Lão nông miền Tây và kiểu đặt tên con khiến thiên hạ “mắt tròn mắt dẹt”
Vì thần tượng vị Chủ tịch nước Cuba, nên khi vợ sinh con trai đầu lòng, lão nông miền Tây đã lấy tên vị lãnh tụ này đặt cho con. Mặc cho nhiều người thân “mắt tròn mắt dẹt”, cán bộ tư pháp xã băn khoăn không biết có sai luật, người cha vẫn cương quyết khai sinh cho con cái tên lạ: Đổ Phi ĐenCacstrô.
Ông Hảo và đứa con trai có cái tên lạ
Tên lạ làm khó cán bộ tư pháp
Đó là câu chuyện của ông Đỗ Văn Hảo (50 tuổi, ngụ ấp Long Thạnh, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp).
Ông Hảo đọc nhiều, biết nhiều những vĩ nhân trong nước và thế giới. Trong đó, nhân vật mà ông thích nhất là vị Chủ tịch nước Cuba, Phiden Castro. “Tui khoái ông này ở chỗ tính tình ông trung can, nghĩa khí. Tư tưởng thì giỏi giang, vĩ đại hơn người. Lúc chưa có con, tui đã mong sau này con mình sẽ được như ông ấy, không thì chỉ cần bằng một nửa thôi là tui toại nguyện rồi”, ông Hảo nói.
Năm 30 tuổi, ông Hảo mới lập gia đình. Đến năm 1995, đứa con trai đầu lòng ra đời trong thiếu thốn. Đã xác định trước, ông đến ủy ban xã làm giấy khai sinh cho con với cái tên Đỗ Phi ĐenCacstrô. “Lẽ ra phải viết là Phiden Castro mới đúng. Nhưng cán bộ tư pháp không biết phải viết như thế nào nên viết thành Cacstrô, đưa thêm chữ “c” vào nên nhìn mất hay. Lúc đó tôi cũng không để ý, sau này mới biết viết sai thì không sửa được nữa rồi”.
Vợ ông Hảo cho biết: “Tui không biết ông “Các trô” là ai, chỉ nghe chồng nói ông này là một lãnh tụ vĩ đại ở nước ngoài. Thấy chồng cương quyết quá, cái tên cũng ngồ ngộ nên tôi cũng không có ý kiến gì. Miễn sao là con lớn khôn, học hành thành tài là tôi vui rồi”.
Từ khi con còn bé, ông Hảo và vợ đã gọi tên con đúng như trong khai sinh. Tên trong giấy có vẻ lằng nhằng, ông gọi tắt là “Các trô”. Bà con hàng xóm lúc đầu thấy lạ cũng bàn ra tán vào nhưng riết rồi thành quen. Người ta gọi con ông là “Các trô” mà không biết cái tên này có ý nghĩa gì.
Video đang HOT
Ông Hảo cười khà khà: “Một số người không biết vị Chủ tịch Cuba kia cũng phải. Ông ở cách mình nửa vòng trái đất chứ ít gì. Chúng ta đặt tên cho con đều có mục đích của mình. Tôi đặt tên như vậy vì mong con thành vĩ nhân, cũng đâu có luật nào cấm đặt tên như thế”.
Người ta, tên Tây
Gần 20 năm từ khi cái tên lạ được khai sinh, đến nay đứa con của ông Hảo đã lớn khôn, 19 tuổi, khôi ngô. Không phụ lòng cha mẹ mong mỏi, Cacstrô hiện đang học năm 2 một trường đại học ở TP.HCM. Cacstrô cho biết: “Lúc nhỏ, em không để ý cái tên của mình lắm. Nhưng khi học đến lớp 3, thấy cô giáo thắc mắc, bạn bè cũng hỏi thăm nhiều, em mới biết mình có một cái tên lạ. Nhưng bây giờ em thấy thích nó, em tự hào vì mình có cái tên lạ do cha mẹ đặt. Cha mẹ mơ ước em trở thành người tài giỏi, em sẽ cố gắng hoàn thành tâm nguyện ấy”.
