Lao động không thích tăng giờ làm
Với chủ sử dụng lao động, làm thêm giờ là phương án tối ưu để tận dụng nguồn lực, tăng năng suất, tăng thu nhập cho lao động. Tuy nhiên lao động không muốn “thêm lương” bằng cách vắt kiệt sức.
Phát bệnh vì làm thêm
Một ngày lao động của chị Nguyễn Thị Toán – công nhân của Công ty Giày Hongfu Thanh Hoá bắt đầu từ 7 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Đây là thời gian làm việc chính thức. Ngoài thời gian này chị có thể phải làm thêm từ 2-4 giờ nếu vào đợt cao điểm sản xuất hàng để xuất hàng cho đối tác.
Lao động ngành dệt may, da giày là những ngành luôn phải đối mặt với tăng giờ làm them nhiều nhất (Công ty giày da Hongfu Thanh Hóa). Ảnh: Nguyệt Tạ
“Tăng giờ làm thêm nếu không có giải pháp kiểm tra, giám sát doanh nghiệp thì có thể xảy ra tình trạng doanh nghiệp “ép” lao động làm đến kiệt sức, điều này sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy khác. Dự thảo sửa đổi Luật Lao động cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề này”.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương – nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội
(Bộ LĐTBXH)
Chị Toán cho biết: “So với việc làm nông nghiệp, công việc tại nhà xưởng đỡ vất vả hơn vì nắng mưa không tới mặt, thu nhập cũng khá hơn nhưng ngược lại tôi phải làm việc quá nhiều giờ. Thêm vào đó, áp lực công việc cũng cao hơn, cường độ làm việc cũng căng hơn rất nhiều”.
Cường độ làm việc mà chị Toán nhắc tới chính là vì có thời điểm công nhân phải tăng ca, tăng kíp do đơn hàng nhiều, do thu hẹp nhà xưởng để sửa chữa, nâng cấp hạ tầng… Hiện tại, mức lương trung bình hàng tháng của chị Toán khoảng 4,3 triệu đồng, đấy là chưa kể tăng ca. Nếu tháng nào tăng ca nhiều chị nhận được khoảng 7,3 triệu đồng bao gồm cả phụ cấp ăn, đi lại…
“Thật sự, hầu hết anh chị em công nhân trong công ty chúng tôi đều rất mệt mỏi vì phải làm việc nhiều và tăng ca. Tôi cũng đối mặt với nhiều căn bệnh nghề nghiệp liên quan tới đường hô hấp, đau xương khớp do ngồi nhiều. Nhưng lương thấp, nếu không tăng ca thì không đủ sống, vì thế không thích làm thêm cũng phải làm. Không làm thêm lấy gì mà sống” – chị Toán nói.
Video đang HOT
Thậm chí có nhiều công nhân, lao động làm việc trong các doanh nghiệp không tăng ca, thu nhập quá thấp đã phải ra ngoài bươn chải tự buôn bán, làm thêm ngoài giờ.
Chị Vũ Thị Lan – công nhân Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Hà Nội – cho biết, công việc đóng hàng tuy nhẹ nhàng nhưng lương thấp, chính vì vậy chị cùng vài công nhân khác rủ nhau đi buôn quần áo bán thêm. Tuy tiền kiếm thêm không được nhiều nhưng cũng đủ để chị trả tiền thuê nhà trọ, chi trả thêm tiền sinh hoạt.
Ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng Ban quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho rằng thu nhập thấp, không đủ để trang trải cho cuộc sống nên họ buộc phải làm thêm để cải thiện. Có thêm đồng tiền để trang trải, chi tiêu nhưng đổi lại, sức khỏe của người lao động nhanh chóng bị hao mòn do không có điều kiện tái tạo sức lao động.
Bất chấp những cảnh báo từ các chuyên gia về tác dụng phụ của việc tăng giờ làm thêm dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang được Bộ LĐTBXH lấy ý kiến, vẫn mở rộng khung thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về thời gian làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm thay vì 300 giờ/năm theo quy định hiện hành.
Lương không đủ sống
69% công nhân không đủ tiền sinh hoạt
53% công nhân không đủ tiền trả viện phí
37% luôn ở trong tình trạng vay để bù đắp thiếu hụt chi tiêu trong tháng
(Khảo sát của Tổng LĐLĐ
Việt Nam và Tổ chức Oxfam về lương của công nhân
trong ngành dệt may)
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu công nhân và Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiến hành trên 2.550 lao động (hơn 62% lao động nữ), phần lớn người lao động không mong muốn làm thêm nhưng vì thu nhập thấp nên phải chấp nhận.
