Lập bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19
UBND tỉnh Hà Nam vừa có Quyết định thành lập viện dã chiến số 1 tỉnh Hà Nam với quy mô 300 giường bệnh để tổ chức thu dung, cách ly, theo dõi, điều trị người bệnh Covid-19.
UBND tỉnh Hà Nam vừa có Quyết định số 1692/QĐ-UBND về việc thành lập bệnh viện dã chiến số 1 tỉnh Hà Nam. Theo đó, bệnh viện dã chiến số 1 tỉnh Hà Nam được thành lập tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cơ sở 2 phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý với quy mô 300 giường bệnh.
Bệnh viện dã chiến số 1 có chức năng tổ chức thu dung, cách ly, theo dõi, điều trị người bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Bệnh viện có nhiệm vụ khám, điều trị cho người bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo mô hình tháp 3 tầng (tại Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng); chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
Bệnh viện dã chiến số 1 sẽ dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam và sử dụng con dấu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam.
Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
UBND tỉnh Hà Nam giao cho Giám đốc Sở Y tế quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức của các cơ sở khám, chữa bệnh giữ chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, Phó các bộ phận; phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện dã chiến số 1 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản có liên quan; bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật cho bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nam sẽ chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Bệnh viện dã chiến số 1 theo đúng quy định; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh Hà Nam bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế và kinh phí hoạt động cho bệnh viện.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Nam phối hợp với Sở Y tế thiết lập bệnh viện dã chiến số 1 của tỉnh, tham gia vận hành, điều động nhân lực, phương tiện cho bệnh viện theo đề nghị của Sở Y tế.
Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế và hoạt động của bệnh viện theo đúng quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các vấn đề liên quan đến môi trường và xử lý rác thải y tế cho bệnh viện. Công an tỉnh chỉ đạo, phân công lực lượng làm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến số 1 đảm bảo người bệnh Covid-19 không tự ý rời bệnh viện và giữ an ninh trật tự khu vực trong, ngoài bệnh viện.
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân thành phố Phủ Lý vào đêm ngày 21/9.
Các Sở, ban, ngành, UBND thành phố Phủ Lý phối hợp với ngành y tế trong việc thiết lập và vận hành có hiệu quả Bệnh viện dã chiến số 1.
Trưa 24/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam thông báo thêm 8 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy, từ khi ca bệnh được phát hiện vào ngày 19/9 ở xã Phù Vân – thành phố Phủ Lý, đến nay tỉnh Hà Nam đã ghi nhận 64 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại thành phố Phủ Lý, huyện Thanh Liêm và huyện Kim Bảng.
Hiện tỉnh Hà Nam có hơn 11.200 người đang thực hiện cách ly phòng, chống dịch Covid-19, trong đó hơn 6.300 người cách ly tại nhà, 730 người tại các cơ sở cách ly tập trung, hơn 3.860 người cách ly tại khu công nghiệp.
Một tháng 'đánh vật' với Covid-19 của mẹ con Tỏi
5 thành viên trong gia đình lần lượt dương tính với nCov. Bệnh chuyển biến quá nhanh, mỗi người được điều trị tại một nơi, riêng Tỏi vì còn quá bé nên được điều trị cùng mẹ.
"18 ngày dài như 18 năm. Những ngày qua, mẹ con Tỏi ở trong phòng cách biệt, cửa luôn phải đóng trừ lúc lấy đồ ăn hay bỏ rác.
Sáng chờ đồ ăn đặt trước cửa phòng, trưa chờ đồ ăn và tối cũng lại thế. Tất cả hoạt động quẩn quanh trong căn phòng nhỏ. Mẹ thèm không khí bên ngoài, thèm nhìn thấy mọi người đến nỗi mỗi lần có bác sĩ hay y tá ghé phát thuốc, mẹ cũng trông chờ dù chả bao giờ thấy được mặt mũi ai, vì mọi người mặc đồ bảo hộ kín mít.
Mỗi ngày đều chờ đợi được lấy dịch mũi họng, dù nó chẳng dễ chịu gì với mẹ và cả Tỏi. Nhưng nó mang lại hy vọng, và đương nhiên cả sự thất vọng."
Nhật ký ngày thứ 18 ở bệnh viện
Cơn ác mộng có thật
Ngày 27/5, ổ dịch liên quan đến điểm nhóm hội thánh truyền giáo Phục Hưng bùng phát. Tại TP.HCM liên tiếp ghi nhận các ca nhiễm liên quan đến ổ dịch nguy hiểm này. Xem các thông tin trên truyền hình, gia đình chị Dương Hà không khỏi lo lắng vì trong nhà có người lớn tuổi và em bé chỉ mới 4 tháng. Những tưởng chuyện dịch bệnh ở bên ngoài cánh cửa nhà, chỉ cần đề phòng là ổn, vậy mà cơn ác mộng thật sự đã đến.
