Lao động nghèo ‘thắt lưng buộc bụng’, mong ngóng tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
Với những công nhân cả đời tằn tiện tích cóp, khoản tiền từ chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ như chiếc phao cứu sinh giúp họ vượt qua thời bão giá, dịch bệnh.
Trong phòng trọ rộng chừng 13m2, chị Hà Thị Tú ở Khu công nghiệp Phố Nối B (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) vừa ăn bát mì, vừa lướt điện thoại để cập nhật tin tức sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Những ngày gần đây, thay vì xem video giải trí như mọi lần, nữ công nhân này dành nhiều thời gian để tìm hiểu về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho lao động.
” Với nhiều người khoản tiền hỗ trợ 500 nghìn đến 1 triệu đồng mỗi tháng không quá lớn, nhưng với những lao động nghèo như chúng tôi, số tiền này như chiếc phao cứu sinh giúp tôi giảm bớt một phần áp lực kinh tế”, chị nói.
Nhẹ gánh lo tiền trọ
Sau 6 tháng nghỉ thai sản, chị Tú quay trở lại công ty làm việc từ đầu tháng 2. Đi làm được 15 ngày, cả gia đình chị 4 người đều bị nhiễm COVID-19. ” Tiền kit test nhanh, thuốc tăng đề kháng, thuốc điều trị các triệu chứng của COVID-19 mất gần 6 triệu đồng. Đã vậy, vợ chồng tôi phải tạm nghỉ việc nửa tháng để điều trị, chăm sóc cho hai con nhỏ”, chị Tú thở dài.
Nhà xa, con nhỏ, mỗi ngày chị Tú phải di chuyển chặng đường 80km từ Tiên Lữ đến Yên Mỹ (Hưng Yên) và ngược lại. Trước đây, xăng ổn định ở mức 25.000 đồng/lít, mỗi ngày chị chi khoảng 40.000 đồng tiền xăng. Sang đầu tháng 3, giá xăng lập đỉnh lên mức 30.000 đồng/lít, nữ công nhân phải đổ thêm 20.000 – 30.000 đồng mới đủ đi lại.
Việc đi làm xa vừa tốn kém lại vất vả nên chị Tú quyết định không đi đi về về như trước nữa mà tìm một chỗ gần công ty để ở trọ.
“Bé thứ 2 nhà tôi mới được 11 tháng, mặc dù rất muốn về nhà cho con ti sữa mẹ nhưng để tiết kiệm tiền tôi đành phải gửi cháu ở nhà cho ông bà nội chăm, còn mình thì thuê một phòng trọ bình dân gần công ty với giá 800 nghìn đồng/tháng để ở”, chị Tú kể.
Dãy nhà trọ nơi chị Tú đang sinh sống. (Ảnh: NVCC)
Video đang HOT
Anh Tiến (30 tuổi) chồng chị Tú làm công nhân khu công nghiệp Phố Nối A cách đó hơn 10km. Để san sẻ tiền nhà, anh đành tìm một người không quen biết ở ghép. Trước đây, mỗi lần nghe đến khái niệm “tăng ca” anh Tiến lại thấy rùng mình vì mệt mỏi. Nhưng kể từ sau dịch COVID-19, khối lượng công việc giảm, hai tháng trở lại đây anh không được đăng kí làm ngoài giờ, thu nhập bị giảm khoảng 40%.
“3 năm làm công nhân, chưa bao giờ tôi mong được đi làm tăng ca như giai đoạn này”, anh nói.
Tổng thu nhập của hai vợ chồng khoảng 10 triệu đồng, trong khi đó họ còn biết bao khoản tiền cần chi tiêu như: bỉm sữa; tiền học của hai con 5 triệu/tháng; tiền nhà trọ, điện, nước 2 triệu/tháng. Đó là còn chưa kể tiền ăn uống sinh hoạt, hiếu hỉ hai bên nội ngoại…
Hai tháng trở lại đây, chị Tú phải vay thêm đồng nghiệp để có tiền trang trải cuộc sống. Tranh thủ giờ nghỉ làm, nữ công nhân còn đăng bài bán hàng online các sản phẩm vòng tay, khuyên tai… với hy vọng kiếm thêm được đồng nào hay đồng ấy.