Điển hình trong những ngành lao động đang phải nhận mức lương thấp chính là ngành dệt may. Đây là một trong những ngành kinh tế quan trọng, có trên 2,5 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực này (nữ chiếm khoảng 80%). Nhưng hiện nay, mức lương của người lao động ngành may còn thấp, không đủ để họ trang trải cuộc sống.
Một khảo sát mới đây giữa Viện Công nhân công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) và Tổ chức OxFam về vấn đề tiền lương của công nhân ngành dệt may cho thấy nếu tính cả tiền lương làm thêm giờ, vẫn có 52% công nhân may ở Việt Nam đang được trả mức lương dưới mức của Liên minh Lương đủ sống toàn cầu. Hơn 1/3 số công nhân không tiết kiệm được tiền, luôn trong tình trạng vay nợ. Liên quan tới vấn đề làm thêm giờ và vấn đề sức khỏe, khảo sát trên cũng cho thấy: 65% công nhân nói rằng họ thường xuyên làm thêm giờ, 22% không sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ, nếu có đi vệ sinh thì nhanh chóng để quay về làm việc, 28% lo lắng về việc làm quá nhiều giờ trong ngày và ảnh hưởng của làm thêm giờ tới sức khỏe.
Đi làm muộn, quên quẹt thẻ chấm công, nghỉ ốm hay không đạt định mức, tất cả chỉ là một trong rất nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp khấu trừ thu nhập của người lao động. Thực tế, công nhân may vẫn có thể đạt mức thu nhập 10-12 triệu đồng/tháng nhưng họ phải làm việc hết sức, không có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động.
Theo Danviet
Khó đạt công bằng giới trong 8 tiếng làm việc
Luật Lao động quy định, lao động chỉ phải làm việc trong 8 tiếng đồng hồ, mặc dù vậy, hiện nay hầu hết lao động đang phải làm việc nhiều hơn 8 tiếng đồng hồ, đặc biệt là lao động nữ. Ngoài công việc trong giờ hành chính, phải tăng ca, lao động nữ còn phải gánh vác công việc chăm sóc gia đình.
Lao động nữ chịu nhiều thiệt thòi
Mới đây, (ngày 20.12) trong khuôn khổ của dự án Thúc đẩy Bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động (sửa đổi), Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế môi trường (iSEE) cùng các đối tác đã tổ chức tọa đàm chính sách "8 tiếng công bằng" nhằm phân tích sự bình đẳng giới trong thời gian làm việc giữa nam và nữ.
Việc tuyển dụng lao động phải được dựa trên năng lực thay vì dựa trên giới tính - lao động nữ làm việc tại Công ty May TNG Thái Nguyên. Ảnh: T.N
Hiện dự án "Thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động" can thiệp ở 4 góc độ là: Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận cơ hội; khoảng cách thu nhập giới tính; công việc không được trả lương; quấy rối tình dục và phân biệt đối xử tại môi trường làm việc... Mục tiêu của dự án hướng tới sửa Luật Lao động nhằm nâng cao năng lực, nhận thức cho phụ nữ, tăng cường nâng cao năng lực cho lao động nói chung và người sử dụng lao động. Hướng tới việc tuyển dụng dựa trên năng lực không phải trên giới tính...".
Nhiều chuyên gia đã thảo luận về bình đẳng giới trong lao động với những vấn đề, cụ thể như cơ hội tiếp cận công việc, thực hiện chính sách chế độ, công bằng trong tuyển dụng, trả lương.
TS Đỗ Ngân Bình (ĐH Luật Hà Nội) - thành viên nhóm cố vấn sửa đổi Bộ luật Lao động cho rằng, mặc dù Hiến pháp (2013), Luật Bình đẳng giới (2006) và cả Bộ luật Lao động (2012) đều khẳng định, mục tiêu không phân biệt đối xử trên cơ sở giới, bao hàm cả yếu tố cơ hội việc làm, nhưng Bộ luật Lao động hiện hành vẫn tồn tại một số quy định vô hình phân biệt bình đẳng giới. Không chỉ vậy, luật còn quy định cụ thể các nhóm ngành nghề lao động nữ không được phép tham gia hay việc chưa có các quy định, cụ thể về đào tạo nghề, hỗ trợ an sinh - xã hội và bình đẳng cơ hội cho người lao động.