Một người từng tiếp xúc với chồng của Dương Hà thông báo rằng anh ta đã dương tính với nCoV. Trước đó mọi người không biết người này sinh hoạt trong điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng. Trưa 28/5, chồng chị Dương có triệu chứng sốt, ngay lập tức anh đến bệnh viện khai báo và xét nghiệm. Kết quả, anh dương tính với nCoV.
Mọi thứ đến quá nhanh, quá khủng khiếp. Hàng ngày nghe tin tức mình cũng lo sợ, nhưng không ngờ lại rơi trúng vào nhà mình. Dương Hà
"Mọi thứ đến quá nhanh, quá khủng khiếp. Cả nhà chưa định hình được chuyện gì đang xảy ra, hàng ngày nghe tin tức mình cũng lo sợ, nhưng không ngờ lại rơi trúng vào nhà mình", người phụ nữ nhớ lại.
Vì gia đình có ông bà lớn tuổi, lại có bệnh nền, nên đội ngũ y tế trực tiếp đến nơi tiến hành xét nghiệm cho từng thành viên. Ai nấy đều hy vọng ông bà và bé Tỏi (4 tháng tuổi) không bị nhiễm. Dẫu vậy, hơn ai hết Hà biết nguy cơ là rất cao.
Thời gian như đứng lại, cả nhà mất ngủ chờ kết quả. Nửa hy vọng nửa sợ hãi. Nỗi lo âu dày đặc trong từng mét vuông căn nhà. Hà trăn trở vì Tỏi còn quá nhỏ, không biết diễn biến bệnh ra sao, ảnh hưởng thế nào đến bé, rồi sẽ điều trị thế nào... hàng tá câu hỏi bủa vây người mẹ trẻ.
Chỉ trong thời gian ngắn, gia đình Hà lần lượt dương tính với nCov, và được đưa đi điều trị. Ảnh: Phạm Ngôn.
Cuối cùng đã có kết quả xét nghiệm, hai mẹ con bé Tỏi dương tính. Người chồng gần như suy sụp, anh nghĩ mình đã ảnh hưởng đến gia đình. Hà là người trực tiếp nhận kết quả, đầu óc chị trống rỗng. Vài phút sau, chị tự trấn tĩnh bản thân: "Bằng bản năng của người mẹ, tôi cố gắng bình tĩnh để có thể chăm sóc cho con".
22h ngày 30/5, Tỏi và mẹ được đưa đến khoa nhiễm bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Em Tỏi nằm ngủ ngoan trên xe, không biết rằng chuyến đi này sẽ bắt đầu một hành trình vô vàn gian truân.
Mẹ "siêu nhân" lớn, Tỏi "siêu nhân" bé
24h ngày 30/5, hai mẹ con đến nơi, được sắp xếp ở biệt lập trong phòng cách ly áp lực âm để theo dõi. Nhìn vẻ mặt có phần hốt hoảng của người mẹ trẻ, vị bác sĩ phụ trách ân cần giải thích về quá trình điều trị, cũng như an ủi hai mẹ con cùng nhau vượt qua giai đoạn cam go này.
Tỏi dường như cảm nhận được sự thay đổi, em giữ chặt mẹ và khóc nhiều hơn. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo mẹ hạn chế ôm để tránh lây tiếp cho con. Nhìn con, chị Hà không khỏi xót xa.
Lúc đó tôi mới thấy căn bệnh này nó nguy hiểm không chỉ vì lây lan rất nhanh, mà còn có những diễn biến bất ngờ. Dương Hà
10 ngày đầu là giai đoạn khó khăn nhất của 2 mẹ con, khi các triệu chứng của bệnh bắt đầu hoành hành. Sức khỏe mỗi lúc một yếu, nhưng Hà phải vững chãi để chăm sóc cho Tỏi. Một mình chị xoay xở đo chỉ số, dọn vệ sinh, giặt rửa, vừa lo cho bản thân vừa lo cho con nhỏ. May mắn có các y, bác sĩ luôn quan tâm giúp hai mẹ con vơi bớt cô đơn.
"Hôm nay là một ngày dài, sáng mẹ nhận tin ba đang mệt nhiều phải vào phòng hồi sức. Chiều lại thấy em phải rút máu làm xét nghiệm. Máu em đông đặc, phải rút nhiều lần. Cứ mỗi lần cô y tá bóp để máu em chảy ra, là mỗi lần tim mẹ như bị bóp lại. Em khóc nhiều nhưng hết rồi thì nín ngay. Tỏi dũng cảm.
Mẹ đang giảm sữa dần do bệnh. Nhưng mẹ sẽ cố gắng để con có càng nhiều sữa mẹ càng tốt."
