Lắp camera chống tiêu cực trong thi tuyển
Dù chưa phát hiện hành vi đưa – nhận tiền, song đợt kiểm tra vừa qua cũng chỉ ra nhiều khâu dễ xảy ra tiêu cực trong tuyển dụng công chức, viên chức ở Hà Nội. Ý kiến phản hồi từ nhiều quận, huyện cho biết, cần khẩn trương áp dụng các thiết bị công nghệ giám sát hiện đại để chống tiêu cực, gian lận trong thi tuyển.
Đặt camera sẽ giúp hạn chế tình trạng vi phạm trong thi tuyển. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Ngậm ngùi, lo lắng
Buổi tổng kết năm 2012 của Sở Nội vụ TP Hà Nội sáng qua 17-1, “ nóng” hơn hẳn mọi năm vì dư âm của thông tin “phòng nội vụ các quận, huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền “chạy” của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng…”.
Tâm sự thực lòng, có vị trưởng phòng nội vụ cấp huyện cho biết, sau khi thông tin “đầu mối chạy công chức nằm ở phòng nội vụ” loang ra, đa số cán bộ ngành ở cơ sở đều có tâm tư. Nhiều người tới cơ quan trong tâm trạng buồn bã. Đại diện một số sở ngành có đợt thi tuyển công chức, viên chức trong đợt đó cũng rơi vào trạng thái lo lắng. Có nơi còn băn khoăn đặt vấn đề có nên tổ chức thi tuyển nữa hay không trong bối cảnh hết sức “nhạy cảm” như vậy.
Chánh Văn phòng Sở Công Thương, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, lãnh đạo Sở đã yêu cầu kiểm soát thật chặt và thực hiện nghiêm túc các quy định trong đợt thi tuyển của Sở này ngay sát thời điểm đó. Bà Trần Thị Phương Lan nói: “Sự thực là nếu làm nghiêm túc thì cũng chẳng phải băn khoăn gì. Kết quả thi tuyển cũng rất tốt, phản ánh đúng điều đó”.
Phát hiện khâu dễ có tiêu cực
Dành nhiều thời gian phát biểu để nói tới phản ánh của dư luận về tiêu cực trong tuyển dụng công chức, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo thẳng thắn, quan điểm của Thành ủy, UBND TP là trân trọng và lắng nghe ý kiến phản ánh, công luận, dư luận. Đồng thời, TP đã nghiêm túc chỉ đạo yêu cầu làm rõ và xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm.
Ngay khi có ý kiến từ dư luận, Thường trực Thành ủy đã có ý kiến chỉ đạo UBND TP cũng đã giao Giám đốc Sở Nội vụ kiểm tra, rà soát việc thi tuyển công chức tại các quận, huyện, thị xã. 3 đoàn kiểm tra đã trực tiếp kiểm tra công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm 2012 của các huyện Thanh Trì, Ứng Hòa và quận Hà Đông. Chủ tịch UBND TP nói: “Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, đến ngày 4-1-2013, chưa phát hiện trường hợp nào đưa tiền và nhận tiền để “chạy vào công chức, viên chức, kể cả các trường hợp sai phạm của huyện Ứng Hòa”.
Có trường hợp cả tin, bị đối tượng xấu lợi dụng mạo danh lừa đảo, hứa hẹn “chạy giúp vào công chức, viên chức” để chiếm đoạt tiền. Đơn cử trường hợp của chị P.T.T, quận Hoàng Mai, bị đối tượng Nguyễn Thu Hằng, ở xã Dương Hà, huyện Gia Lâm, lợi dụng, mạo danh là cán bộ Sở Nội vụ, nhận 280 triệu đồng của chị P.T.T và một số người khác để “chạy quyết định vào làm giáo viên trường THPT Nguyễn Gia Thiều”.
Dù vậy, theo lãnh đạo TP, qua kiểm tra, TP đã phát hiện khâu dễ xảy ra sai sót nếu không có biện pháp kiểm tra chéo, kiểm tra nhiều lần là khi lên điểm, vào điểm. Ngoài ra, khâu dễ xảy ra tiêu cực là khi thực hành giảng bài. Theo quy định, không thực hiện phúc khảo khâu này nên có nhiều ý kiến cho rằng, cần đặt camera, máy ghi âm để giám sát, hạn chế tới mức thấp nhất hiện tượng tiêu cực.
Nên đặt thiết bị giám sát