Trong bối cảnh đó, việc cải thiện khung pháp lý và áp dụng trong thực tiễn để xóa bỏ phân biệt đối xử trên cơ sở giới và thúc đẩy bình đẳng trong cơ hội việc làm là hết sức cần thiết. Các quy định hợp lý về bình đẳng trong cơ hội việc làm và chia sẻ trách nhiệm đối với gia đình sẽ cải thiện năng suất lao động nói chung và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được lực lượng lao động dồi dào và đa dạng.
Bà Phạm Thu Lan - Viện Công nhân công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, hiện nay lao động đang phát sinh nhiều vấn đề dù Luật Lao động đã có quy định cụ thể về tuyển dụng, chế độ, tới vấn đề nghỉ hưu lao động nữ.
"Theo đó, các chính sách bảo vệ phụ nữ theo hướng chỉ áp dụng chế độ chăm sóc, nuôi con nhỏ cho nữ giới. Điều này là không công bằng, bởi thực ra lấy đi cơ hội làm việc thăng tiến của lao động nữ, trong khi đó, chính sách hiện hành lại không khuyến khích, tạo điều kiện cho lao động nam làm việc nhà, không có thời gian chăm con nhỏ" - bà Lan phân tích.
Hiện nay, có nhiều ngành đặc thù tuyển lao động nữ như: Dệt may, giày da, chế biến hải sản, nông sản... những ngành này nhìn chung lương thấp. Môi trường làm việc nhiều lao động nữ cũng phát sinh nhiều vấn đề, như việc bố trí lao động gặp khó khăn khi doanh nghiệp cần tăng ca kíp.
Doanh nghiệp: Vai trò quyết định tạo sự bình đẳng
Dưới góc độ là đơn vị chủ sử dụng, bà Đỗ Thị Thuý Hương - thành viên HĐQT Công ty Viettronics - Ủy viên Thường trực Ban chấp hành Hiệp hội DN điện tử cho biết, bà Đỗ Thuý Hương - thành viên HĐQT Công ty Viettronics, Chủ tịch Hiệp hội điện tử cho biết, đơn vị của bà là DN FDI, hiện có tới 90% lao động nữ. Do đặc thù công việc sản xuất theo dây truyền, lắp ráp cần sự cẩn thận, tỉ mỉ, nên rất hợp với lao động nữ.
Bản thân bà Hương, lúc còn làm nhân viên tuyển dụng của công ty cũng chưa từng thấy công ty có sự phân biệt trong công tác tuyển dụng. Công ty luôn chú ý tới việc thực hiện sự công bằng, bình đẳng thực sự. Ngay như việc cho lao động đi thực tập sinh ở nước ngoài cũng vậy, công ty luôn cố gắng hướng tới sự cân bằng giới chứ không phải là ưu tiên lao động nữ.
Theo bà Hương, bình đẳng giới phải thể hiện sự công bằng thực sự. Bình đẳng không phải là ưu ái cho phái nữ. Tại công ty của bà, khi lao động nam đi công trường hết, cần lao động thì lao động nữ vẫn phải đi tăng cường. Thậm chí, có lao động nam đi nhiều, bị vợ ý kiến thì công ty sẵn sàng sắp xếp công việc khác cho anh em.
"Đã là lao động nữ thì gặp nhiều khó khăn và rào cản, nhưng tôi cho rằng, các chị em cần cố gắng vượt qua khó khăn để nắm bắt cơ hội phát triển. Không nên vì chờ đợi sự ưu tiên mà bỏ qua cơ hội vượt qua bản thân, tạo dựng sự thành công" - bà Hương chia sẻ.
Theo Danviet
12 giáo viên ở Phú Yên được bồi thường tiền lương và bảo hiểm Bị đơn phải bồi thường cho mỗi giáo viên có bằng Đại học 72 triệu đồng và hơn 65 triệu đồng đối với mỗi giáo viên có bằng Cao đẳng. Sáng 19/4, TAND huyện Tây Hòa, Phú Yên đã tuyên án sơ thẩm vụ tranh chấp hợp đồng lao động, giữa nguyên đơn là 12 giáo viên bị Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa...