Lao động Việt Nam về từ Lybia: Ngày mai, chúng tôi sẽ làm việc gì?
Con số 184 lao động Việt Nam từ Lybia về nước (chiều 10/8 tại Hà Nội) là từng đó nỗi niềm trăn trở về cơm áo gạo tiền: Công việc tiếp theo là gì? Làm gì để nuôi vợ con? Nguồn tiền ở đâu để trang trải những nợ nần cho chi phí của chuyến dở dang này?
Sau an toàn tính mạng, nỗi lo việc làm lại ập tới.
Cần việc làm ổn định
Đó là tâm sự của nhiều lao động vừa từ Lybia xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội). Trong đó có anh Nguyễn Văn Phương (quê ở Mê Linh, Hà Nội).
Mới làm việc được 8 tháng tại Lybia, anh Phương được công ty phái cử cho di tản về nước. Đây cũng là lần thứ 2 anh Phương đi làm việc ở Lybia. Hai lần đi làm việc đều phải bỏ dở về vì chiến sự.
Anh Phương buồn rầu: “Tôi là người trắng tay! Gia đình chi hết 50 triệu đồng cho chuyến đi. Sau 8 tháng làm việc, tôi mới gửi được chừng đó tiền về nhà thì phải về nước”.
Anh Nguyễn Văn Phương nghẹn ngào tâm sự.
Tâm nguyện lớn nhất của anh Phương là tìm được công việc ổn định tại quê nhà. “Tôi mong tìm được công ăn việc làm tại Việt Nam chứ không phải đi thêm lần nữa” – người đàn ông 26 tuổi này bộc bạch.
Cũng tâm trạng như anh Phương, anh Trần Văn Trục (quê ở Vĩnh Phúc) nói: “Bây giờ về nước, tôi và nhiều anh em lao động không biết làm gì!”.
Đau lòng hơn, anh Trần Văn Trục cho biết, nhiều người mới sang làm việc được 2-3 tháng còn chưa kịp thu lại chi phí bỏ ra.
Có quê xa hơn anh Trục, anh Trần Sơn Tình (ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) còn phải cầm cố sổ giấy tờ đất đai để có tiền đi Lybia.
“Gia đình không biết cuộc sống ra sao khi nguồn thu nhập chính từ công việc của tôi mấy đi. Gia đình đã phải cầm cố sổ đỏ để có kinh phí cho chuyến đi của tôi. Mới làm được 6 tháng vừa đủ tiền vốn thì lại phải về nước”.
Nỗi lòng đau đáu về câu chuyện miếng cơm manh áo của những lao động từ Lybia về còn lan tới người thân của họ.
Video đang HOT
Ông Đỗ Văn Khanh (65 tuổi, huyện Thạch Thất, Hà Nội) băn khoăn về tương lai công việc của con trai Đỗ Mạnh Cường – một lao động cũng về đợt này. “Con tôi có 15 năm bộ đội, gia đình thuộc diện cận nghèo của xã. Vợ cháu làm nông nghiệp chật vật nuôi 2 đứa con ăn học”.
Ông Đỗ Văn Khanh.
“Cảnh nghèo nên mới phải đi xuất khẩu lao động” – ông Khanh chua chát thừa nhận.
“Hợp đồng lao động thời hạn 2 năm nhưng sau 8 tháng đã phải về nước. Con tôi không tự phá hợp đồng mà do chiến tranh gây nên. Công việc của con tôi sẽ ra sao? Các cơ quan chức năng cần hỗ trợ kịp thời!”.
“Như hạn chờ mưa”
Có lẽ còn dồn nhiều nỗ lực vào việc đưa lao động về nước an toàn, các doanh nghiệp phái cử lao động và đơn vị liên quan chưa có nhiều biện pháp bền vững để hỗ trợ lao động trong thời điểm này.
Theo ông Nguyễn Việt Hải – GĐ Cty Vinamex, đơn vị phái cử 184 lao động trên sang Lybia làm việc – cho biết, công ty đã nỗ lực cử nhân sự sang thực địa để làm việc với chủ lao động và tiếp lương thực cho số lao động đang chờ về Việt Nam.
Trở về với nhiều nỗi lo việc làm.
Ông Hải cho biết, đây là rủi ro khách quan và các bên đều chịu thiệt thòi.
