Lao vào đất huyện chờ tăng giá khi lên quận, coi chừng ôm hận
Chuyên gia cho rằn nhiều nhà đầu tư ôm tiền lao vào đất huyện chờ tăng giá khi lên quận nhưng sớm phải rút khi thị trường suy giảm, vì vậy các nhà đầu tư đang muốn đầu tư “lướt sóng” cần xem xét rủi ro thanh khoản của bất động sản tại những khu vực này.
Ôm đất đón đầu quy hoạch chờ tăng giá
Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới đây đã phê duyệt đề án đầu tư xây dựng 4 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận đến năm 2025. Riêng Hoài Đức sẽ lên quận vào năm 2020. Thông tin này đã được các môi giới truyền tai nhau và từ cuối năm 2018, giá đất tại những huyện trên tăng nhanh bất thường.
Theo khảo sát của PV, tại huyện Đông Anh, dọc trục đường Võ Nguyên Giáp, ngay chân cầu Nhật Tân, con phố chừng 200m nằm trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc “mọc” lên hàng chục sàn bất động sản.
Trước việc bất động sản các huyện ngoại thành Hà Nội liên tục đón những đợt ’sóng mới’, giới đầu cơ bất động sản đã thu gom và mua lại từ người dân khi có thông tin các huyện trên sẽ quy hoạch lên quận, sau đó phân lô, nền để bán lại cho những ai có nhu cầu.
Trong vai một người có nhu cầu mua đất để đầu tư, PV được một nhân viên kinh doanh một sàn bất động sản tại đây cho biết giá đất ở đây đang mở đầu một chu kỳ “sốt mới” sau khi các dự án lớn khởi động, đặc biệt là thông tin huyện Đông Anh sắp lên quận.
Giá đất mặt đường gom Võ Nguyên Giáp hiện rao bán ở mức 170-190 triệu đồng mỗi m2; Đất tái định cư, giãn dân trong các trục đường cắt ngang, đường khoảng 9-10m có giá bán dao động 80-120 triệu đồng mỗi m2. Trong đó, các ngõ ôtô vào được khoảng 50 triệu đồng mỗi m2, ở các ngõ nhỏ giá 24-30 triệu.
“Trước việc bất động sản các huyện ngoại thành Hà Nội liên tục đón những đợt ’sóng mới’, giới đầu cơ bất động sản đã thu gom và mua lại từ người dân khi có thông tin các huyện trên sẽ quy hoạch lên quận, sau đó phân lô, nền để bán lại cho những ai có nhu cầu”, môi giới tiết lộ.
Trong khi đó, tại Hoài Đức, mức giá cũng được đẩy lên tới 120-130 triệu đồng/m2 nhưng giao dịch thực được ghi nhận không nhiều. Còn tại Gia Lâm, giá nhiều khu vực dao động ở 40-50 triệu đồng/m2, tăng từ 1,5-2 lần so với cuối năm ngoái.
Video đang HOT
Tại huyện Đan Phượng, mức tăng ít hơn các huyện khác, hiện được rao bán với mức giá cao nhất 60-70 triệu đồng/m2, thấp nhất khoảng 10-20 triệu đồng/m2.
Riêng tại Thanh Trì có mức giá đất trung bình cao nhất hiện nay. Một số khu vực có giá trị bất động sản cao có thể kể đến như Cầu Bươu (52,1 triệu/m2), Kim Giang (65,4 triệu/m2), Tân Triều (77 triệu/m2)…
Coi chừng ôm hận
Nhiều ý kiến cho rằng, thông tin chuyển từ huyện lên quận sẽ kích thích các nhà đầu tư, tạo ra tâm lý thích đầu tư để hưởng lợi. Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại thị trường sẽ xuất hiện hiện tượng sốt đất ảo tại các khu vực này.
Về vấn đề này, theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội, giá bất động sản có thể tăng lên nhưng sẽ theo lộ trình. Những hiện tượng tăng giá đột biến nhiều khả năng chỉ mang tính nhất thời.
Chuyên gia cảnh báo nhiều nhà đầu tư ôm tiền lao vào đất huyện chờ tăng giá khi lên quận nhưng sớm phải rút khi thị trường suy giảm.
