Lão nông bắt đất phèn “đẻ” tiền tỷ
Những ngày này, đi đến xã Vĩnh Quới ( thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng), đâu đâu cũng thấy màu xanh bạt ngàn của những vườn mãng cầu xiêm.
Đây được xem là mô hình thích ứng biến đổi khí hậu hiệu quả tại vùng đất phèn mặn. Và người tiên phong trong phong trào trồng mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát tại đây là ông Lê Văn Vui.
30 năm gắn bó với cây mãng cầu xiêm
Sau khi lập gia đình, vợ chồng ông Vui ra riêng với 6 công vườn và 5 công ruộng. Thời đó, khu vực này nhiễm phèn mặn, đất vườn toàn cây tạp, đất ruộng mỗi năm làm 1 vụ lúa mùa, năng suất bấp bênh nên cuộc sống gia đình ông gặp nhiều khó khăn. Không nản chí, vợ chồng ông ngoài làm thuê kiếm sống còn tìm cách cải tạo vườn tạp, trồng cây và chăn nuôi.
Cây mãng cầu xiêm đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông Vui. Ảnh: Chúc Ly
Nhiều năm liền, ông Vui giữ vững danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Trong năm 2015, ông còn danh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước khen tặng. Năm 2016, ông được Ban chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam công nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016.
Ông Vui cho hay: “Tính ra tôi đã gắn bó với cây mãng cầu xiêm gần 30 năm, năm 1976, tôi đã có trồng cây mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát nhưng diện tích chưa lớn. Vài năm sau đó lại phá đi một phần để trồng mía, tuy nhiên về sau thấy cây mía không hiệu quả, trong khi mãng cầu xiêm ngày càng phát triển, tôi quyết gắn bó với loại cây này đến nay”.
Dẫn chúng tôi tham quan vườn mãng cầu xiêm phát triển xanh tốt, ông Vui cho biết: “Hiện nay tôi có 1,3ha đất với khoảng 1.200 gốc mãng cầu xiêm, trong đó có 1.000 gốc đang cho trái. Đối với cây mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát, từ lúc trồng đến cho trái khoảng 2,5 năm. Đây là loại cây chịu được phèn mặn cao, lại chịu được nắng nóng và nước ngập, tuổi thọ lại cao, có khi lên đến 40-50 năm nên rất thích hợp với vùng đất này”.
“Cây mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát rất dễ sống, tuy nhiên công chăm sóc lớn và người trồng phải thật tỉ mỉ ở giai đoạn chấm phấn cho hoa. Giai đoạn này phải làm thủ công toàn bộ mới cho hiệu quả, tỷ lệ đậu trái khoảng 80%. Cây từ 4 năm tuổi phải tiến hành tỉa cành, cắt đọt, không cho phát triển chiều cao để không ảnh hưởng đến năng suất cho trái. Đến năm thứ 5, cây bắt đầu cho trái nhiều nhất, cao nhất có thể đạt 250kg/cây/năm, trung bình khoảng 150kg/cây/năm” – ông Vui chia sẻ kinh nghiệm.
Thu tiền tỷ mỗi năm
Video đang HOT
Hiện tại, với 1.000 gốc mãng cầu xiêm đang cho trái ổn định, với phương pháp để trái rải vụ quanh năm, gia đình ông Vui thu về khoảng 27 tấn trái/năm.
“Làm rải vụ sẽ hạn chế rủi ro hơn để trái tập trung, vì ở mỗi thời điểm giá cả sẽ có sự biến động nhất định. Từ khoảng 3 năm nay, giá mãng cầu xiêm luôn ở mức từ 20.000-30.000 đồng;/kg. Hơn nữa, trồng mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát có chi phí rất thấp, chỉ khoảng 10% nên thu được lợi nhuận khá cao, trung bình tôi thu khoảng 500 triệu đồng/năm” – ông Vui bộc bạch.
