Lào nhượng bộ, đưa đập thứ hai trên sông Mekong ra tham vấn
Tại phiên họp cấp bộ trưởng của Ủy ban Sông Mekong (MRC) diễn ra ngày 26.6 tại Bangkok (Thái Lan). Lào đã đồng ý gửi lại hồ sơ dự án thủy điện Don Sahong theo đúng quy trình tham vấn trước, thay vì bỏ qua như trước đây.
Cá là nguồn dinh dưỡng chính sông Mekong cung cấp cho cư dân sinh sống hai bên bờ. Các con đập thủy điện sẽ đe dọa nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên này – Ảnh: International Rivers
Số phận đập Don Sahong
Don Sahong là công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong tại Lào, sau đập Xayaburi. Dự án này nằm ở khu vực Siphandone (gần thác Khone), ở miền Nam Lào, cách biên giới Lào – Campuchia 2km.
Con đập nằm ở khu vực gần 4000 hòn đảo, xây trên dòng Hou Sahong. Về mùa khô, nhánh sông này là dòng chảy duy nhất để hàng ngàn loài cá di cư và sinh sản. Việc xây đập tại đây sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cá, hệ sinh thái, thậm chí làm biến mất loài cá heo nước ngọt Irrawaddy tại hồ Kratíe bên dưới dòng chảy.
Tháng 9.2013, Lào gửi đến MRC thư “thông báo trước”, cho biết họ sẽ xây dựng thủy điện Don Sahong mà không thông qua quy trình “tham vấn trước” để đạt được sự đồng thuận từ các quốc gia tiểu vùng sông Mekong.
Theo chính phủ Lào, Don Sahong không phải thủy điện trên dòng chính sông Mekong nên không cần thông qua quy trình tham vấn trước.
Từ lúc gửi thông báo này, Lào vấp phải sự chỉ trích của nhiều tổ chức môi trường ở các nước có liên quan đến dòng sông.
Trong phiên họp ngày 26.6 vừa qua, MRC bất ngờ phát đi một thông cáo báo chí cho hay Lào nhượng bộ, chấp nhận theo quy trình tham vấn trước tại Don Sahong. Thông cáo viết: “Quá trình tham vấn trước sẽ chính thức hóa các thảo luận và đánh giá giữa các quốc gia thành viên và các bên liên quan về những bất lợi tiềm tàng và các tác động xuyên biên giới của dự án này”.
Video đang HOT
Nhận xét về động thái này của Lào, ông Marc Goichot, cố vấn cao cấp của quỹ WWF, nói với Thanh Niên Online: “Chúng tôi hoan nghênh quyết định của đoàn Lào khi chấp nhận đưa dự án Don Sahong theo đúng quy trình tham vấn trước – một yêu cầu bắt buộc theo Hiệp định Sông Mekong 1995. Tuy nhiên, quá trình ra quyết định chung của MRC vẫn cần phải sửa đổi. Thủ tục PNPCA (thông báo, tham vấn trước) đã hoàn toàn thất bại vào năm 2012, khi Lào vẫn quyết định xây Xayaburi, bất chấp những phản đối từ Việt Nam và Campuchia”.
Tình thế mới ở các con đập dòng chính Mekong
Trước phiên họp cấp bộ trưởng 2 ngày, cũng tại Bangkok, tòa án Hành Chính Tối Cao Thái Lan bất ngờ chấp nhận đơn kiện của hàng trăm dân làng Thái Lan. Đơn kiện chống lại Công ty Điện lực Thái Lan (EGAT) và 4 công ty nhà nước khác vì đã chấp nhận mua 95% lượng điện sẽ sản xuất ra từ Xayaburi.
Việc chấp nhận đơn kiện này hướng sự quan tâm của quốc tế trở lại Xayaburi. Bà Ame Trandem, giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức sông ngòi thế giới cho biết: “Quyết định của tòa án Hành Chính Tối Cao Thái Lan với vụ kiện này đặc biệt quan trọng vì tòa đã nhận định đập Xayaburi sẽ tạo ra tác động bất lợi đến cuộc sống của cư dân bên dưới dòng sông”.
Bà Trandem cũng nhận xét nếu tòa án Thái buộc EGAT không được mua điện từ Lào, vụ kiện này có thể khiến “các thỏa thuận mua bán điện phải bị hoãn lại hoặc hủy bỏ, nó sẽ gây ra nguy cơ với nhà đầu tư đang xây dựng đập Xayaburi vì không có ai mua điện sản xuất ra từ đây”.
Ông Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu – Đại học Cần Thơ, có cùng nhận định: “Việc chấp nhận đơn khiếu nại này là một sự kiện rất đặc biệt vì nó làm đảo ngược một phần phán quyết của Tòa án Sơ thẩm năm 2012 cho rằng Tòa án Thái Lan không có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện tụng này”.
Trước đó, Lào đã không tuân theo thủ tục tham vấn trước với Don Sahong và phớt lờ phản đối từ các nước liên quan, vẫn xây dựng Xayaburi.
Ông Lê Anh Tuấn nói về nguy cơ của Việt Nam từ các con đập tại Lào: “Nếu cả Xayaburi và Don Sahong được xây dựng thì lần lượt các đập nước khác trên dòng Mekong sẽ tiếp tục xây dựng, cắt đứt dòng Mekong thành những đoạn hồ thủy điện.
“Hệ sinh thái và sinh kế hạ lưu vực sông Mekong, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị tác động nghiêm trọng ở nhiều khía cạnh, gây suy thoái về nguồn nước, môi trường, hệ sinh thái, canh tác nông nghiệp, thủy sản, … và nhiều hệ lụy tiêu cực về kinh tế và an ninh xã hội”.