Hôm trước xem tin tức thấy thời sự đưa tin công nhân làm việc trong doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tiền thuê nhà trọ từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng/người/tháng, chị Tú không giấu nổi niềm vui.
” Dịch bệnh khiến công việc của vợ chồng tôi gặp khó khăn, ít việc làm. Nghe thấy thông tin Chính phủ hỗ trợ từng nào cho những người lao động, chúng tôi mừng từng đó. Chúng tôi chỉ mong chính sách hỗ trợ được giải quyết nhanh gọn để công nhân sớm nhận được tiền hỗ trợ”, chị nói.
Giống như chị Tú, vợ chồng anh Trần Văn Hoàn (29 tuổi) và chị Nguyễn Thị Tuyến (28 tuổi, công nhân KCN huyện Văn Lâm, Hưng Yên) cũng đang mong ngóng từng ngày để nhận được tiền hỗ trợ. ” Với khoản tiền hỗ trợ 3 triệu đồng, vợ chồng tôi sẽ bớt được 2 tháng tiền nhà”, chị Tuyến phấn khởi.
Thời gian qua, xăng tăng giá kéo theo một số mặt hàng cũng tăng giá theo nên 2 vợ chồng chị Tuyến cũng phải chắt bóp chi tiêu. Trước đây, một tháng anh chị dù bận đến mấy cũng tranh thủ về quê thăm con và bố mẹ một lần, nhưng hai tháng nay, cặp vợ chồng trẻ chưa về quê để tiết kiệm tiền xăng.
Tuần trước, đổi bình gas chị Tuyến giật mình nghe cửa hàng báo gas lên 500.000 đồng/bình, tăng gần 200.000 đồng so với giai đoạn trước. Vợ chồng anh chị bàn nhau, tạm thời chuyển sang bếp điện dùng một thời gian để sống qua thời bão giá.
Thay vì đi chợ gần nhà, nay chị Tuyến chăm dậy sớm ra chợ đầu mối từ 5h sáng để mua đồ. ” Một mớ rau muống to đùng ở đây chỉ bán 5 nghìn đồng, trong khi chợ gần nhà mớ bé bằng một nửa mà giá đắt hơn gấp đôi”, chị Tuyến cho biết việc đi chợ sớm tuy vất vả hơn nhưng giúp chị tiết kiệm từ 5-10 nghìn đồng mỗi ngày.
Hàng loạt mặt hàng tăng giá khiến cuộc sống của các công nhân ngày càng thêm khó khăn. (Ảnh: DT)
Bao giờ tiền hỗ trợ về tay?
Đây là câu hỏi chung của rất nhiều công nhân bởi thời điểm hiện tại họ chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ công ty. Mọi thông tin đều do mọi người xem, đọc được trên báo và mạng xã hội. Vì vậy, công nhân còn khá hoang mang về quy trình, thủ tục giấy tờ để nhận được hỗ trợ tiền thuê nhà trọ từ gói 6.600 tỷ đồng.
“Tôi đọc báo thì thấy ghi rõ là lao động đủ điều kiện làm đơn theo mẫu, gửi công ty để chuyển cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận, UBND huyện thẩm định và tỉnh phê duyệt. Sau 11 ngày, người lao động sẽ nhận được tiền. Nhưng đã mấy ngày rồi, chưa thấy công ty thông tin hướng dẫn hay gửi mẫu cụ thể”, anh Hoàn chia sẻ thêm.
