Lão nông kể chuyện về Bác Hồ qua những bức ảnh
Đến tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ngày ngày, có một lão nông ở Hà Nội vẫn miệt mài lên xuống bậc cầu thang vào căn phòng đặc biệt ở tầng ba. Nơi đó, ông trưng bày những tấm ảnh quý giá về Bác Hồ mà suốt đời dành tâm huyết đi sưu tầm.
Từ gốc đa đầu làng xóm Đường, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội hỏi thăm nhà ông Cao ai cũng biết.
“Xóm Đường chúng tôi rất phấn khởi, tự hào có cụ ông Trần Văn Cao là nông dân chất phác nhưng sưu tầm trên 300 bức ảnh về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, ông Nguyễn Trung Phồn (80 tuổi, người dân xóm Đường) nói giọng hồ hởi.
Về hưu rồi, học Bác như thế nào?
“Thuở thơ ấu gian khổ, sau này có cách mạng, có Bác Hồ, có Đảng, tôi mới được học hành, được đi công tác rồi tham gia đánh Mỹ. Sau này về hưu, tôi làm ruộng. Tôi nghĩ thế này: “Tất cả cơ quan đoàn thể đều có câu: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nhưng tôi về hưu chỉ làm ruộng thôi, học Bác như thế nào? Vậy là tôi nghĩ phải làm cho tốt, nuôi dạy con cái, đóng góp xây dựng nông thôn, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng. Rồi phải viết, phải làm điều gì đó để kỷ niệm lâu dài về sau”, lão n ông Trần Văn Cao, 85 tuổi bộc bạch.
Mới đầu ông viết “Sử ca” với 1.456 câu thơ lục bát, đi đến đâu gặp ai ông cũng đọc cho mọi người nghe. Trong “Sử ca” ông viết, có đoạn: “ Thanh cao lý tưởng bác Hồ/Suốt đời lo lắng cơ đồ Việt Nam/Lời nói cũng như việc làm/Con người phúc hậu dân càng mến thương”.
Về sau ông ngẫm, thanh niên bây giờ đi làm ăn xa chẳng có thời gian nghe chuyện, mà các cụ ông cụ bà “gần đất xa trời” có người nghe được người không.
“Tôi quyết định sưu tầm những bức ảnh quý giá về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, những tấm ảnh Bác hoạt động cách mạng. Qua những bức ảnh, ai cũng có thể xem được, lưu lại được để từ đó mọi người hiểu hơn về Bác Hồ, để cùng nhau noi theo gương Bác “, lão nông ở Hà thành quả quyết.
Thăm nhà người quen, bạn bè ông đều ngó nghiêng sưu tầm những bức ảnh quý về Bác Hồ và tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đài báo, sách vở.
Video đang HOT
“Có những bức ảnh tôi xin được, có bức ảnh thì chụp lại, cắt ở báo chí… tất cả đều là chính thống cả. Đi đâu tôi cũng để tâm xem ai có ảnh của Bác mà ảnh đó tôi chưa có là xin ngay”, ông Cao nhớ lại.
Suốt 10 năm trời, đến năm 2019 ông sưu tầm được hơn 300 bức ảnh quý giá về Bác Hồ. Ông xin vợ con riêng tầng 3 để làm phòng trưng bày ảnh Bác. Một căn phòng lưu niệm chừng 14m2 trưng bày những bức ảnh quý giá về Bác được hoàn thành, trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân xóm Đường.
Những tấm ảnh về Bác được ông Cao lưu giữ theo từng giai đoạn: từ ngày người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước đến giai đoạn những năm 1930 thành lập Đảng; Bác về chiến khu Việt Bắc xây dựng Đảng, lãnh đạo cách mạng toàn quốc kháng chiến, lãnh đạo cuộc chiến chống Mỹ cứu nước.
Cuối cùng là sưu tầm những bức ảnh về việc học tập, làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dưới mỗi bức ảnh trưng bày, ông Cao còn tỉ mẩn ghép những dòng chú thích được đánh máy.
Lan tỏa việc làm tốt
Hơn một năm qua, cửa nhà ông Cao luôn rộng mở đón các cụ ông cụ bà, các em học sinh đến thăm quan. Đến đây không chỉ được xem những bức ảnh quý giá, họ còn được nghe lão nông Trần Văn Cao kể chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong căn phòng lưu niệm, những bức ảnh về Bác Hồ được lồng kính trang trọng, bên cạnh đó còn có những bức chân dung về Bác Hồ tự tay ông Cao phác họa. Những nét vẽ dù chưa mềm mại, sắc nét nhưng gói trọn tâm tư, lòng kính trọng của ông Cao dành cho Bác.