“Việc 4 huyện sắp lên quận, cũng cần lưu ý rằng, quá trình đầu tư xây dựng các huyện này lên quận không diễn ra trong ngày 1 ngày 2 mà sẽ kéo dài từ nay đến 2025. Các hiện tượng sốt đất trước đây đã cho họ nhiều bài học, đã có những người đầu tư vào đất huyện chờ tăng giá khi lên quận nhưng sớm phải rút khi thị trường suy giảm” – bà Hằng nói.
Cũng theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, từng khu vực có thể sẽ có mức tăng giá khác nhau, tùy thuộc vào mức độ đầu tư, thời điểm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tiện ích.
“Sẽ phải mất vài năm để thị trường bất động sản phản ánh rõ rệt sự thay đổi, khác biệt lên giá bất động sản; và để mức tăng giá này bền vững, thị trường tại các địa phương cần hội tụ đầy đủ và đồng bộ các yếu tố như quy mô dân số, đầu tư cơ sở hạ tầng, quy tụ các cơ quan ban ngành… Nếu nhìn vào các huyện sẽ lên quận hiện nay, chúng ta có thể thấy đây là một chặng đường dài. Có thể nói nếu thị trường ghi nhận tình trạng tăng giá quá nhanh thì đây là tình trạng sốt đất ảo” – bà Hằng nhấn mạnh.
Từ thực tế thời gian qua, bà Hằng dẫn lại giá đất tại Đông Anh và cho biết đây chính là minh chứng cho điều này. “Trước thông tin Đông Anh lên quận, các đợt sốt đất xuất hiện nhưng cũng đã lắng xuống sau đó. Đã có những nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ở thị trường bất động sản khu vực này nhưng đã không có được lợi nhuận như kỳ vọng do thị trường suy giảm. Đây là bài học cho các thị trường khác: Các nhà đầu tư đang muốn đầu tư lướt sóng cần xem xét rủi ro thanh khoản của bất động sản tại những khu vực này” – vị Giám đốc bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội cảnh báo.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng để tránh tình trạng tạo “sốt” đất, chính quyền cần có ngay các giải pháp để tránh tình trạng tạo “sốt” đất, mua bán, xây dựng tràn lan làm hỏng bộ mặt đô thị của các quận mới. Các huyện cần công khai quy hoạch chi tiết để người dân biết sớm. Việc quy hoạch cũng phải thực hiện nghiêm túc…
Theo Ninh Phan/Tiền phong
Thiếu nguồn cung căn hộ mới, căn hộ cao cấp hiện hữu "lên ngôi"
Nguồn cung căn hộ loại sang tại trung tâm Hà Nội thiếu hụt trong khi nhu cầu ngày một tăng. Trước dự báo tăng giá, nhiều nhà đầu tư đã nhanh tay sở hữu những căn hộ cao cấp hiện hữu để mang về lợi nhuận kép.
Thiếu nguồn cung trong khi nhu cầu ngày một lớn
Báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội của Savills, CBRE và JLL đều cho thấy sự sụt giảm nguồn cung mới trong Quý II/2019.
Theo JLL, sau thời kỳ tăng trưởng, nguồn cung đến từ các dự án mở bán mới có xu hướng chậm lại. Lượng mở bán trong Quý II/2019 đạt 5.900 căn, chỉ gần bằng một nửa nguồn cung Quý I, chủ yếu đến từ các giai đoạn tiếp theo của các dự án đang hiện hữu. Đây là mức ghi nhận thấp nhất kể từ khi thị trường hồi phục vào năm 2014. Phần lớn các dự án mới mở bán có quy mô nhỏ (dưới 500 căn hộ).
Còn thống kê của CBRE cho thấy, trong Quý II/2019, 98% căn hộ được mở bán tại Hà Nội thuộc phân khúc trung cấp và bình dân, đồng nghĩa với việc Hà Nội có nguy cơ thiếu hụt nguồn cung căn hộ cao cấp, hạng sang.
Theo các chuyên gia việc thiếu hụt nguồn cung là do sự thắt chặt về chính sách tín dụng, ngoài ra, theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH PR và Phát triển đô thị Phú Quý, việc rà soát lại quỹ đất và thắt chặt cấp phép dự án mới ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc ra hàng của các chủ đầu tư và sẽ tiếp tục diễn ra.
