Lao động bỏ trốn khi làm việc ở nước ngoài vẫn phức tạp
Lao động cư trú bất hợp pháp thuộc diện đi theo Chương trình EPS (chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc) có dấu hiệu tăng trở lại.
Đây là thông tin được ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước ( Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết tại một hội nghị thúc đẩy đưa lao động ra nước ngoài làm việc do đơn vị này vừa tổ chức.
Giải pháp ngăn ngừa lao động bỏ trốn ở nước ngoài
Đáng chú ý, những năm trước đây, các huyện phải dừng tuyển chọn chủ yếu ở Bắc Trung Bộ thì đến nay, nhiều tỉnh, thành phía Bắc cũng có tỷ lệ lao động trốn ở lại cao hơn bình quân. Câu chuyện lao động bỏ trốn khi ra nước ngoài làm việc vẫn là căn bệnh chưa tìm được thuốc đặc trị.
Tỷ lệ bỏ trốn vẫn cao
Theo báo cáo của Trung tâm Lao động ngoài nước, trong năm 2022 và 10 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ lao động hết hợp đồng không về nước của một số địa phương trọng điểm của khu vực miền Bắc (như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Lạng Sơn) cao hơn mức bình quân của cả nước và cao hơn so với cam kết với phía Hàn Quốc (28%). Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, tính tới thời điểm tháng 10/2023, có trên 36.000 lao động EPS (bao gồm trên 10.000 lao động cư trú trái phép) đang làm việc và sinh sống tại Hàn Quốc.
Ngoài Hàn Quốc, từ năm 2020 đến năm 2023, dịch bệnh COVID-19 dẫn đến một số lượng lớn lao động hết hạn hợp đồng không thể về nước nên bỏ trốn để tiếp tục làm việc tại Đài Loan và Nhật Bản. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đến nay, tổng số người lao động Việt Nam đang làm việc ở các thị trường là 712.607 lao động, trong đó có 46.677 lao động vi phạm hợp đồng và cư trú bất hợp pháp, chiếm tỷ lệ 6%. Xét theo khu vực thì thị trường châu Á có số lao động vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp cao nhất, với 41.044/697.702 người. Hàn Quốc là thị trường có số lao động trốn ra khỏi hợp đồng và cư trú bất hợp pháp cao nhất với 12.245 người, chiếm tỷ lệ 26%. Thị trường Đài Loan có 24.000/256.576 người, chiếm tỷ lệ 9%. Tại Nhật Bản cũng có gần 4.800 thực tập sinh kỹ năng bỏ trốn.
Tại thị trường các nước thuộc Trung Đông – châu Phi có hơn 1.300 người lao động bỏ trốn trong tổng số hơn 9.400 lao động đang làm việc, cao nhất là tại Ảrập Xê-út, với 1.000 lao động; các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất có 300 người. Số lượng lao động bất hợp pháp tại các nước châu Âu gần 600 người. Riêng thị trường châu Mỹ, hiện chưa ghi nhận lao động trốn ở lại bất hợp pháp.
Xây dựng chính sách hỗ trợ việc làm, người lao động sẽ yên tâm về nước khi hết hạn hợp đồng.
Cần chính sách việc làm cho lao động về nước
Có rất nhiều quy định để tránh lao động bỏ trốn như khi lao động sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS như phải ký quỹ 100 triệu đồng, nếu bỏ trốn sẽ bị cấm nhập cảnh trở lại… Cùng với đó, bỏ trốn ra ngoài làm việc sẽ phải đối mặt với nhiều quy định khắt khe của nước sở tại. Thế nhưng, câu chuyện lao động bỏ trốn vẫn diễn biến phức tạp nhiều năm qua. Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc cần có các quy định xử phạt đủ sức răn đe thì để giảm số lượng lao động bỏ trốn hiện nay rất cần có các chính sách việc làm khi lao động hết hợp đồng về nước. Đây sẽ là giải pháp tốt bởi khi hết hợp đồng, người lao động sẽ yên tâm về nước khi có thể tìm được việc làm phù hợp.