Tuổi đã ngoài 80 nhưng ngày ngày, bà Dương Thị Đảm vẫn thường lui tới phòng sưu tầm của cụ Cao để được nghe chuyện về Bác Hồ. Bà bộc bạch: “Tôi thích nghe ông Cao kể chuyện về Bác Hồ. Ông nhớ giỏi lắm, nhớ hết cuộc đời và sự nghiệp của Bác, từ thời trẻ cho đến thời đánh Pháp, đánh Mỹ. Từ trước tới giờ tôi chưa thấy ai nhớ giỏi như vậy”.
Ông Trịnh Văn Huynh (72 tuổi) xúc động chia sẻ người dân xóm Đường từ già đến trẻ đều truyền tai nhau học theo việc làm tốt của ông Cao. Họ nhắc nhớ nhau, trong bối cảnh hiện đại càng cần “có thêm nhiều cụ Cao” để cùng nhau gìn giữ lịch sử, noi gương Bác Hồ.
“Điều này cần học tập, mô hình này cần được nhân rộng ra. Qua tham quan mô hình của ông Cao, chúng tôi thường nhắc nhở con cháu: “Có Bác Hồ mới có được độc lập tự do, mới có cuộc sống như hôm nay”. Thông qua học hành, báo chí, các con phải thấm nhuần lời dạy của Bác, học tập theo “Năm điều Bác Hồ dạy”, phải luôn ghi nhớ để sau này xây dựng đất nước tốt đẹp hơn”, ông Huynh chia sẻ.
“Tôi tuổi già thật, nhưng về già cũng thực hiện vai trò là ông bà phải gương mẫu trong nhà. Mới đầu không phải ai cũng biết nhưng mình cứ làm thôi, bây giờ các cụ ông cụ bà trong xóm cũng đến hỗ trợ, đến đây uống nước ăn trầu là “liều thuốc” động viên mình làm được đến đâu hay đến đó. Còn sức khỏe là còn làm được”, ông Trần Văn Cao tâm niệm.
Cụ ông Trần Văn Cao là cán bộ thủy lợi về hưu, từng tham gia kháng chiến chống Mỹ. Trong căn phòng khách nhà ông trang trọng treo tấm bằng khen huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, bằng khen gia đình có công trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ông Nguyễn Viết Tiến, Chủ tịch HĐND xã Đại Yên, chia sẻ từ lúc phòng trưng bày của ông Cao mở cửa, người dân trong và ngoài xã thường xuyên ghé thăm để tìm hiểu về cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tới đây, chính quyền xã sẽ động viên các thầy cô giáo tổ chức tham quan phòng trưng bày thông qua hoạt động ngoại khóa, để từ đó các cháu có thể được xem những bức ảnh về hoạt động của Bác Hồ. Phòng trưng bày như một “bảo tàng” thu nhỏ mà ông Cao đã dùng tâm huyết của mình để gây dựng nên.
Gần 50 năm vẽ chân dung Bác
Gần 50 năm từ thời chiến đến thời bình, người cựu chiến binh Trần Ngọc (74 tuổi) vẫn miệt mài vẽ tranh, sáng tác thơ ca về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thượng tá Trần Ngọc trao tặng tập tranh vẽ Bác Hồ cho Bảo tàng khu 5 - Ảnh: DIỆU HUYỀN
Căn nhà nhỏ trong hẻm trên đường Duy Tân (TP Đà Nẵng) được dành gian chính để treo những bức tranh vẽ Bác Hồ. Thường dưới tranh có đề những bài thơ về Bác hay lời trích câu nói của Bác. Tuổi ngoài thất tuần, đôi tay ông Ngọc đã run run nhưng những nét vẽ vẫn rất có hồn, vẫn giữ cái chất riêng của người lính Cụ Hồ. Ông bảo đời ông chưa một lần được gặp Bác, nhưng có khi bất chợt đọc được câu thơ, ông lại vẽ ra hình Bác bằng một ý niệm riêng qua những lời thơ ấy.
Mỗi lần nhắc về ký ức ngày lính, ông Ngọc lại rưng rưng. Năm 20 tuổi, chàng trai quê Thanh Hóa lên đường nhập ngũ, trên đường hành quân thần tốc cùng trung đoàn 53 cơ động từ Nam Định vào Quảng Bình, tham gia mở đường 20 Quyết Thắng thì nhận tin Bác mất. "Có điều gì đó thôi thúc tôi phải cầm bút vẽ và viết bởi lúc này chính những hình vẽ, bài thơ là niềm động viên tốt nhất cho anh em" - ông Ngọc nhớ lại. Và ông bắt đầu sáng tác.
