ
Cống ngăn thuỷ triều Cây Khô của dự án chống ngập 10.000 tỷ ở Sài Gòn có khẩu độ 80m vừa được lắp đặt 2 cửa van nặng 460 tấn.
Sáng 22/8, cống ngăn thuỷ triều Cây Khô, tại huyện Nhà Bè (TP. HCM) lắp đặt 2 cửa van nặng 460 tấn. Đây là hạng mục thuộc dự án Giải quyết ngập do thuỷ triều khu vực TP.HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với tổng kinh phí gần 10.000 tỷ đồng.
Khu vực thi công hạng mục cống ngăn thuỷ triều
Dự án ngăn thuỷ triều được triển khai với quy mô 7 hạng mục gồm 6 cống ngăn thuỷ triều và hạng mục 7.8km đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh. Trong đó, 6 cống có khẩu độ thiết kế từ 40-160m gồm Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định.
Cống ngăn thuỷ triều Cây Khô triển khai trên sông Cần Giuộc, kết nối giữa huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè là hạng mục cống ngăn thuỷ triều lớn, khẩu độ 80m, quy mô 3 trụ pin, 2 cửa van cống, 1 âu thuyền và 1 khu nhà quản lý.
Van cống có chiều dài hơn 40m, cao 8,5m và nặng 230 tấn đang được cố định vào trụ pin
Van ngăn thuỷ triều chiều dài hơn 40m, cao 8,5m và nặng 230 tấn. Để hoàn thành lắp đặt vào trụ pin cống cần trung bình 9 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, công tác chuẩn bị cho việc lắp đặt cũng mất từ 70-90 ngày. Do vậy cửa van cống là phần mục lớn của các cống ngăn thuỷ triều, đóng vai trò rất quan trọng.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ lắp cửa van ngăn thuỷ triều lớn nhất
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết dự án này được thực hiện trải qua thời gian hết sức khó khăn như vốn, mặt bằng, tổ chức thi công ban đầu và dẫn đến nhiều lần trễ hẹn.
Đến nay, dự án đã từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc bước vào những công đoạn cuối về đích.
Để dự án vận hành đạt hiệu quả, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ ra 5 việc cần khẩn trương làm:
Thứ 1, phê duyệt phương án tổ chức quản lý vận hành.
Thứ hai, kiểm tra, kiểm toán để đánh giá quá trình đầu tư để làm cơ sở quyết toán sau này.
Thứ ba, chuẩn bị đề án để tổ chức đấu thầu nhằm chọn nhà tư vấn quản lý vận hành dự án (sau 3-5 năm sẽ đấu thầu lại).
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan thị sát hạng mục thi công
Thứ tư, xây dựng danh mục các khu đất để thanh toán cho nhà đầu tư. Hiện TP đã trình Ban chỉ đạo 167 vị trí đất để tạo quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BT.
Nhà đầu tư đã sắp làm xong dự án mà thành phố chưa có phương án thanh toán thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của nhà đầu tư. Do đó, lãnh đạo UBND TP yêu cầu các đơn vị liên quan làm thủ tục nhanh gọn.
Thứ năm, phải làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó khi dự án vào hoạt động. Theo ông Hoan, khi đóng cửa van ngăn thuỷ triều thì nước sẽ không vào bên trong nên bên ngoài sẽ cao hơn. Do đó, những khu vực hai bên sông, kênh, rạch sẽ ảnh hưởng và cần thông tin cho người dân hiểu được mục đích của dự án.
Đồng thời, TP cũng phải lên kịch bản ứng phó trường hợp không ngập trung tâm nhưng ngập bên ngoài phạm vi dự án.
Về tiến độ toàn dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Tâm Tiến cho biết đến nay đã hoàn thành 88% khối lượng công việc. Nhà đầu tư đang tích cực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án như cam kết.
“Với tư cách là nhà đầu tư, tôi cam kết chất lượng trong 5 năm thay vì 3 năm như cam kết với Thành phố. Trong trường hợp được chọn làm nhà vận hành dự án này thì chúng tôi cam kết sẽ gắn kết mãi mãi tuổi thọ của các cống này”- ông Tiến khẳng định.
Trong 10 năm tới, biến đổi khí hậu ở TP HCM sẽ thế nào?
Theo đánh giá, hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tác động rất mạnh và ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của hàng triệu người dân TP HCM.
Sở Xây dựng TP HCM vừa đưa ra những dự báo liên quan đến quá trình phát triển đô thị gắn với tác động của biến đổi khí hậu trong vòng 10 năm tới.
Theo đánh giá, hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tác động rất mạnh và ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của hàng triệu người dân.
Sự phát triển của TP đã góp phần không nhỏ vào việc phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động sản xuất và tiêu thụ năng lượng; hoạt động giao thông; quá trình sản xuất công nghiệp...
Trong vòng 10 năm qua, TP đã giảm hơn 30.047 ha đất nông nghiệp. Điều này đồng nghĩa thu hẹp và thay đổi chức năng chứa nước tự nhiên, điều hoà lượng nước ở các vùng thấp, ao hồ, kênh rạch vùng ven đô. Quá trình bê tông hoá làm giảm đáng kể diện tích thấm, ảnh rất lớn đến vấn đề thoát nước.
Với thực trạng này, 10 năm tới, nhiệt độ trung bình sẽ tăng 0,5-0,8 độ C. Trong khi đó, mưa sẽ tăng dần theo khu vực Tây Bắc, nhiều nhất tại huyện Củ Chi.
Theo dự báo, huyện Cần Giờ (TP HCM) sẽ là nơi chịu tác động mạnh của ngập.
Tuy nhiên, tại huyện Cần Giờ sẽ xảy ra hiện tượng mưa ít dần nhưng là nơi có diện tích ngập lớn nhất TP, khoảng 1.465 ha. Nếu so sánh thì vùng ngập tương đương gần 2 lần diện tích quận 1.
Đến năm 2050, huyện Cần Giờ và huyện Bình Chánh vẫn là nơi chịu cảnh ngập nhiều nhất. Đáng lưu ý, tại quận 9 chịu sự chia cắt đan xen của các hệ thống kênh rạch cùng với địa hình thấp trũng chiếm 75%, nên dự báo trong vòng 30 năm tới nơi đây sẽ là vùng ngập nặng thứ 3 của TP (khoảng 750 ha).
Người Sài Gòn ngã nhào khi bơi giữa đường ngập Cơn mưa như trút nước xuống Sài Gòn khiến hàng loạt tuyến đường ở quận 6, Tân Phú, huyện Bình Chánh ngập sâu. Người dân vất vả tìm đường về nhà. Khoảng 15h, tại TP.HCM xuất hiện mưa lớn. Trong đó, mưa nặng hạt nhất là khu vực phía Tây của TP như quận 6, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh. Sau...