“Về chủ trương hỗ trợ lâu dài, chúng tôi sẽ chờ ý kiến từ phía cơ quan quản lý Nhà nước. Đứng về phía công ty, chúng tôi sẽ hỗ trợ những lao động mới sang làm việc tại Lybia được 2-3 tháng chuyển sang đơn hàng khác miễn phí, nếu họ có nguyện vọng”.
Với những lao động đã làm việc tại Lybia trong thời gian lâu hơn, ông Hải cho biết họ chỉ cần đóng một ít phí visa.
“Trước mắt, công ty sẽ hỗ trợ đưa lao động ra bến xe để về quê và hỗ trợ 1.000.000 đồng/người để mua vé tàu xe” – ông Hải nói.
Ông Bung Hun Jung.
Với đại diện của công ty Huyndai Engineering – đơn vị sử dụng số lao động Việt nam trên tại Lybia – cam kết ban đầu là “sẽ ưu tiên xem xét giới thiệu lao động tới các dự án mà tổng thầu đang thực hiện”.
Theo ông Bung Hun Jung – Trưởng VP Đại diện Công ty Huyndai Engineering tại Hà Nội – công ty là tổng thầu nhiều công trình trong khu vực ASEAN như: Malaysia, Philipin và Lào.
Ông Bung Hun Jung cho biết, công ty đã chi một khoản tiền lớn để thuê 3 máy bay đưa lao động Việt nam ra khỏi Lybia.
Một khẳng định hiếm hoi và cụ thể nhất của ông Bung Hun Jung trong lúc này, đó là cam kết thanh toán đầy đủ lương cho những ngày làm việc cuối cùng của lao động Việt Nam tại Lybia.
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Kinh hãi những bộ xương trắng trong bể nước nhà hàng
Mở nắp bể nước ngầm là gián bò ra tứ tung. Dưới bể nước, một lớp xương chuột đáy ẩn trong lớp nước ở đáy bể đen ngòm như nước cống... Vậy mà các nhà hàng, quán ăn vẫn vô tư dùng nước này để chế biến món ăn cho thực khách.
Những hình ảnh này được ông Nguyễn Văn Giang (quê Thạch Thất, Hà Nội), thu thập được sau gần 20 năm trời làm nghề thau rửa bể ngầm.
Nơi tá túc của chuột, gián
Hơn 50 tuổi, làm nghề thau rửa bể nước ngầm gần 20 năm nay nên ông chuyện xác chuột chết, xác gián nổi đầy trong bể chứa nước ngầm, cộng với đủ các loại rác rưởi vớt lên từ bể chẳng còn xa lạ với ông.
Ông Giang kể, các nhà hàng, quán ăn... dùng nước nhiều nên phải có bể chứa nước ngầm để đảm bảo nguồn nước cho cả ngày. Song, các bể nước này thường được làm bằng xi măng, dưới nền nhà bếp ẩm thấp với nắp bể nước ngầm được đậy rất thô sơ (một tấm xi măng, viên gạch đá hoa lát nền nhà, tấm tôn, tấm gỗ), thậm chí có nhà hàng, quán ăn còn chẳng thèm đậy gì hay có đậy cũng nửa kín nửa hở. Thế nên, chuyện xác chuột, xác gián chết ngâm đầy trong bể nước ngầm chẳng phải là điều gì quá lạ lẫm với những người chuyên làm nghề thau rửa bể nước ngầm như ông.
Nhiều bể nước ngầm khi được thau rửa còn vớt được cả cân xương chuột, xác gián (ảnh do nhân vật cung cấp)
Theo lời ông, bể nước nào hay được thau rửa thì chỉ có một, hai con gián, thi thoảng mới thấy có chuột chết, nước còn trong sạch một chút, chứ bể nào vài năm mới thau rửa một lần thì bẩn không thể tả. Thau 10 bể thì có tới 8-9 bể có xác chuột, xác gián chết trong đó. Hy hữu lắm mới thấy có bể sạch sẽ, không có con gián nào chết nhưng gián sống thì làm tổ đầy trong thành bể.
"Hãi nhất là vụ thau bể nước ngầm cho một quán ăn trên đường Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy) tháng vừa rồi, mấy anh em không khỏi rùng mình khi vớt được cả cân xương chuột, xác gián. Trong khi đó, nước dưới đáy bể ngầm xục lên đen ngòm như nước cống".