Người cựu chiến binh say sưa vẽ Bác Hồ - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Những bài thơ, bài hát, bức vẽ Bác đầu tiên được ra đời trên dọc tuyến đường hành quân của chàng trai trẻ Trần Ngọc. Niềm động viên tinh thần qua các sáng tác của ông đã truyền năng lượng không chỉ với bản thân ông mà cho cả đồng đội vượt qua tháng ngày mưa bom bão đạn.
Đại tá, nhà văn Đỗ Viết Nghiệm cùng đơn vị với thượng tá Ngọc nhớ lại: "Ở chiến trường luôn đối diện với bom rơi, đạn nổ, thiếu cơm nhạt muối, với sốt rét, thương vong vậy mà anh Ngọc vẫn sáng tác ra những ca khúc, làm thơ và tự trình bày rất ý nghĩa. Không chỉ có tài vẽ những chân dung Bác Hồ, anh Ngọc còn viết và cắt chữ rất đẹp, sáng tạo những khẩu hiệu động viên, cổ vũ tinh thần anh em mạnh mẽ".
Thượng tá Trần Ngọc trong không gian tranh Bác Hồ - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Thời điểm được biên chế về công tác tại Ban Tuyên huấn, Cục Hậu cần Quân khu 5, ông Ngọc vẽ nhiều hơn những bức tranh về Bác Hồ, có cả cảnh Bác Hồ làm việc, Bác với 54 dân tộc anh em, Bác Hồ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Sau ngày đất nước thống nhất, không chỉ tranh vẽ Bác Hồ, các chủ đề tranh cổ động, hình ảnh người bộ đội Cụ Hồ... của ông Ngọc được chọn trang trí, tuyên truyền trực quan phục vụ các lễ hội và sự kiện lớn của Quân khu 5.
Những dịp đón bạn bè quốc tế, các đoàn khách quân sự của nước ngoài đến Đà Nẵng, người xem tranh ông Ngọc vẽ Bác đều thán phục tài năng của ông bởi chỉ với những nét phác thảo đơn giản hay bằng chất liệu và kỹ thuật kỳ công, tranh ông vẽ Bác đều toát lên thần thái của vị lãnh tụ vĩ đại khó họa sĩ nào tả được.
Sáng 14-5 vừa qua, vị thượng tá già một mình chạy chiếc xe cũ đến Bảo tàng Quân khu 5. Trên tay ông cầm hai tập tranh vẽ khổ giấy A3 xin tặng cho bảo tàng làm tư liệu trưng bày. Ông Ngọc nói rằng tâm huyết của mình chỉ mong nhắc nhớ thế hệ trẻ thông qua những tranh vẽ Bác Hồ với những lời đề tựa ý nghĩa sẽ khắc ghi công ơn to lớn, học tập tư tưởng đạo đức của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Thiếu tá Thân Ngọc Huệ, giám đốc Bảo tàng Quân khu 5, cho biết những bức vẽ Bác Hồ của thượng tá Ngọc được dành tặng cho bảo tàng là một trong những nguồn tư liệu đặc sắc. Càng đặc biệt hơn khi đây là những tác phẩm của người cựu chiến binh Việt Nam. Đến nay, ông Ngọc đã có nhiều đợt tặng tranh vẽ cho bảo tàng để phục vụ công tác trưng bày, tuyên truyền với hầu hết các tác phẩm của ông.
Ông Ngọc chia sẻ, khi vẽ về Bác, ông đặc biệt chú trọng đến đôi mắt và miệng của Bác. "Tôi đã xem rất nhiều hình ảnh chụp Bác Hồ qua nhiều năm, vì điều kiện công nghệ chụp ảnh trước đây nên cho ra đôi môi người thường tối. Vì thế nhiều người vẽ tranh Bác Hồ cũng vẽ màu môi tối. Trong tranh tôi thì khác, tôi luôn chọn vẽ đôi môi hiền từ với màu nâu nhẹ, những nụ cười thật hiền. Với đôi mắt, mỗi khung cảnh, nội dung khác nhau, tôi tập trung thể hiện đôi mắt của Bác thật có hồn và nhận đoán tâm trạng, cảm xúc để truyền vào trong đó" - ông Ngọc chia sẻ.
Dòng điện nhớ ơn Bác Hồ Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến ngành Điện và công nhân viên ngành Điện. Tình cảm của Bác Hồ đối với ngành Điện mãi mãi là tài sản tinh thần thiêng liêng và vô giá đối với mỗi cán bộ công nhân viên ngành Điện. Những lời căn dặn của Bác khi đến thăm, nói chuyện với CBCNV ngành Điện năm...