Nam công nhân hy vọng quy trình thủ tục giấy tờ diễn ra đơn giản, nhanh gọn và không mất quá nhiều thời gian để công nhân có thể hưởng chế độ sớm nhất. ” Trường hợp thủ tục rườm rà, mất quá nhiều thời gian, tôi thà chấp nhận đi làm tăng ca còn hơn là phải chạy đôn chạy đáo hết phòng này phòng kia để xin giấy tờ”, anh nói.
Đại diện một công ty trên địa bàn KCN Phố Nối B (Hưng Yên) cho biết: “Công ty đã nắm được toàn bộ thông tin chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có thông báo chính thức đến công nhân viên vì vẫn đang trong quá trình rà soát lại toàn bộ công nhân viên để xem công nhân nào ở trọ, công nhân nào không. Sau đó, chúng tôi mới có thể tổng hợp chính xác số công nhân đạt đủ điều kiện nhận hỗ trợ là bao nhiêu. Dự kiến trong tuần đầu tháng 4, công ty sẽ ra thông báo hướng dẫn cụ thể đến cán bộ, công nhân viên”.
Liên quan đến việc triển khai Quyết định 08 của Thủ tướng về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, chiều 31/3, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết đang tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xác nhận cho người lao động hưởng hỗ trợ tiền thuê nhà.
Theo đó, ngành BHXH Việt Nam sẽ tập trung nhân lực, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó phát huy lợi thế có sẵn dữ liệu người tham gia BHXH để tiếp nhận và xác nhận sớm nhất việc tham gia BHXH bắt buộc của người lao động trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Thời gian giải quyết tối đa là 2 ngày làm việc.
Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cho biết sẽ kịp thời chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, hướng dẫn doanh nghiệp, người sử dụng lao động sớm lập danh sách người lao động để được xác nhận và hỗ trợ theo quy định.
Ngành bảo hiểm tuyệt đối không để phát sinh thêm thủ tục, hồ sơ ngoài quy định; không để hồ sơ quá hạn, trường hợp hồ sơ còn thiếu, có sai sót cần kịp thời hướng dẫn, không để tình trạng hồ sơ chuyển đi, chuyển lại nhiều lần. Đồng thời, BHXH Việt Nam đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin kịp thời để người lao động có đủ điều kiện nhanh chóng tiến hành thủ tục gửi đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH xác nhận nhằm được nhận hỗ trợ theo Quyết định số 08 của Thủ tướng kịp thời, công khai, minh bạch.
Những suất cơm '0 đồng' nghĩa tình
Xuất phát từ thực tế đại dịch COVID-19 kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống những người lao động nghèo trên địa bàn tỉnh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Câu lạc bộ thiện nguyện 4U - FOR YOU vận động, quyên góp nguồn quỹ, tổ chức thường xuyên chương trình phát cơm "0 đồng" miễn phí cho những người này, giúp họ vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.
Các thành viên Câu lạc bộ thiện nguyện 4U - FOR YOU tặng cơm cho người lao động nghèo. Ảnh: Lê Ngọc Phước/TTXVN
Đều đặn vào sáng Chủ nhật hằng tuần, các thành viên (chủ yếu là học sinh) trong Câu lạc bộ thiện nguyện 4U - FOR YOU lại tập trung về địa điểm quen thuộc nằm trên đường Hùng Vương, ở trung tâm thành phố Quảng Ngãi, cùng nhau chuẩn bị sẵn những suất cơm đầy đủ dưỡng chất, đợi những người buôn ve chai, bán vé số dạo, bảo vệ... đến để phát miễn phí.
Các bạn trẻ tỏ ra rất hào hứng, nhiệt tình với công việc đầy ý nghĩa này. Em Nguyễn Thị Thủy Tiên phấn khởi cho biết, thông qua chương trình, em học được rất nhiều điều bổ ích, nhất là cách yêu thương, chia sẻ với những phận đời khốn khó trong xã hội, rèn luyện được nhân cách sống. Em cảm thấy hạnh phúc về việc mình đã làm.