Nhật ký ngày thứ thứ 2 ở bệnh viện
Bố của Tỏi rất chăm tập thể thao, những tưởng sẽ có sức đề kháng chống bệnh tật, thế nhưng virus SARS-CoV-2 quá nguy hiểm. Anh bất tỉnh và được đưa vào phòng hồi sức. Cùng lúc đó, Hà nhận được thông tin bố mẹ đã dương tính với nCov. Người phụ nữ bàng hoàng: "Tôi ước mình chỉ đang nằm mơ, mở mắt ra cơn ác mộng sẽ biến mất".
Giữ chuỗi ngày chống chọi với bệnh, sự hồn nhiên của Tỏi giúp mẹ Hà có thêm ý chí để chiến đấu. Ảnh: Dương Hà.
Điều may mắn là Tỏi chỉ viêm phổi nhẹ nên được điều trị kháng sinh. Vài ngày sau, Hà sốt cao liên tục, chị nằm mê man và bắt đầu mất khứu giác, vị giác. Trước khi bệnh chuyển biến phức tạp, các bác sĩ dự định chuyển Hà đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, và nhờ người khác chăm sóc Tỏi.
Ngặt nỗi tất cả thành viên trong gia đình đang được điều trị. Các bác sĩ đành chọn phương án tiếp tục giữ Hà ở lại và phối hợp điều trị với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Chị tâm sự: "Lúc đó tôi mới thấy căn bệnh này nó nguy hiểm không chỉ vì nó lây lan rất nhanh, mà còn có những diễn biến bất ngờ, dù tôi và chồng đều khỏe mạnh trước đó".
"Hôm nay mẹ vừa vật vã thay đồ cho con xong là lúc y tá vào truyền thuốc. Mẹ chưa hết choáng váng sau khi truyền thuốc thì phát hiện ra cái tã lỏng, và bao nhiêu nước vàng của con ướt từ áo đến ga nệm. Bụng mẹ thì đói, đầu thì choáng lại lui cui dọn dẹp. Lớn lên nhớ mà tử tế với mẹ đấy nha."
Nhật ký ngày thứ 14 ở bệnh viện
"Ôi chao đã qua ngày thứ 20 rồi. Những ngày này trời nắng nóng kinh khủng. Tỏi bắt đầu có khởi phát nhiều loại viêm da hơn. Và hôm nay cũng là một ngày không vui với Tỏi, vì em vẫn dương tính. Mẹ nghe tin mà muốn khóc cả một dòng sông."
Nhật ký ngày thứ 20 ở bệnh viện
Niềm động viên lớn cho hai mẹ con là bố đã hồi phục sức khỏe, ông bà đã âm tính và chuẩn bị được xuất viện. Lâu lâu họ lại nhận được món quà động viên từ mọi người. Những điều yêu thương nhỏ vun đắp cho hy vọng về nhà của hai mẹ con sớm thành hiện thực.
Như từ cõi chết trở về
3ngày liền Hà không ngủ được, chỉ cần thêm một lần âm tính nữa là hai mẹ con sẽ được xuất viện.
Ngày thứ 33 ở bệnh viện, bác sĩ thông báo tin vui cho Hà, hai mẹ con đã âm tính. Hơn một tháng trời điều trị, cuối cùng Tỏi và mẹ đã được trở về nhà. Vui cho bản thân mình một, chị vui cho con tận mười. "Hạnh phúc lắm! Cứ như từ cõi chết trở về", người mẹ trẻ nói với Zing.
Căn bệnh này thật sự rất đáng sợ và không chừa một ai. Dương Hà
Nhìn lại quãng đường không ngắn cũng chẳng dài, người phụ nữ cảm thấy thật nhẹ nhõm và may mắn vì các thành viên trong gia đình đều bình phục.
Hiện tại gia đình Hà vẫn tiếp tục cách ly y tế tại nhà 14 ngày. Mọi sinh hoạt vẫn rất cẩn trọng, mọi người hạn chế tiếp xúc và luôn mang khẩu trang. Chị tâm sự: "Một lần rắn cắn mười năm sợ dây thừng. Giờ chúng tôi rất thấm thía với Covid-19, căn bệnh này thật sự rất đáng sợ, và không chừa một ai".
Hà hy vọng phụ huynh có con nhỏ sẽ cẩn trọng để các bé không đối diện với nguy hiểm của dịch bệnh. Ảnh: Dương Hà.
Thủ tướng động viên lực lượng tuyến đầu chống dịch ở TP.HCM
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đến bệnh viện dã chiến đặt tại Thủ Thiêm, thăm điểm phong tỏa... động viên lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở TP.HCM.
Phó thủ tướng yêu cầu TP HCM điều chỉnh thời gian điều trị F0 Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu TP HCM làm việc với Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh thời gian điều trị F0 tại các bệnh viện dã chiến phù hợp. Chỉ đạo trên được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo chống Covid-19 Quốc gia nói tại cuộc làm việc trực tuyến với TP HCM, sáng...