Chàng trai kể thêm, lúc nhỏ, cậu từng đem thắc mắc cái tên lạ nói với cha. Ông Hảo xoa đầu con kể về vị Chủ tịch nước Cuba và gửi gắm ước mơ vào con trai. Lớn lên một chút, Cacstrô tự tìm sách báo để tìm hiểu về vị Chủ tịch kia. “Em cũng giống như cha, thích ở vị chủ tịch này tư tưởng hơn người… Càng nghĩ, em càng thấy tự hào về cái tên của mình”, Cacstrô chia sẻ.
Chứng minh nhân dân ghi tên Đổ Phi ĐenCacstrô (thực ra họ Đỗ, nhưng viết sai chính tả thành Đổ)
Chưa dừng lại ở cái tên độc cho con trai, hai năm sau đứa con gái ra đời, ông Hảo lại quyết định khai sinh cho con cái tên không kém phần độc, lạ. “Tôi chỉ nhớ mang máng cái tên này mình đọc trong một cuốn sách. Hình như là trong một tác phẩm văn học Pháp.
Thấy tên hay, tôi ghép với họ chữ lót của ông bà mình rồi đặt cho con là Đổ Thị Ty Sô. Cái tên này không hẳn khó đọc, khó viết như đứa con trai nên ít bị người khác để ý hơn”, ông Hảo nói. Cô gái Ty Sô hiện đang theo học ngành y sĩ ở một trường Cao đẳng ở Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Có phạm luật?
Khi Quốc hội bàn vấn đề có nên ban hành luật về đặt tên riêng, ông Hảo và đứa con có cái tên vĩ nhân lại giật mình thon thót.
Ông Hảo lập luận: “Điều 26 Bộ luật Dân sự quy định “Công dân có quyền đối với họ, tên. Họ tên của một người được xác định theo tên khai sinh của người đó”. Còn đối với đăng ký khai sinh trong nước, luật không có quy định nào về vấn đề đặt tên con. Như vậy luật không cấm thì tôi có quyền đặt tên con tùy ý”.
Thạc sĩ Nguyễn Thế Anh (Trung tâm truyền thông Pháp luật Việt Nam) thì lại khuyến cáo: “Cha mẹ có quyền đặt tên cho con. Tuy nhiên, quyền đặt tên cho con thì cũng phải đi cùng với nghĩa vụ tuân thủ quy định tại Điều 8 Bộ luật Dân sự: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”.
Theo quy định trên, rõ ràng một tên riêng của cá nhân được đặt mà thiếu tiêu chí giữ gìn bản sắc dân tộc, hay không phát huy được truyền thống tốt đẹp thì cán bộ hộ tịch có quyền từ chối đăng ký khai sinh đối với tên này. Người bị từ chối nếu không đồng ý thì dùng quyền khởi kiện ra Toà án. Toà án là cơ quan có thẩm quyền cuối cùng kết luận một cái tên trong hoàn cảnh, tình huống cụ thể có được phép đặt hay không”.
Lão nông lại cười khà khà: “Bao giờ nhà nước bảo tôi đi sửa tên cho hai đứa con thì tôi mới đi. Còn không hai cái tên này sẽ đi theo con cái tôi đến suốt đời”./.
Theo Pháp Luật
"Tụi tao đặt tên con là Giang Gun cho giống diễn viên Hàn Quốc"
"Lúc đầu chồng tao định đặt tên cho nó là Linh. Nhưng thấy tên đó quá bình thường, nhiều đứa đặt rồi. Thế là tụi tao quyết định đặt tên con là Giang Gun, cho giống diễn viên Jang Gun đẹp trai".
Thiếu nữ Ca Dong (Ảnh: Báo Quảng Nam)
Theo thông tin được đăng tải trên tờ Vietnamnet năm 2012, tại huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi), hầu hết phụ huynh người Ca Dong ở các bản làng vùng cao đặt tên con theo tên các diễn viên do mê phim Hàn Quốc. Đó là những cái tên như: Đinh Ka Ki Wel, Đinh Un Giun Zờ...
Báo giới trong nước cũng lý giải xung quanh chuyện đặt tên của người Ca Dong. Theo đó, đa phần, những gia đình nghèo khó, vì không có tiền mua điện thoại nên đã đặt tên con theo hãng điện thoại như trên. Một số gia đình đã sắm được tivi thì đặt tên con theo diễn viên Hàn Quốc hay cầu thủ nổi tiếng.