Minh chứng này thể hiện khá rõ tại phiên giao dịch việc làm cho lao động về nước theo chương trình EPS và IM Japan vừa được Trung tâm Lao động ngoài nước và Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 30/11. Tại hội chợ việc làm này có sự tham gia của 47 đơn vị, doanh nghiệp với tổng nhu cầu tuyển dụng là 1.568 chỉ tiêu. Đặc biệt, 16 đơn vị có vốn đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản tuyển dụng ở các vị trí, với các mức lương hấp dẫn. Sau phỏng vấn, nhiều lao động đã tìm được việc làm tại phiên giao dịch với mức lương 10 – 15 triệu đồng/tháng, thậm chí không ít lao động còn tìm được việc làm với mức thu nhập cao từ 15 triệu đồng/tháng trở lên ở vị trí quản lý, kinh doanh, biên dịch-phiên dịch, kỹ sư, giám sát.
Video đang HOT
Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội, những năm qua, thành phố đã có gần 7.000 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản theo chương trình EPS và IM Japan về nước. Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Tây Nam chỉ ra thực tế vẫn còn có nhiều người lao động khác còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một việc làm phù hợp để phát huy khả năng và kinh nghiệm của mình sau khi về nước.
“Điều này trở thành một trong những lý do khiến nhiều lao động Việt Nam ở Hàn Quốc lo lắng khi sắp hết hạn hợp đồng sẽ không tìm được việc làm ở quê hương. Do vậy, việc hỗ trợ việc làm trong nước để người lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng làm việc ở Hàn Quốc có thể yên tâm quay về là vô cùng quan trọng. Qua thời gian sống và làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản gần 5 năm, những người lao động này có tay nghề cao, có kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích lũy được. Do đó, đây là nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải được tận dụng hiệu quả”, ông Nam đánh giá. Cần có chính sách tạo việc làm cho lao động về nước cũng là ý kiến của Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) Vũ Trọng Bình.
Ông Bình cho rằng, về bản chất không người lao động nào muốn trốn ra ngoài để trở thành lao động “chui”. Bất đắc dĩ có thể do các nguyên nhân áp lực về kiếm tiền, lo lắng khi không tìm được việc làm khi về nước nên họ mới làm vậy. “Đang làm việc ở nước ngoài, người lao động có công việc ổn định, thu nhập cao. Thế nhưng thực tế cũng đã cho thấy, khi về Việt Nam không ít người đã rơi vào cảnh không biết làm ở đâu. Do đó, nhiều lao động chỉ chấp nhận về nước vì hết hạn hợp đồng, người lo ngại thì sẽ trốn ra ngoài làm “chui” để kiếm thêm thu nhập. Do đó, hỗ trợ việc làm cho các trường hợp này không chỉ khai thác được nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn giúp cho người lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng làm việc ở Hàn Quốc, Nhật Bản có thể yên tâm về nước đúng hạn, không trở thành lao động bất hợp pháp”, ông Bình phân tích và cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu, thương lượng với các thị trường có tỷ lệ bỏ trốn cao nâng thời gian lao động làm việc ở nước ngoài lên mức 5 năm thay vì 3 năm như hiện nay. Người lao động sẽ không còn tâm lý trốn ra ngoài để làm việc bất hợp pháp
Tin sáng 16-10: Cung, cầu thị trường bất động sản đều giảm sâu, tại sao?
Khoảng 130.000 người đi làm việc ở nước ngoài năm 2022; Thanh khoản thị trường bất động sản giảm sâu; Miền Bắc đón không khí lạnh 14 độ C... là những tin đáng chú ý sáng nay.
Khoảng 130.000 người đi làm việc ở nước ngoài
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Gia Liêm - phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - cho biết trong 9 tháng đầu năm 2022, có 105.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Số này chủ yếu tập trung ở 3 thị trường chính là Nhật Bản với 52.000 người, Đài Loan khoảng 45.000 người và Hàn Quốc khoảng 5.000 người.
Theo ông Liêm, với sự tiếp nhận lao động các nước cũng như các giải pháp khác trong nước, số lao động Việt Nam làm việc nước ngoài năm 2022 có thể đạt con số 120.000 - 130.000 (theo kế hoạch, con số này chỉ ở mức 90.000). Hiện các doanh nghiệp đang triển khai rất tích cực nhiều giải pháp để đưa thêm người lao động đi làm việc ở Singapore, các nước châu Âu...
Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã báo cáo trình Chính phủ tiếp tục triển khai các chương trình đưa lao động thời vụ sang Hàn Quốc làm nông nghiệp, đồng thời trao đổi, đàm phán với Israel để ký hiệp định về hợp tác đưa lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Gặp khó về dòng vốn, thanh khoản thị trường bất động sản giảm sâu
Việc khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn vay đã tác động mạnh mẽ đến sức cầu, khiến thanh khoản thị trường bất động sản giảm - Ảnh: NGỌC HIỂN
Theo DKRA Việt Nam, nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và các tỉnh giáp ranh trong quý 3-2022 ghi nhận 4.873 căn, giảm 64% so với quý trước nhưng tăng 39% so với cùng kỳ 2021. Sức cầu chung cũng ở mức thấp ở cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp, phần lớn do tâm lý e ngại vay mua bất động sản, lãi suất tăng cao.
