Lao động thất nghiệp sập bẫy đa cấp
Thất nghiệp, nhiều người lao động ở TP.HCM gọi vào số điện thoại trên các bài viết tuyển dụng “việc nhẹ lương cao”, hội nhóm mạng xã hội để xin việc để rồi sập bẫy đa cấp biến tướng và bị lừa hàng trăm triệu đồng.
Gần đây, Báo Thanh Niên liên tục nhận được phản ánh về hoạt động của các công ty đa cấp biến tướng dùng nhiều chiêu thức tinh vi để lừa đảo người lao động (NLĐ) đang thất nghiệp đi xin việc. Các nạn nhân phải vay mượn, cầm cố tài sản, bỏ ra hàng trăm triệu đồng đầu tư vào công ty đa cấp biến tướng.
Núp bóng tuyển dụng
Trên các hội nhóm mạng xã hội hiện nhan nhản các bài viết tuyển dụng nhân viên văn phòng, siêu thị, quản lý… với mức lương hấp dẫn. Khi NLĐ liên hệ thì được hướng dẫn đến địa điểm để phỏng vấn rồi dẫn dắt, gạ gẫm mua các gói sản phẩm từ vài chục đến vài trăm triệu đồng và tham gia đường dây đa cấp. Hầu hết nạn nhân là NLĐ nghèo, thất nghiệp…
Tiếp xúc với PV Thanh Niên, chị N.T.V (23 tuổi, quê Đồng Tháp) bức xúc cho hay chị vừa thoát khỏi đường dây đa cấp biến tướng ở Q.Tân Phú (TP.HCM) và chấp nhận mất hơn 140 triệu đồng. Theo chị V., học hết cấp 3, chị từ quê lên TP.HCM xin vào làm công nhân cho một công ty tại Q.Bình Tân. Vì công việc quá nặng nhọc nên chị V. xin nghỉ, tìm việc khác làm. Chị lên các hội nhóm trên mạng xã hội và thấy bài viết đăng tuyển nhân viên siêu thị mức lương từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Chị V. gọi điện và được hướng dẫn đến Chi nhánh Tân Phú (số 226/1 Lê Trọng Tấn, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú) của Công ty TNHH Caster City VN (viết tắt Công ty Caster City, đường Nguyễn Văn Quá, P.Đông Hưng Thuận, Q.12) phỏng vấn. Khi đến đây, chị V. bị nhân viên tư vấn dụ dỗ mua gói sản phẩm 12,75 triệu đồng của Công ty Caster City. Sau đó, chị tiếp tục bị các nhân viên tại đây thuyết phục đầu tư 11 gói sản phẩm (12,75 triệu đồng/gói) để được “lên làm quản lý, chia lợi nhuận cao”. Sau đó, vì nhận thấy nhiều thứ không như phía công ty cam kết nên chị V. rút ra, chấp nhận mất 140 triệu đồng mua sản phẩm.
Người lao động tên Th.(ngụ TP.Thủ Đức) sau khi đầu tư đủ đơn hàng được tiếp nhận vào làm việc
Tương tự, chị H. (33 tuổi, quê Kiên Giang) cũng lên TP.HCM tìm việc. Trong lúc thất nghiệp, chị thấy thông tin tuyển dụng quản lý nên gọi điện tìm hiểu và lại được hướng dẫn đến Chi nhánh Tân Phú của Công ty Caster City phỏng vấn. Tại đây, chị H. bị dẫn dụ đầu tư 21 gói sản phẩm với tổng giá trị 315 triệu đồng rồi mới được nhận làm công việc “tư vấn”, thực chất là dụ dỗ những người đi tìm việc khác. Theo chị H., sau khi vào làm việc, thấy cách làm không đàng hoàng, không đúng lương tâm vì phải luôn nghĩ cách để dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp nên chị nghỉ việc. “Các bài tuyển dụng làm nhân viên siêu thị, quản lý chủ yếu để đánh lừa người tìm việc. NLĐ đến điểm hẹn thì nhân viên tại đây dùng các biện pháp tâm lý, chiêu trò lừa, lôi kéo NLĐ phải đi vay mượn từ vài chục đến trăm triệu đồng đầu tư tham gia mạng lưới đa cấp”, chị H. nói.