Đại diện Phòng Nội vụ huyện Thạch Thất hoàn toàn đồng tình với giải pháp dùng các phương tiện, thiết bị công nghệ giám sát hiện đại để chống tiêu cực trong thi tuyển. Ông Nguyễn Như Đạt, Trưởng phòng Nội vụ cho biết: “Thực tế trong kỳ thi tuyển vừa qua ở Thạch Thất, chúng tôi đã làm rồi. Huyện sử dụng luôn 21 phòng thi đã có gắn camera ở một trường học để tổ chức thi tuyển viên chức. Kết quả khả quan. Sau khi thi tuyển, các thí sinh và cán bộ trông thi cũng cho biết cảm thấy rất thoải mái, không có áp lực tâm lý gì…”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, tổ chức thi tuyển công chức, viên chức là một vấn đề xã hội nhạy cảm, phức tạp. Do số lượng thí sinh tham gia dự thi đông gấp nhiều lần so với chỉ tiêu tuyển dụng nên rất dễ nảy sinh hiện tượng thí sinh và gia đình tìm gặp người thân quen để nhờ vả giúp đỡ. Đây là vấn đề xã hội phản ánh, không phải hoàn toàn không có, đâu đó vẫn có thể xảy ra…
Năm 2012, Sở Nội vụ đã tổ chức kỳ thi tuyển công chức hành chính và tuyển chọn được 743/2.433 thí sinh dự thi. Kỳ thi tuyển công chức cấp xã năm 2012 đã tuyển dụng 1.339 thí sinh trúng tuyển tuyển dụng 7.280 giáo viên, nhân viên các trường mầm non, tiểu học và THCS.
Theo ANTD
Chưa phát hiện "chạy công chức 100 triệu"
TP Hà Nội chưa phát hiện trường hợp nào chạy công chức, viên chức mất hàng trăm triệu đồng. Vụ việc duy nhất tìm thấy thực ra là một vụ lừa đảo. Tuy vậy, cơ quan thanh tra cũng phát hiện nhiều vi phạm cũng như các kẽ hở trong tuyển dụng dễ gây tiêu cực.
Thi công chức cần minh bạch để không xảy ra tiêu cực. (Ảnh minh họa)
Có vi phạm, kẽ hở
Tại Kỳ họp thứ 6, HĐND TP khóa XIV diễn ra vào đầu tháng 12 vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực đã đưa ra thông tin "phòng nội vụ các quận, huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền "chạy" của các thí sinh để đỗ công chức không dưới 100 triệu đồng...". Thông tin này đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu TP Hà Nội "thanh tra, kiểm tra, để chấn chỉnh một hiện tượng mà công luận đang hết sức quan tâm". Sau đó, Bộ Nội vụ và UBND TP Hà Nội cũng đã có chỉ đạo làm rõ thông tin dư luận nêu.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Sở Nội vụ thành lập 3 đoàn kiểm tra công tác tuyển dụng, do 3 Phó Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn, có đại diện Bộ Nội vụ tham gia làm thành viên. Ngày 26-12-2012, các đoàn đã tiến hành kiểm tra tại quận Hà Đông và 2 huyện Thanh Trì, Ứng Hòa. Đoàn kiểm tra tại UBND quận Hà Đông cho biết, các thí sinh đều được tạo điều kiện thuận lợi theo quy định và không thấy có hiện tượng tiêu cực. Đoàn kiểm tra tại UBND huyện Thanh Trì đã phát hiện một trường hợp sai sót trong tổng hợp điểm xét tuyển của thí sinh dự thi khối mầm non.
Đoàn kiểm tra tại huyện Ứng Hòa ghi nhận việc chủ động tổ chức kiểm tra và xử lý kịp thời các cán bộ vi phạm trong quá trình tuyển dụng của huyện này. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa, ông Nguyễn Quyết Chiến, vụ việc tại huyện này đã được phát hiện trước thời điểm ông Trần Trọng Dực có ý kiến. Cụ thể, từ 3-10-2012, huyện đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, làm rõ. Sự việc xuất phát từ việc Huyện ủy được người dân cung cấp bằng chứng là một cuốn sổ ghi chép của Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Lỗ (tổ trưởng một cặp chấm thi), trong đó "đánh dấu" họ, tên, số báo danh của 16 thí sinh và ghi rõ danh tính của 12 người "nhờ" giúp đỡ. Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện thành lập Đoàn kiểm tra, tổ chức làm việc với hội đồng tuyển dụng. Kết quả, một số thành viên của các cặp chấm đã thừa nhận, trong quá trình chấm thi đã nâng điểm cho 15/16 trường hợp (7 trường hợp trúng tuyển, 9 trường hợp trượt).
Chưa phát hiện đưa - nhận tiền