Đối với thị trường nhà phố, biệt thự tại TP.HCM và vùng phụ cận cũng ghi nhận tình trạng khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn vay đã tác động mạnh mẽ đến sức cầu khiến thanh khoản thị trường giảm. Lượng tiêu thụ ghi nhận ở mức thấp, chỉ đạt 47%, giảm so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng cho biết nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt. Nguồn cung trên thị trường chủ yếu thuộc phân khúc trung, cao cấp với mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thực. Trong khi đó, tỉ lệ hấp thụ trong quý 3 chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm và lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Dòng vốn bất động sản gặp khó và lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự trong các quyết định đầu tư. Giá bất động sản có dấu hiệu chững lại, một số dự án đã phải sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay hay mua lại...", đại diện VARS cho biết.
Số việc làm mới trong năm 2022 ở Hà Nội có thể cán mốc 190.000
Người lao động nghe tư vấn yêu cầu việc làm và mức đãi ngộ của doanh nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm, thành phố tạo cơ hội có việc cho khoảng 500.000 người, giảm tình trạng thiếu việc của khoảng 90.000 lao động. Doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 17,58% so với cùng kỳ 2021 cũng tạo nhiều việc làm chính thức.
Nhu cầu tuyển dụng 3 tháng cuối năm 2022 ở Hà Nội khoảng 100.000 - 120.000 lao động. Trong đó, ngành thương mại, dịch vụ tăng 20% chỉ tiêu tuyển dụng để chuẩn bị cho dịp cao điểm lễ Tết sắp tới.
TP.HCM: Thi đua bàn giao mặt bằng đường vành đai 3 sớm hơn dự kiến
Một khu vực cắm cọc ranh giải phóng mặt bằng dự án vành đai 3 TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngày 16-10, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cùng UBND TP Thủ Đức, các huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh sẽ ký kết giao ước thi đua hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án vành đai 3 TP.HCM đoạn đi qua địa bàn thành phố.
Theo mốc kế hoạch, tháng 6-2023, các địa phương phải bàn giao 70% mặt bằng cho chủ đầu tư để khởi công dự án và đến cuối năm 2023 sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng. Tuy nhiên, các đơn vị sẽ cố gắng, nỗ lực hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng sớm hơn so với các mốc thời điểm nêu trên.
Ngay sau khi UBND TP phê duyệt ranh dự án ngày 30-9, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (chủ đầu tư) đã phối hợp với các sở ngành và TP Thủ Đức, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh triển khai cắm 1.802/1.901 cọc mốc (đạt 95% tổng khối lượng công việc).
Toàn bộ công tác cắm cọc và bàn giao ranh mốc cho UBND TP Thủ Đức, các huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh trên 45km đường vành đai 3 TP.HCM sẽ hoàn thành trước ngày 20-10.
Miền Bắc đón không khí lạnh 14 độ C
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm nay 16-10, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục lạnh về đêm và sáng sớm, vùng núi trời rét. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng ở vùng núi Bắc Bộ phổ biến 14-17 độ; khu vực trung du, vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ 17-20 độ.
Từ gần sáng ngày 17-10, ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; khu vực vịnh Bắc Bộ sóng biển cao 2,5-3,5m; khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 4-6m; biển động mạnh.
Ca COVID-19 cả nước lại tăng; hàng loạt tỉnh thành chậm tiêm vắc xin cho trẻ 5-12 tuổi
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 15-10 của Bộ Y tế cho biết có 732 ca mắc mới, tăng gần 250 ca so với ngày trước đó. Trong ngày có gần 300 bệnh nhân ra viện, tiếp tục không có trường hợp tử vong.
Cảnh báo lừa đảo 'bao đỗ' thi tiếng Hàn cho lao động đi Hàn Quốc Các hành vi hứa hẹn nhắc bài trong phòng thi, "bao đỗ" qua kỳ thi tiếng Hàn dành cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là hành vi lừa đảo. Nếu phát hiện, các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Đây là cảnh báo được Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) đưa ra...