Đồng cảnh ngộ, bà T.K.H (52 tuổi, ngụ Q.6) cũng đã dính vào đường dây đa cấp khi đi phỏng vấn xin việc quản lý ở Chi nhánh Tân Phú của Công ty Caster City và chấp nhận mất gần 700 triệu đồng đầu tư mua sản phẩm.
Chị H. nhắn tin cho Thái (người đứng đầu hệ thống) để đòi tiền doanh số bán hàng
Tan cửa nát nhà
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, nhiều người đã phải gánh nợ, bán nhà, gia đình tan vỡ sau khi đi phỏng vấn “việc nhẹ lương cao” và bị dẫn dắt vào đa cấp biến tướng. Để có tiền trả nợ, những người này chỉ còn cách đi gạ gẫm khách hàng đưa về công ty, kiếm tiền hoa hồng, để gỡ gạc lại vốn đã đầu tư.
Chị H. (NLĐ quê Kiên Giang nói trên) kể lúc đầu chị được nhân viên tư vấn, hướng dẫn mua gói sản phẩm gồm nước giặt và thực phẩm chức năng với tổng số tiền 12,75 triệu đồng để được làm việc. Sau đó, chị H. tiếp tục đầu tư thêm 21 gói sản phẩm, trị giá 315 triệu đồng để lên cấp quản lý, được chia hoa hồng cao hơn. Thế nhưng, vào làm việc, chị H. nhận thấy công việc không phải bán sản phẩm mà dùng các chiêu thức lừa người khác đầu tư đa cấp. Chính vì việc này, chị H. đã chấp nhận nghỉ việc và mất số tiền đầu tư trước đó. “Mình không chấp nhận tư vấn sai sự thật, nói dối để lôi kéo người khác vào đa cấp lừa đảo. Lương tâm mình không cho phép nên chấp nhận mất tiền và xin nghỉ”, chị H. nói.
Chị H. nhắn tin cho quản lý tên Diễm đòi tiền doanh số mỗi tháng
Cũng theo chị H., 315 triệu đồng là số tiền tiết kiệm mà chị đã giấu chồng đầu tư vào đa cấp. Khi chồng chị H. phát hiện, hai vợ chồng mâu thuẫn và dẫn đến ly hôn. “Hối hận lớn nhất của mình là giấu chồng đem tiền tiết kiệm đầu tư vào đa cấp. Để rồi mất tiền, gia đình phải ly tán, hai đứa con phải cực khổ”, chị H. buồn bã. Theo chị H., hiện bẫy đa cấp biến tướng dưới hình thức tuyển dụng “việc nhẹ lương cao” để đánh vào NLĐ thất nghiệp, sinh viên làm việc thêm, diễn ra tràn lan trên mạng xã hội. “Mọi người đi xin việc lưu ý, khi đến phỏng vấn mà người tư vấn về sản phẩm, văn hóa công ty, khoe sự giàu có, thành đạt của cấp trên, bắt mua sản phẩm từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng thì đó là đa cấp biến tướng lừa đảo” chị H. chia sẻ.
Hóa đơn chị H. mua hàng hơn 300 triệu đồng của Công ty Caster City. Ảnh C.T.V
Tương tự, chị N.T.V (quê Đồng Tháp) kể 140 triệu đồng đầu tư vào đường dây đa cấp nói trên là số tiền phải đi vay mượn khắp nơi mới có được. Trong đó, chị V. nói dối, nhờ bố mẹ vay mượn 100 triệu đồng của người trong dòng họ dưới quê; 40 triệu là vay trên ứng dụng của các công ty tài chính. “Mình đầu tư vào đường dây đa cấp này và phải đi làm không có lương. Ngày nào cũng đến công ty để kiếm khách, tư vấn sai sự thật, lừa NLĐ vào đa cấp. Dùng tất cả các thủ đoạn, chiêu trò để moi được tiền NLĐ đầu tư vào đây thì mới có hoa hồng để lấy lại vốn”, chị V. nói. Sau khi chấp nhận rời bỏ, chị V. phải làm đủ thứ việc kiếm tiền trả nợ cho người thân và các công ty tài chính.