Riêng về thị trường tiêu thụ, những năm qua, đầu ra trái mãng cầu xiêm khá rộng và ổn định. Thương lái trong và ngoài địa phương vào thu mua tận vườn, sau đó được chở về các tỉnh, thành phố lớn để tiêu thụ.
Ngoài tập trung vào canh tác cây mãng cầu xiêm, ông Vui mua thêm đất và mở rộng mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Đến nay, ông đã có 4,6ha đất ruộng, mỗi năm làm 2 vụ lúa, cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Ông còn tận dụng phụ phẩm từ trồng lúa để nấu rượu, nuôi lợn, trồng nấm rơm.
Khoảng 2 năm trở lại đây, khi đã tích lũy được đồng vốn kha khá ông Vui còn mở rộng nuôi khoảng 180 con lợn, (mỗi năm xuất bán khoảng 3 tấn lợn thịt, cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm).
Hiện ông đang phát triển nhân giống mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát, ông cho biết mỗi năm đã bán được khoảng 6-7.000 cây, với giá 20.000 đồng/cây.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Vui còn luôn chia sẻ, giúp đỡ hội viên, nông dân lân cận. Bà con trong xóm muốn nhân rộng mô hình, ông đều nhiệt tình giúp đỡ, ai cần vốn, cây giống ông giúp vốn, cây giống và sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật.
Theo Danviet
Chuyện ít biết sau nghi án lão nông giết vợ hờ rồi tự tử vì ghen
Bà L nổi tiếng ở địa phương bởi phi vụ "nhượng" chồng trừ nợ, sau đó là đến thành tích thay người tình như thay áo. Ông Cốc gia đình, vợ con đề huề nhưng khi vướng lưới tình thì cũng bất chấp tất cả...
Từng "sang" chồng để trừ nợ
Theo thông tin từ Công an tỉnh Sóc Trăng, ngày 23.6, đơn vị này vẫn đang tiếp tục tiến hành điều tra, làm rõ nghi án giết vợ rồi uống thuốc trừ sâu tự tử xảy ra tại khóm Vĩnh Tiền, phường 3, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Nạn nhân trong vụ án mạng này là Trần Thị L (SN 1973), còn nghi can được xác định là Nguyễn Văn Cốc (SN 1948).
Hiện trường xảy ra vụ việc.
Ông Cốc tên thường gọi là Thành, đăng ký thường trú tại xã Định Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp), chung sống với nạn nhân như vợ chồng tại hiện trường xảy ra vụ việc. Sáng 18.6, người dân phát hiện bà L tử vong tại nhà với nhiều vết thương trên người. Nhận được tin báo, lực lượng công an tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ việc.
Khi vụ việc xảy ra, ông Cốc biến mất một cách bí ẩn. Sau đó, người thân của nạn nhân nhận được điện thoại của đối tượng từ Đồng Tháp gọi đến tự thú hành vi tội ác của mình. Cũng trong chiều 21.6, ông Cốc đã uống thuốc trừ sâu tự tử, tuy nhiên được người thân phát hiện kịp thời, hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc (Đồng Tháp).
Trở lại hiện trường vụ việc, qua lời kể của những nhân chứng, phần nào đã hé lộ nguyên nhân dẫn đến bi kịch của đôi vợ chồng hờ này.
Theo lời kể của chị Trần Thị Chín (người hàng xóm), bà L là người ở khóm Vĩnh Tiền. Khoảng ngoài 20 tuổi, bà lập gia đình với một thanh niên ở cùng địa phương có tổ chức cưới hỏi đàng hoàng, có được 2 người con trai. Lúc đó, hai vợ chồng sống bằng buôn bán lúa gạo, cuộc sống khá phẳng lặng. Nhưng về sau, buôn bán không thuận buồm xuôi gió, bị lỗ lã, mang nợ khá nhiều. Cũng vì nợ nần nên vào khoảng năm 2000 , bà L đã "sang nhượng" người chồng cho một người phụ nữ cùng hành nghề mua bán lúa gạo với giá 15 triệu đồng, tương đương 3 cây vàng 24K. Sự việc này từng khiến cả vùng xôn xao, thậm chí lên cả mặt báo.