Theo thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội, trên cơ sở báo cáo kết quả tự kiểm tra của các quận, huyện, thị xã và kết quả kiểm tra do đoàn kiểm tra của Sở Nội vụ tiến hành tại 3 quận, huyện cho thấy, tính đến 4-1-2013, chưa phát hiện trường hợp nào đưa tiền và nhận tiền để "chạy" vào công chức, viên chức, kể cả các trường hợp sai phạm của huyện Ứng Hòa. Lãnh đạo UBND huyện Ứng Hòa cho biết, các trường hợp bị phát hiện nhờ vả để được nâng điểm đều là mối quan hệ quen biết, người này nhờ người kia. Tình trạng chung là người này nhờ người kia, rồi lại nhờ giám thị theo kiểu "đây là người nhà tôi, anh cố gắng cho đỗ" rồi từ đó giám thị nâng điểm lên. Do đó, huyện chưa phát hiện tổ chức, cá nhân nào có hành vi nhận tiền và lợi ích vật chất khác từ các thí sinh, người nhà thí sinh trong quá trình "giúp đỡ" tác động nâng điểm. Để tránh bỏ lọt "con sâu làm rầu nồi canh", Huyện ủy Ứng Hòa còn đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, kết quả điều tra, xác minh của CAH Ứng Hòa cũng "chưa phát hiện trường hợp nào đưa tiền hoặc nhận tiền để nâng điểm thi".
Tuy nhiên, theo Sở Nội vụ Hà Nội, trong quá trình kiểm tra và tự kiểm tra, đã phát hiện khâu dễ xảy ra tiêu cực là khi thi vấn đáp. Có cán bộ còn thiếu ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương và đạo đức nghề nghiệp, nể nang trong thực thi công vụ như tại huyện Ứng Hòa. Ngoài ra, vẫn còn nhiều trường hợp thí sinh dùng bằng THPT giả để đi học chuyên nghiệp hoặc dùng bằng chuyên nghiệp giả để tham gia tuyển dụng như tại Mỹ Đức, Thanh Oai, Sơn Tây... Trường hợp duy nhất dính dáng tới "chạy"công chức bằng tiền đã bị phát hiện tới nay lại là một vụ lừa đảo. Đó là trường hợp Nguyễn Thị Thu Hằng, ở xã Dương Hà, huyện Gia Lâm mạo danh cán bộ của ngành nội vụ Hà Nội lừa đảo hứa "chạy" vào làm giáo viên tại các trường phổ thông ở Hà Nội và chiếm đoạt 280 triệu đồng của 3 thí sinh. Hiện nay, CATP Hà Nội đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý.
Liên quan tới xử lý các cán bộ có vi phạm, lãnh đạo Sở Nội vụ cam kết sẽ thực hiện nghiêm minh theo quy định của pháp luật, theo phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ và việc xử lý cán bộ đều có Hội đồng kỷ luật. Tại huyện Ứng Hòa, địa chỉ có sai phạm rõ nét nhất cho tới thời điểm này, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Xuyên cho biết, tất cả 12 cá nhân có sai phạm đều đã được xem xét xử lý về Đảng và chính quyền. Trong đó, Huyện ủy đã xử lý cảnh cáo về Đảng đối với Trưởng phòng GD-ĐT Đỗ Ngọc Anh, giáng chức và điều chuyển công tác, đề xuất làm thủ tục cho thôi Huyện ủy viên xử lý cảnh cáo về Đảng đối với Trưởng phòng Nội vụ Nguyễn Đức Bình, hàng loạt phó trưởng phòng, hiệu trưởng cũng bị kỷ luật, khiển trách...
Theo ANTD
Hà Nội tạo chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa ký ban hành Chỉ thị số 01 về thực hiện "Năm kỷ cương hành chính 2013". Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu, "tạo chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức, nhất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

Căn hộ bốc mùi nhiều năm, hàng xóm sững sờ phát hiện gần 50 con chó bị nhốt

Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế

Xử phạt tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy ở Nghệ An

Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

Phú Quốc truy tìm kẻ lạ mặt cầm roi điện tấn công nhiều người

Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?
Có thể bạn quan tâm

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
1 giờ trước
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online
Pháp luật
1 giờ trước
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?
Phim châu á
1 giờ trước
Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị
Sao việt
1 giờ trước
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng
Sao châu á
1 giờ trước
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
1 giờ trước
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
2 giờ trước
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
2 giờ trước
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
2 giờ trước
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18
Nhạc quốc tế
2 giờ trước