Bà T.K.H ( 52 tuổi, ngụ Q.6) đã phải bán nhà trả nợ sau khi bị lừa đầu tư vào đường dây đa cấp tại Q.Tân Phú. Bà kể trong nước mắt mình sống độc thân, nuôi mẹ già. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công việc không ổn định, trong lúc đi tìm việc làm thì bà lại bị nhân viên tư vấn Chi nhánh Tân Phú của Công ty Caster City dụ dỗ vào đường dây đa cấp. Bà T.K.H đem giấy tờ nhà thế chấp ngân hàng, vay 700 triệu đồng đầu tư. Sau thời gian làm việc, bà T.K.H nhận thấy có nhiều dấu hiệu lừa đảo nhắm vào NLĐ thất nghiệp nên bỏ việc, đành chịu mất số tiền lớn.
Trước những bi kịch của những nạn nhân thất nghiệp còn bị lừa đảo, PV Thanh Niên đã nhập vai NLĐ xin vào Chi nhánh Tân Phú của Công ty Caster City làm việc, để lật tẩy chiêu trò của đường dây đa cấp biến tướng này . (còn tiếp)
Sinh viên đại học bỏ việc văn phòng đi làm dọn dẹp, tậu nhà và xe chỉ sau 2 năm: Khi học cách cúi đầu, cơ hội sẽ ở ngay trước mắt bạn
Dẫu làm công việc dọn dẹp song với trình độ học vấn của mình, người phụ nữ này có tầm nhìn rộng hơn và biết nắm bắt cơ hội.
Nhiều người sẽ cho rằng đây là sự uổng phí 4 năm đại học tuy nhiên chỉ cần có ý tưởng, công việc nào cũng cao quý và có thể kiếm ra tiền.
Năm 2022, tại Trung Quốc, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học đã vượt quá 10 triệu người. Tuy nhiên không phải tất cả trong số này đều tìm được việc làm sau khi ra trường. Vô số sinh viên phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp.
Mặt khác, nhiều ngành nghề tại quốc gia này đang thiếu hụt lao động, điển hình nhất phải kể đến ngành sản xuất, và phục vụ. Ở Trung Quốc, bạn sẽ không khó để bắt gặp những dòng tin như Chúng tôi đang tìm nhân viên phục vụ; Tuyển nhân viên dọn dẹp... tại các nhà hàng.
Nhiều ngành nghề thiếu hụt lao động nhưng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp. Ảnh: Sohu
Song dường như nhu cầu tìm việc làm và tình trạng thiếu hụt nguồn lao động chưa đạt được mục tiêu 2 chiều. "Tôi là sinh viên đại học. Nếu đi làm phục vụ, dọn dẹp thì tấm bằng đại học của tôi là vô ích?", một phản ứng của nhiều sinh viên đại học khi được giới thiệu vào các công việc phục vụ.
2 năm làm dọn dẹp tậu được nhà và xe
Tuy nhiên mới đây một người phụ nữ sinh năm 1980 từng theo học đại học quyết từ bỏ công việc văn phòng để làm dọn dẹp. Sau 2 năm cô tậu được nhà và xe đã thu hút sự chú ý trên MXH Trung Quốc.
Nhân vật trong câu chuyện này là Lưu Hiểu Lê. Sinh ra ở vùng nông thôn của tỉnh Hà Nam, sau khi tốt nghiệp đại học, cũng như các bạn đồng trang lứa cô là một nhân viên văn phòng ngày làm 8 tiếng.
2 năm trở lại đây do cha mẹ già yếu và thường xuyên đau ốm, lại phải lo tiền ăn học cho con trai, chi tiêu trong gia đình dần tăng lên. Mức lương của nhân viên văn phòng không thể đáp ứng được cuộc sống, người phụ nữ họ Lưu quyết định nghỉ việc, chuyển sang làm người dọn dẹp.
Theo Sohu, trong nửa năm đầu đi làm công việc chân tay vất vả, cô không dám kể với cha mẹ. Lưu Hiểu Lê lo lắng mọi người sẽ không chấp nhận quyết định này. Vì cũng từng có 4 năm học đại học, lẽ ra công việc của cô phải nhàn nhã trong phòng điều hoà.