Điều đáng nói là việc thiếu hụt nguồn cung căn hộ cao cấp tại trung tâm Hà Nội lại diễn ra đúng thời điểm nhu cầu đang lên cao. Báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 tháng đầu năm 2019 của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tăng kỷ lục trong vòng 4 năm trở lại đây. Thu hút FDI kéo theo nhu cầu về nhà ở cho các lãnh đạo, chuyên gia nước ngoài. Mặt khác, đời sống người Hà Nội ngày một tăng cao đã kéo theo nhu cầu ở trong những căn hộ cao cấp ngày một lớn.
Căn hộ cao cấp rục rịch tăng giá
Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn, giá bất động sản thị trường Hà Nội Quý II tăng 2% so với Quý I và tăng 5,3% so với cùng kỳ. Trên thực tế, nếu trước kia các dự án chung cư cao cấp có mặt bằng giá chung ở mức 30-40 triệu đồng/m2, phân khúc hạng sang 50-80 triệu đồng thì nay không hiếm các dự án cao cấp có giá lên 50-70 triệu đồng/m2 cho đến vài trăm triệu trên mỗi m2.
Căn hộ cao cấp và hạng sang được dự báo sẽ tăng giá nhanh trong thời gian tới
Kết quả khảo sát của Savills cũng cho thấy mức tăng ấn tượng của căn hộ cao cấp khu vực trung tâm. Cụ thể, Hanoi Aqua Central (Ba Đình) chào bán năm 2017 với giá 50-92 triệu đồng/m2 nay đang được rao bán với giá 60-92 triệu đồng/m2; Sun Grand City Thụy Khuê (Tây Hồ), giá trên thị trường sơ cấp năm 2017 là 48-106 triệu đồng/m2 nay chào bán lên tới 62-118 triệu đồng/m2.
Ghi nhận từ thị trường cho thấy, do nguồn cung hữu hạn, nhiều nhà đầu tư kinh doanh cho thuê đang tìm mua những dự án cao cấp, hạng sang đã hoàn thành, pháp lý rõ ràng, đã bàn giao được một thời gian và được quản lý vận hành tốt nên gần như mới 100%. Đặc biệt những dự án ở vị trí trung tâm trong các quận nội thành luôn có giao dịch tốt mặc dù giá cao.
Theo ông Dương Đức Hiển, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở Savills Hà Nội, các dự án hạng A chỉ thực sự có khả năng tăng giá trị thật sau khi đã đi vào hoạt động từ 2-3 năm, dựa trên các tiêu chí về chất lượng tòa nhà, chất lượng quản lý vận hành và đối tượng cư dân ở tòa nhà đó.
Được ví như là biểu tượng cho cuộc sống thượng lưu vơi nhưng tiên nghi cao cấp như bể bơi bốn mùa, gym, spa, quán café, siêu thị, nhà hàng, phòng vui chơi trẻ em, phòng sinh hoạt cộng đồng... Lancaster Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cư dân mà còn là một khoản đầu tư mang về lợi nhuận lớn. Mức giá thuê đối với căn 4 phòng ngủ (diện tích 172-300m2) khoảng gần 94-159 triệu đồng/tháng, căn 3 phòng ngủ khoảng 63-86 triệu đồng/tháng...khách thuê nhà tại đây có đến 95% là khách Nhật Bản. Sau 6 năm đi vào hoạt động, số chủ sở hữu lựa chọn kinh doanh cho thuê chiếm đến 50% tổng số căn hộ. Đặc biệt, từ ngày 1/8/2019, với các khách mua căn hộ Lancaster Hà Nội có thể ủy quyền cho Lancaster Management vận hành cho thuê với cam kết cho thuê ở mức tuyệt đối 7%/năm trong vòng 2 năm.
Chính sách bán hàng đặc biệt cam kết cho thuê 7%/năm trong 2 năm, tặng phí quản lý, tặng bộ nội thất rời và chiết khấu 1% khi thanh toán nhanh đang được áp dụng cho Quỹ căn hộ riêng và duy nhất tại Lancaster Hà Nội đến hết ngày 31/8/2019.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Thứ trưởng Lê Quang Hùng: Đang có vấn đề trong cam kết lợi nhuận của condotel 'Đối với condotel không phải là vấn đề mới nhưng đang đặt ra nhiều vấn đề về giá, về cam kết lợi nhuận', Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết. Phát biểu tại Diễn đàn bất động sản Việt Nam sáng ngày 27/11 tại Hà Nội, ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: Thị trường bất...