Theo TNO
Chính phủ Thái Lan không được tham vấn về quyết định thiết quân luật
Chính phủ tạm quyền Thái Lan cho biết họ đã không được quân đội tham vấn trước về quyết định áp dụng tình trạng thiết quân luật vào ngày hôm nay. Tuy nhiên họ khẳng định chính phủ vẫn tồn tại.
Phe chống chính phủ tuyên bố tiến hành "trận chiến cuối cùng" nhằm lật đổ chính phủ.
Cuộc phế truất Thủ tướng Yingluck Shinawatra của ngành tư pháp Thái Lan vào đầu tháng này đã khiến căng thẳng leo thang. Những người biểu tình "áo đỏ" ủng hộ bà Yingluck và anh trai của bà Thaksin Shinawatra, người bị quân đội lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006, đã cảnh báo về nguy cơ nội chiến nếu quyền lực được trao cho một lãnh đạo không cần thông qua bầu cử, như theo yêu cầu của phe đối lập.
Trong khi đó Paradorn Pattanatabut, cố vấn an ninh cho Thủ tướng mới lên thay bà Yingluck, ông Niwattumrong Boonsongpaisan, cho hay chính phủ tạm quyền đã không được tham vấn trước về quyết định áp đặt tình trạng thiết quân luật.
"Chính phủ tạm quyền hiện vẫn sát cánh cùng Thủ tướng tạm quyền Niwattumrong. Mọi thứ vẫn bình thường trừ việc quân đội chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các vấn đề an ninh", ông cho hay.
Trong khi trước đó, những người biểu tình phản đối chính phủ tuyên bố sẽ tiến hành "trận chiến cuối cùng" trong những ngày tới nhằm lật đổ thủ tướng. Các lãnh đạo biểu tình hiện đang chiếm một cánh của trụ sở chính phủ, tổ chức họp báo nhằm chứng tỏ chính phủ thiếu khả năng nắm quyền.
Quân đội được thông báo sẵn sàng nhiệm vụ
Trong bài phát biểu trên truyền hình cả nước, người đứng đầu quân đội Thái Lan, tướng Prayut Chan-O-Cha, tuyên bố việc giám sát các cuộc biểu tình của cơ quan an ninh chính phủ đã bị ngưng.
"Tất cả quân nhân thuộc lục quân, không quân và hải quân phải trở về các đơn vị của mình để thực hiện nhiệm vụ", ông cho hay.
Theo luật Thái Lan, quân đội có quyền tuyên bố tình trạng thiết quân luật, cho phép họ kiểm soát an ninh khắp đất nước, nếu có tình huống khẩn cấp.
Động thái của quân đội có nguy cơ khiến những người ủng hộ chính phủ xem như là một cuộc lật đổ.
Tuy nhiên "phe áo đó" ủng hộ chính phủ có phản ứng ban đầu với tin thiết quân luật rất thận trọng. "Với tuyên bố thiết quân luật chính phủ vẫn tồn tại và hiến pháp vẫn tồn tại vì vậy nó không chống lại quan điểm chống đảo chính của chúng tôi", lãnh đạo "áo đỏ" Nattawut Saikuar cho biết.
Lần trước quân đội Thái Lan ban bố tình trạng thiết quân luật là vào tháng 9/2006 sau cuộc đảo chính quân sự không đổ máu lật đổ ông Thaksin Shinawatra.
Vương quốc Thái Lan đã trải qua nhiều năm bất ổn chính trị kể từ khi ông Thaksin bị lật đổ, cuộc lật đổ đã khiến nhiều người ủng hộ vị tỷ phú chuyển sang làm chính trị này bất bình.
Bế tắc chính trị
Quân đội Thái Lan đã tiến hành tổng cộng 18 cuộc đảo chính thành công và cả bất thành kể từ năm 1932, nhưng những người ủng hộ chính phủ cảnh báo họ sẽ không chấp nhận thêm một động thái nào nữa của các tướng lĩnh quân đội nhằm nắm giữ quyền lực.
Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã có một chính phủ không hoạt động được đầy đủ kể từ tháng 12 năm ngoái. Chi tiêu chính phủ bị gián đoạn, nhà đầu tư và khách du lịch e ngại.
Theo con số chính thức vào ngày hôm qua, kinh tế đã bị sụt giảm 0,6% trong quý đầu năm nay, sụt giảm lần đầu tiên kể từ năm 2011.
Những người biểu tình phản đối chính phủ từ chối tham gia bầu cử mà không thực hiện cải cách chính trị trước. Họ cho rằng chính phủ của đảng Puea Thai thiếu tính pháp lý để điều hành đất nước.
Họ đang kêu gọi thượng viện áp dung một điều khoản được xem là không rõ ràng trong hiến pháp, nhằm phế truất thủ tướng tạm quyền. Ủy ban bầu cử tuần trước cho hay tổng tuyển cử dự kiến vào ngày 20/7 khó có thể tiến hành nếu không có sự ủng hộ của người biểu tình. Cuộc bầu cử tháng 2 vừa qua đã bị hủy bỏ sau khi bị người biểu tình cản trở.
Theo Dân Trí
Thượng viện Thái sẽ nhượng bộ phe chống chính phủ Các thượng nghị sĩ Thái Lan được mong đợi hôm nay (16/5) sẽ đề xuất một thủ tướng lâm thời được chỉ định, động thái có thể làm những người ủng hộ chính phủ tức điên, Reuters đưa tin. Những thành viên của Thượng viện Thái đang cố vạch ra một "lộ trình" để đưa Thái Lan thoát khỏi khủng hoảng chính trị...