May mắn thay, theo thời gian cô dần phân tích về những ưu điểm, nhược điểm của nghề. Bố mẹ cũng dần hiểu và ủng hộ. Cô cho biết sự ủng hộ của bố mẹ là động lực để cô chăm chỉ làm việc. Mỗi ngày cô làm việc liên tục trong 19 tiếng, bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 2 đêm. Công việc bận rộn nên những bữa ăn của cô thường là bánh mì và nước lọc.
Lưu Hiểu Lê. Ảnh: Weibo
Làm công việc dọn dẹp được 2 năm, cùng số tiền tiết kiệm ít ỏi, hiện, Lưu Hiển Lê đã mua được 2 căn nhà, và 2 chiếc ô tô ở Trịnh Châu. Yêu thích công việc này, cô dự định sẽ gắn bó lâu dài.
Tất nhiên khả năng mua và xe của người phụ nữ không chỉ phụ thuộc vào công việc dọn dẹp. Lưu Hiển Lê còn nhận thêm các công việc may vá. Sau khi làm công việc dọn dẹp một thời gian cô đã dẫn đầu một nhóm những người làm dọn dẹp trong lĩnh vực này.
Lưu Hiển Lê đã nói trong một cuộc phỏng vấn: "Miễn là chịu đựng được gian khổ, tôi luôn cảm thấy mình có thể kiếm được vô số tiền".
Mỗi ngày cô thường làm từ 7 giờ sáng đến 2 giờ đêm. Ảnh: Weibo
Học đại học ra làm dọn dẹp có phải là sự lãng phí?
Khi nghe câu chuyện sinh viên đại học bỏ công việc văn phòng để đi dọn dẹp, nhiều người sẽ cho rằng đây là sự thất bại. Họ cũng không tin rằng khi làm dọn dẹp chăm chỉ người phụ nữ này lại có thể mua được nhà và xe trong 2 năm. Song trường hợp của Lưu Hiển Lê là minh chứng để khẳng định rằng không gì là không thể.
Có rất nhiều người làm công việc này nhưng không phải ai cũng có thể liên tục cải thiện cách làm việc như Lưu Hiển Lê. Điều này có liên quan đến nền tảng giáo dục. Đã dành 4 năm để theo học đại học, tầm nhìn của cô ấy rộng hơn. Ngay cả khi làm công việc dọn dẹp cô ấy cũng có thể nắm bắt cơ hội để trở thành người dẫn đầu.
Khi học cách cúi đầu, cơ hội sẽ ở ngay trước mắt bạn. Ảnh: Sohu.
Trong mắt nhiều người việc sinh viên đại học đi làm dọn dẹp là sự lãng phí trình độ học vấn. Song thực tế không phải vậy. Nền tảng giáo dục không phải là cái cớ để đánh giá một người không được làm việc này, hay phải làm công việc kia. Chỉ cần có ý tưởng, bất kể ngành nghề gì, bạn đều có thể thử. Khi học cách cúi đầu, cơ hội sẽ ở ngay trước mắt bạn.
Nhiều sinh viên có thể bị cám dỗ khi nhìn thấy trường hợp của Lưu Hiển Lê. Song để đạt được thành tích như vậy cô ấy đã phải nỗ lực rất nhiều và biết nắm bắt cơ hội đúng lúc để trở thành người dẫn đầu.
Vì vậy, cây bút của Sohu khẳng định rằng các sinh viên khi nhìn thấy người khác kiếm được nhiều tiền đừng vội lao vào ngay. Việc đầu tiên bạn cần làm là xem xét điều kiện và sự vất vả của nghề trước khi đưa ra quyết định. Đây là cách duy nhất để bạn có trách nhiệm với tương lai của chính mình.
Mùa Tết không thưởng của hàng nghìn công nhân: Người chọn về quê Mùa Tết đang đến gần nhưng rất nhiều công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp. Tương lai phía trước mịt mù khi lương thưởng chẳng còn khiến nhiều người bật khóc bất lực. Cuộc sống của công nhân vốn không mấy khá giả. (Ảnh minh họa: Vietnamnet) Cụ thể, Đ.N là một công nhân may tại TP. Thủ Đức, chị sẽ làm việc...