"Thế mà chủ nhà hàng còn giải thích rằng họ mới thau rửa bể được một thời gian ngắn. Bể còn sạch hơn nhiều những lần thau trước", ông Giang kể.
Đáng sợ bể nước ngầm nhà dân
Ông Giang còn cho hay, ở Hà Nội, không chỉ có nhà hàng, quán ăn bể ngầm mới bẩn như vậy mà ngay cả bể nước ngầm của nhà dân, thậm chí của các khách sạn 2-3 sao cũng bẩn không kém bởi vài năm họ mới thau rửa, vệ sinh một lần.
Thừa nhận chuyện trên, anh Phan Đức Lâm (quê Lâm Thao, Phú Thọ) cũng làm nghề thau rửa bể nước ngầm được hơn 6 năm - cho biết, đi thau rửa bể ngầm nhiều năm nên chuyện trong bể có xác chuột, xác gián là chuyện bình thường. Một số bể của các hộ gia đình khi thau rửa còn vớt được cả bao cao su, băng vệ sinh...
Gián, chuột chết đầy trong bể chứa nước ngầm. Phía dưới là nước đen sì (ảnh do nhân vật cung cấp)
Anh Lâm dẫn chứng, nhiều gia đình ở Hà Nội có đất rộng, xây cả mấy chục phòng trọ cho thuê. Họ xây bể ngầm chứa nước rộng cả chục khối để đảm bảo nước sinh hoạt. Trong khi đó, cảnh sống ở xóm trọ chật chội, vệ sinh không đảm bảo, bể ngầm được làm sơ sài, nắp đậy bể tạm bợ, gia chủ lại tiết kiệm tiền nên vài năm mới cho thau rửa bể một lần.
Nhớ năm ngoái, anh đến thau rửa bể ngầm cho một hộ gia đình có kinh doanh nhà trọ tại ngõ 165 Xuân Thủy (Cầu Giấy), mặc dù chủ nhà chỉ có trên chục phòng trọ cho thuê nhưng không giữ gìn được vệ sinh chung nên cái bể nước ngầm bẩn đến kinh hoàng.
"Trên bể là chỗ để xe máy, xích thêm hai con chó lông xù to đùng lâu ngày không được tắm rửa hôi rình. Nắp để thì đậy nửa kín nửa hở, phía trên còn được tận dụng để làm chỗ phơi quần áo, nước từ quần áo mới giặt nhỏ xuống nền gạch chảy luôn vào cả bể ngầm. Đến khi thau bể, chúng tôi vớt được đủ thứ như túi nilon, giầy dép, thậm chí còn vượt được cả bao cao su, băng vệ sinh ở dưới bể nước nữa", anh nói.
Chị Phương Mai ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng kinh hãi với cái bể chứa nước ngầm ở xóm trọ của chị.
Chị cho hay, hai vợ chồng chị đã trọ ở đây được hơn 5 năm nhưng mới thấy chủ nhà thuê người đến thau rửa bể ngầm được hai lần. Lần nào thau rửa, cả xóm cũng đều phát hoảng khi nước dưới đáy bể múc lên đen ngòm như nước cống. Rồi cả đống rác được vớt lên. Lần gần đây còn vớt được cả xác chuột chết trong bể.
Cả xóm góp ý bảo chủ nhà thau rửa một năm hai lần cho vệ sinh sạch sẽ hoặc mua bồn chứa nước inox cho đảm bảo nhưng chủ nhà nhất quyết không chịu bởi sợ tốn kém. "Thế là cả xóm đành phải nhắm mắt dùng nước bể ngầm ngâm rác rưởi, chuột chết làm nước sinh hoạt, nấu ăn hàng ngày", chị than thở.
Theo Bảo Hân
Vietnamnet
Sức khoẻ 3 chiến sĩ trong vụ máy bay rơi đang rất xấu Trung tướng Võ Văn Văn Tuấn Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN cho hay, tình hình sức khỏe của 3 chiến sĩ bị thương trong vụ máy bay rơi vẫn đang được điều trị tích cực tại Viện Bỏng Quốc gia nhưng vết thương vẫn đang rất nặng. Bộ trưởng Bộ Y tế trao đổi với các y bác sĩ về tình trạng...