Sau khi "sang nhượng" chồng cho người khác, bà L qua lại với người đàn ông khác và sinh được 2 người con gái nhưng sau đó lại chia tay. Theo chị Chín thì sau đó, bà rời quê đi sống ở nơi khác, thi thoảng mới quay về. Hôm đám ma bà L, có một phụ nữ người dân tộc Khmer dẫn đến đám ma một cô bé khoảng 16-17 tuổi và cho biết là con gái ruột của bà L nhưng cho vợ chồng bà nuôi từ nhỏ. Nay nghe nói bà L chết, bà đưa cô bé về cho cháu biết và chịu tang mẹ rồi lại đi.
Trở lại với câu chuyện về mối tình giữa bà L với ông Cốc, một người dân ở khóm Vĩnh Tiền cho biết: Ông Cốc là dân ở Đồng Tháp, có gia đình, vợ con đề huề, kinh tế khá giả nhưng cuối cùng lại bỏ hết tất cả, theo bà L về Ngã Năm sinh sống.
Cuộc gặp "định mệnh" diễn ra cách đây 2-3 năm, bà L đi nuôi người thân bị bệnh nằm điều trị tại một bệnh viện ở TP.Cần Thơ. Còn ông Cốc cũng đi nuôi người thân ở đó. Cùng cảnh chăm người bệnh nên họ có chuyện trò qua lại với nhau và dù "lửa gần rơm" không lâu nhưng lại "bén". Sau khi người thân hết bệnh, bà L về Ngã Năm, ông Cốc về Đồng Tháp. Tưởng như vậy là xong, ai ngờ về Đồng Tháp, ông Cốc lại một mực ly thân với vợ rồi bí mật xuống Ngã Năm tìm bà L.
Cuộc sống ngược đời của đôi vợ chồng hờ
Sau khi thành "vợ chồng", bà L cùng ông Cốc cất một căn nhà nhỏ trên phần đất của bà L được cha mẹ chia cho có diện tích khoảng hơn 2 công đã lên liếp trồng cây ăn trái. Căn nhà đó nằm giữa đồng trống, vắng vẻ, ít người qua lại.
Theo lời kể của một số người ở chợ phường 3, sau khi ở với ông Cốc, mỗi ngày, bà L có mặt ở chợ bán bắp chuối, cải bắp bào. Còn ông Cốc lại cặm cụi với mảnh vườn trồng cây ăn trái. Sáng ra, ông chở bà ra chợ rồi trở về nhà làm vườn. Trưa, tan chợ ông lại ra dọn dẹp rồi chở bà về nhà. Ở chợ quê xa này, người mua không nhiều nên buôn bán lời lãi chẳng bao nhiêu, nhưng ngày nào bà cũng ra chợ vì ở chợ vui hơn ở nhà.
Trong khi ông Cốc hiền lành, chí thú làm ăn thì bà L lại không chịu mó tay vào bất cứ việc gì. Thậm chí bà còn rất tích cực tham gia các cuộc vui, trong đó có rất nhiều cuộc nhậu mà nam giới nhiều hơn phái nữ.
Anh Trần Văn Thái (người dân ở phường 3) kể: "Ở đời tui chưa thấy ai hiền như ông Cốc. Suốt ngày cặm cụi với miếng vườn trồng cây, còn vợ ăn mặc sạch sẽ, trang điểm son phấn suốt ngày ở ngoài chợ ngồi hết nơi này qua nơi khác, giao du với nhiều người đàn ông khác nhưng ông vẫn không phàn nàn gì. Cứ đều đặn sáng chở vợ ra chợ xong rồi quay về nhà, đến trưa tan chợ ra đón vợ về. Có nhiều bữa bà L kêu ông chở đi nhậu, ông cũng chở đến tận nơi rồi ngồi chờ vợ nhậu xong lại chở vợ về".
