Lao động tạm nghỉ việc do Covid-19 vẫn được nhận mức lương tối thiểu
Lao động tạm nghỉ việc, ngừng việc do dịch bệnh virus corona (Covid-19) vẫn được nhận lương. Mức lương do người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do chính phủ quy định.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có công văn 1064 gửi các doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc hướng dẫn trả lương cho người bị ngừng việc do Covid-19 trong các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phải cho lao động nghỉ việc.
Theo đó, công văn hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện việc trả lương, tạm hoãn hợp đồng lao động… đối với những lao động bị ngừng việc do dịch Covid-19.
Công văn nêu rõ, do tác động bởi dịch Covid-19, tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, có doanh nghiệp phải tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất khiến hàng nghìn người lao động phải ngừng việc.
Những lao động phải tạm ngừng việc do tác động của dịch Covid-19 sẽ được thanh toán tiền lương, mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Ảnh: Nguyệt Tạ
Việc trả lương ngừng việc căn cứ vào quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động để xem xét các trường hợp gây ra ngừng việc (do lỗi của người sử dụng lao động, hay người lao động, hay do nguyên nhân khách quan).
Video đang HOT
Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp, người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly…, tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động. Theo đó, tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Đối với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động.
Với những doanh nghiệp quá khó khăn, phải tạm dừng sản xuất, doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Ảnh: M.N
Trong trường hợp nếu thời gian ngừng việc kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động. Nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động.
Đối với những trường hợp phát sinh khác, Bộ LĐTBXH đề nghị các sở căn cứ từng nội dung và trường hợp cụ thể để hướng dẫn giải quyết theo đúng quy định của pháp luật hoặc báo cáo về Bộ để được hướng dẫn, xử lý kịp thời.
Trước đó, trong chiều 25/3, Bộ LĐTBXH cũng đã họp với Hiệp hội Dệt may để thảo luận trước các kiến nghị của hiệp hội nhằm hỗ trợ 6.800 doanh nghiệp dệt may với hơn 2,8 triệu lao động đang làm việc trong ngành này. Ngoài các kiến nghị về tạm hoãn, miễn đóng BHXH, chính sách tạm ngưng thuế…, hiệp hội cũng kiến nghị được vay nguồn vốn kết dư từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động – Tử tuất để trả lương cho công nhân, lao động, sau đó sẽ hoàn trả khi hoạt động sản xuất trở lại bình thường.
Lãnh đạo Bộ LĐTBXH cho biết sẽ có khoảng 21.000 doanh nghiệp với khoảng 3 triệu lao động chịu tác động trực tiếp từ dịch bệnh Covid-19 trong cả nước sẽ nhận được các hỗ trợ. Theo đó, Bộ LĐTBXH cũng khẳng định sẽ tùy tình hình thực tế của doanh nghiệp để hỗ trợ. Doanh nghiệp nào thiệt hại nặng thì hỗ trợ nhiều, doanh nghiệp nào ít thiệt hại thì hỗ trợ ít, không hỗ trợ cào bằng.
Mức lương tối thiểu vùng được quy định trong Nghị định 90/2019/NĐ-CP được áp dụng từ 1/1/2020 ở 4 vùng cụ thể như sau: Vùng I (khu vực thành phố, đô thị thuộc các quận thị nội thành) là 4.420.000 đồng; Vùng II (khu vực huyện thị thuộc các tỉnh thành phố) là 3.920.000 đồng; Vùng III (các huyện thị, thị xã thuộc các tỉnh) là 3.420.000 đồng; vùng IV (vùng nông thôn, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn) là 3.070.000 đồng.
Hướng dẫn điều trị Covid-19 mới nhất: Theo dõi đặc biệt sau 7-10 ngày
Ngày 26/3, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 phiên bản lần thứ 3 ban hành theo quyết định số 1344/QĐ-BYT ngày 19/2/2020.
Hướng dẫn có nhiều điểm mới tiệm cận với tình hình dịch tễ hiện nay, cũng như các khuyến cáo mới dựa trên đặc điểm của bệnh Covid-19.
Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới (Hướng dẫn) có sự thay đổi định nghĩa ca bệnh Covid-19 nghi ngờ, vì tình hình dịch tễ đã thay đổi, có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam; đồng thời bỏ các định nghĩa ca bệnh có thể, vì năng lực xét nghiệm của Việt Nam hiện nay cao hơn trước, tỷ lệ chính xác của xét nghiệm cao hơn.
Về điều trị, Hướng dẫn 3 tập trung chính vào việc điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới về oxy liệu pháp và đích oxy máu.
Sau 7-10 ngày điều trị Covid-19, bệnh có khả năng tăng nặng.
Hướng dẫn cũng quy định các cơ sở điều trị cần theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh (sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của X-quang phổi) để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh). Vì theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam trong thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày của bệnh.
Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, Hướng dẫn khuyến cáo các cơ sở y tế nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập, chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân.
Về các thuốc kháng virus đặc hiệu (như Lopinavir/ritonavir, Chloroquine, Hydroxychloroquine, Remdesivir...), Hướng dẫn lưu ý do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trị Covid-19, nên chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị (bên ngoài phạm vi sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam).
Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.
Trong Hướng dẫn mới cũng quy định rõ hơn về tiêu chuẩn ra viện của một ca Covid-19 sau khi điều trị khỏi bệnh. Cụ thể, tiêu chuẩn ra viện bao gồm: Cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau>= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.
Hướng dẫn yêu cầu, sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, và không được ra ngoài, theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.
Ngoài ra Hướng dẫn cũng cập nhật tên bệnh (Covid-19) và tên virus (SARS-CoV-2) theo quy định mới của WHO, trong khi trước đây chỉ gọi chung là nCoV.
Liệu có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng từ ổ dịch Covid-19 BV Bạch Mai? Hiện có 3 bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai (2 điều dưỡng và 1 bệnh nhân). Chuyên gia y tế đánh giá, Bệnh viện Bạch Mai là ổ dịch có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Bệnh viện đã lên kế hoạch xét nghiệm cho 5.000 người (4.000 nhân viên và 1.000 bệnh nhân). Đánh giá về nguy cơ lây...