Tình trạng đặt tên con theo phim Hàn Quốc cũng từng xảy ra với đồng bào dân tộc Cơ Tu ở huyện miền núi Tây Giang (tỉnh Quảng Nam). Tờ Sài Gòn Tiếp Thị trong một bài viết năm 2009 đưa tin, khi cán bộ tư pháp xã A Tiêng (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) lật sổ hộ tịch thì một danh sách dài dằng dặc những cái tên "nửa Cơ Tu, nửa Hàn Quốc xuất hiện. Chẳng hạn như: Pơloong San Diu (SN 2008), ALăng Na Ra (SN2008), Briu Thị Hy Su (SN 2009), Blup Thị Na Su (SN 2008)... Ngoài ra, cả ba đứa con của anh Pơloong Huân (văn thư xã A Tiêng) đều được đặt theo tên ba chị em trong bộ phim "Mối tình đầu" của Hàn Quốc. Đứa con gái đầu tên là Pơloong Thị San Ốc, tiếp theo là bé gái Pơloong San Ân và bé trai Pơloong Thị San U.
Tháng 8/2014, anh Pơloong Huân, bố của San Ốc và San U, chia sẻ trên Báo Quảng Nam, vì mê phim Hàn Quốc nên khi có con, anh đã đặt tên như vậy cho con. Hiện tại, em Pơloong Thị San Ốc 14 tuổi, Pơloong Thị San U vừa tròn 12 tuổi, hai chị em còn có một em trai là Pơloong Han Sin đang học lớp 5. Theo các em, việc ba mẹ đặt tên con như Hàn Quốc cũng nhiều người trêu chọc, nhưng các em không ngại ngần mà cố gắng học tập tốt.
Hai chị gái giúp em trai Pơloong Han Sin học bài. Ảnh: Bhơriu Quân/ Báo Quảng Nam)
Cũng ở xã A Tiêng (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam), gia đình Bling Nghiệp (trưởng trạm y tế xã A Tiêng) đặt tên con trai là Giang Gun để giống chàng diễn viên Jang Gun của Hàn Quốc. "Lúc đầu chồng tao định đặt tên cho nó là Linh. Nhưng thấy tên đó quá bình thường, nhiều đứa đặt rồi. Thế là tụi tao quyết định đặt tên con là Giang Gun, cho giống diễn viên Jang Gun đẹp trai trong phim Hàn Quốc mà vợ chồng tao rất thích", người vợ của Nghiệp giải thích trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị.
Anh Hôih Thủy, cán bộ Tư pháp xã A Ting (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) chia sẻ trên báo Quảng Nam hồi tháng 2/2014, khi tiếp cận các phương tiện truyền thông, loại hình nghệ thuật từ nước ngoài, người dân bản địa thích đặt tên cho con mình theo tên nhân vật chính trong các bộ phim truyền hình, như Bnước Thị Chu In, Pơ Long Thị Kim Su, Clâu Thị Su In, A Ting Victory, Brâu Thị Vi Va.... Thêm nữa, họ còn chọn các hãng điện tử như Nokia, Sam Sung, Sony; các thương hiệu xe Toyota hay Yamaha, Suzuki để đặt tên cho con. Bước vào tuổi đi học, các em mang tên nước ngoài đã gặp nhiều khó khăn. Đầu năm học mới, khi cô giáo đọc những tên nước ngoài, bạn trong lớp không thể nhịn cười, chế nhạo, tạo tâm lý mặc cảm cho các em. Trên địa bàn xã A Ting, năm 2013 có hàng chục trẻ em được cấp khai sinh với tên nước ngoài. Tại ngôi trường Tiểu học A Ting, số học sinh mang họ Cơ Tu, tên nước ngoài chiếm số lượng khá lớn.
Theo Đại Lộ
Người đàn ông mất tích vào không trung Sau một tiếng thét khủng khiếp, người đàn ông biến mất vào khoảng không. 10. James Worson Ngày 3/9/1873, một người đàn ông tên là James Worson đã chấp nhận lời thách đố đi bộ 32km từ thị trấn Leamington đến thị trấn Conventry. Hai người bạn của anh là Hammerson Burns và Barham Wise cũng theo sau trên chiếc xe ngựa kéo....