Một nhân chứng cho biết: "Đàn ông nhậu đã đành, đàn bà gì mà nhậu quá trời. Hơn nữa trong bàn nhậu có rất nhiều đàn ông nên ông Cốc ghen cũng không sai". Chị Nguyễn Thị Chín tiếp lời: "Đám đàn ông trong tiệc nhậu cũng toàn là thứ dữ không. Nói thật, ông Cốc do là người nơi khác tới và thương bà L nên im lặng chịu trận thôi, chứ chắc chắn ông rất giận, rất ghen".
Theo một người dân ở khóm Vĩnh Tiền, trước hôm xảy ra án mạng, họ thấy ông Cốc đi lang thang ngoài xóm chứ không ở nhà, lại ghé vào một số nhà xin cơm ăn. Hỏi thì ông cho biết bà L không cho ông ở trong nhà, không nấu cơm cho ông ăn và tuyên bố đất là của cha mẹ ruột cho bà nên bà không muốn ông Cốc sống trên mảnh đất này nữa. Có thể vì thế, cộng với nhiều việc làm của bà L trước đó khiến cho "giọt nước tràn ly" nên ông Cốc đã giết chết bà L và sau đó tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu.
Ông Nguyễn Văn Lương (giáo viên, người sống gần gũi với đôi vợ chồng trên - PV) cho biết, khi vụ việc xảy ra khiến ai cũng bất ngờ. Bởi bình thường nghi can cũng là người hiền lành, ít nhậu, chịu khó làm ăn, trái ngược hoàn toàn với tính nết của người vợ.
"Bà L là người sống phóng túng, lại ham vui, thường được bạn bè mời đi nhậu. Trong cuộc nhậu cũng không tránh khỏi những lời trêu ghẹo của bạn nhậu là nam giới. Có thể vì thế mà ông Cốc ghen tuông rồi xảy ra chuyện đau lòng. Hôm rồi tôi có nghe người nhà bà L nói trước khi xảy ra án mạng khoảng 2 tuần, ông Cốc có nói với nhiều người, trong đó có cả người nhà bà L là ông sẽ giết bà L rồi tự tử. Thấy ông vốn hiền lành nên ai cũng nghĩ giận nên nói vậy chứ không dám làm gì. Ai ngờ ông làm thật khiến ai cũng bất ngờ. Trước đây, thấy ông Cốc khổ tâm khi sống với bà L như vậy, gặp ông ngoài chợ, tôi có nói với ông sao không về với vợ con, gia đình ở Đồng Tháp thì ông nói buồn lắm, không thể về được, về thấy mắc cỡ với vợ con, với hàng xóm. Thôi thì số mình vậy thì phải chịu, lỗi cũng tại mình nữa nên mình phải gánh thôi", ông Lương kể lại.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân tử vong của bà L, cũng như hành vi của ông Cốc. Sau vụ án, nhiều người dù không đồng ý với hành động giết người của ông Cốc nhưng trong chuyện này có ít nhiều nạn nhân cũng có phần đáng trách.
Có mặt chăm chồng tại bệnh viện, người vợ chính thức của ông Cốc cho biết, bà rất ngỡ ngàng khi hay tin chồng quan hệ "già nhân ngãi, non vợ chồng" với nạn nhân. Trước khi uống thuốc sâu tự tử, ông Cốc đã điện thoại cho bà thừa nhận giết chết bà L. Thông tin này đã được bà cung cấp cho Cơ quan điều tra để góp phần làm sáng tỏ vụ án.
Theo Cao Xuân Lương (Gia đình & Xã hội)
Nghi án lão nông giết vợ rồi tự tử vì ghen Người chồng 68 tuổi uống thuốc trừ sâu tự tử sau ba ngày được cho là đã giết vợ vì nghi ngờ bà này không chung tình. Cảnh sát khám nghiệm hiện trường vụ án mạng. Ảnh: C.A Ngày 22/6, Công an tỉnh Sóc Trăng đã đến Bệnh viện Đa khoa TP Sa Đéc (Đồng Tháp) để điều tra nghi án chồng sát...