Ông Khưu Văn Hải, một bảo vệ thường hay tới nhận cơm "0 đồng" cho hay, công việc của ông lương tháng không được bao nhiêu, chi tiêu tằn tiện lắm mới đủ trang trải cuộc sống. Nhờ những suất cơm từ thiện miễn phí mà ông tiết kiệm thêm được ít tiền để sử dụng vào việc khác.
Bà Nguyễn Thị Khỏe, xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa hằng ngày phải đạp xe đạp hàng chục cây số để thu mua ve chai, đồng nát. Bà khá bất ngờ và xúc động khi được các thành viên trong Câu lạc bộ gọi vào phát cơm. Bà Khỏe bộc bạch: Tôi thật sự biết ơn các cháu. Phần cơm này sẽ giúp tôi đỡ đói và có sức khỏe để tiếp tục công việc của mình.
Để có kinh phí duy trì chương trình, đem lại nhiều phần cơm "0 đồng" cho người nghèo, cùng với việc tích cực kêu gọi các nhà hảo tâm, "Mạnh thường quân" hỗ trợ tài chính, vật chất, Câu lạc bộ thiện nguyện 4U - FOR YOU đã vận động khoảng 100 thành viên trong Câu lạc bộ (50 thành viên chính và 50 cộng tác viên) đóng góp nguồn quỹ bằng cách bỏ heo tiết kiệm hằng tháng.
Em Trần Huỳnh Triệu Vy, thành viên Câu lạc bộ thiện nguyện 4U - For You chia sẻ, mỗi năm, Câu lạc bộ tổ chức một chuyến thiện nguyện về các huyện miền núi trong tỉnh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, hoạt động này phải hoãn lại. Câu lạc bộ chuyển sang tổ chức chương trình phát cơm "0 đồng" cho bà con nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Các thành viên Câu lạc bộ thiện nguyện 4U - FOR YOU tặng cơm cho người lao động nghèo. Ảnh: Lê Ngọc Phước/TTXVN
"Mỗi thành viên sẽ bỏ vào heo từ 1- 10 ngàn đồng/ngày, còn những ai có điều kiện thì có thể cho heo "ăn" nhiều hơn.
Chúng em thống nhất nguyên tắc như vậy để cùng thực hiện. Tuy những suất cơm không đáng là bao nhưng đó là tấm lòng mà Câu lạc bộ muốn gửi tới các cô, chú; hy vọng các cô, chú có được bữa cơm no, ấm lòng và có thêm động lực để vươn lên"- em Trần Huỳnh Triệu Vy bày tỏ.
Anh Phạm Quang Châu, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Quảng Ngãi thông tin, từ khi xảy ra dịch COVID- 19, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bà con lao động nghèo, đã khó khăn nay càng khó khăn hơn gấp bội. Trước tình hình đó, Hội đã chỉ đạo các câu lạc bộ trực thuộc ra quân đồng loạt để hỗ trợ các trường hợp này. Câu lạc bộ thiện nguyện 4U - FOR YOU đã tiên phong triển khai chương trình phát cơm "0 đồng". Có thể đánh giá, chương trình này rất hay và ý nghĩa, thể hiện được tính trách nhiệm, sự cống hiến, trưởng thành của thanh niên tỉnh khi hướng về cộng đồng. Chúng tôi mong muốn chương trình sẽ tiếp tục tạo sự lan tỏa, duy trì bền vững trong thời gian tới.
Được biết, từ khi thực hiện chương trình đến nay, Câu lạc bộ đã phát tặng hàng trăm suất cơm "0 đồng" miễn phí đến người nghèo.
Thêm 1 nữ công nhân tử vong sau tiêm vắc xin tại Thanh Hóa Trưa 25-11, nguồn tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho biết vừa ghi nhận thêm 1 nữ công nhân ở huyện Nông Cống tử vong sau khi tiêm vắc xin Vero Cell. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đang điều trị, theo dõi các bệnh nhân bị phản ứng phản vệ sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngày 23-11 tại...