“Lao đao” vì đại dịch Covid-19, thu hút đầu tư Đà Nẵng vẫn tăng gần 600%
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên, nhờ có nhiều biện pháp linh hoạt, kinh tế Đà Nẵng vẫn đạt được một số kết quả khả quan…
Ngày 7/5, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP.Đà Nẵng cho hay, đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra nhiều tác động rất lớn đến kinh tế – xã hội của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Trên địa bàn Đà Nẵng, du lịch là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch này. Trong đó, phần lớn các khách sạn, homestay, nhà nghỉ trên địa bàn Đà Nẵng tạm thời đóng cửa, đặc biệt ngành lưu trú chỉ phục vụ lượng nhỏ khách, ước tính 4 tháng đầu năm 2020 chỉ ước đạt 1.177 ngàn lượt khách. Trên địa bàn có 409 đơn vị kinh doanh lữ hành thì hiện nay rất nhiều đơn vị vẫn đang tạm dừng hoạt động.
Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa 4 tháng đầu năm 2020 của Đà Nẵng cũng chỉ ước đạt 17.097 tỷ đồng, đạt 24% kế hoạch năm, giảm 6,8% so với cùng kỳ 2019, sản lượng tiêu thụ hàng hóa tại các chợ chậm, khách hàng đến chợ giảm 30-40%, kim ngạch xuất khẩu đạt 478,9 triệu USD, giảm 4,8%, kim ngạch nhập khẩu đạt 109,5 triệu USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ 2019…
Không nằm ngoài guồng quay tiêu cực do đại dịch Covid-19, doanh thu ngành vận của Đà Nẵng cũng chỉ đạt 4.447,9 tỷ đồng, giảm 9,4%, khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy giảm 7,5%, luân chuyển hành khách bằng đường bộ, đường thủy giảm 32,4%, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 3,7% so với cùng kỳ 2019…Nhìn chung, mọi ngành nghề trên địa bàn đều gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19. Chỉ có hoạt động sản xuất thủy sản – nông – lâm tương đối ổn định và ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 với sản lượng khai thác thủy sản 4 tháng đầu năm nay ước đạt 13.425 tấn tăng 2,2% so với cùng kỳ nhưng sản lượng đánh bắt được tiêu thụ thấp, giá cả có xu hướng giảm…
Nhiều tín hiệu dự báo nền kinh tế Đà Nẵng sẽ phục hồi sớm sau khi đại dịch Covid-19 đi qua. Ảnh: Nguyễn Trình
Theo thống kê của Cục Thống kê TP.Đà Nẵng, có 89,9% số lượng doanh nghiệp được khảo sát trả lời có chịu tác động của dịch Covid-19. Các khó khăn chủ yếu mà doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phải đối mặt như: không thực hiện được hoạt động SXKD (58,4%), nguồn thu không đủ để bù đắp cho các chi phí phát sinh (45,8%), thị trường tiêu thụ trong nước bị thu hẹp (44,3%), hàng hóa sản xuất không xuất khẩu được (39,7%), không có nguồn thu để bù đắp cho các chi phí phát sinh (38,5%), thiếu hụt nguồn vốn SXKD (37,4%), thiếu hụt nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu (30,9%), không tuyển được hoặc phải cắt giảm lao động (27,2%)…
Video đang HOT
Trước những tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19, Thành ủy, UBND thành phố đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt như đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án trọng điểm, dự án mang tính lan tỏa, động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội thành phố. Theo đó, đến ngày 30/4/2020, Đà Nẵng đã giải ngân khoảng 2.100 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2019, hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2018… Việc này đã giúp khởi công nhiều dự án lớn của Đà Nẵng như Dự án đường và cầu qua sông Cổ Cò và đường Vành đai phía Tây 2 thuộc dự án Cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng, Dự án Cải thiện môi trường nước phía Đông quận Sơn Trà, Dự án Nhà máy nước Hòa Liên, Dự án Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý…
Bên cạnh việc đẩy nhanh giải vốn đâu tư công, Sở KH&ĐT TP. Đà Nẵng cho biết, về thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước của địa phương cũng có một số kết quả khả quan, điều này đưa lại nhiều “tia sáng” trong “bức tranh kinh tế màu xám” của Đà Nẵng thời gian qua.
Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2020, Đà Nẵng đã thu hút được 13.097 tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư là 10.815 tỷ đồng, tăng 593% về vốn so với cùng kỳ 2019. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đã cấp mới được 43 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 74,846 triệu USD…/
Một loạt phí xây dựng, tài nguyên bất ngờ giảm từ 20-50%
Bộ Tài chính đã giảm phí, lệ phí từ 20 - 50% đối với một số lĩnh vực như xây dựng, du lịch, tài nguyên nước. Việc này, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID - 19.
Từ 5/5 đến 31/12, một loạt phí giảm từ 20-50%
Ngày 5/5/2020, Bộ Tài chính đã ban hành 3 Thông tư số 34, 35, 36/TT-BTC. Theo đó, Bộ Tài chính đã giảm phí, lệ phí từ 20 - 50% đối với một số lĩnh vực như: xây dựng, du lịch, tài nguyên nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid - 19.
Cụ thể, theo quy định tại Thông tư số 34 về mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng, kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12/2020, một số phí trong lĩnh vực này đều được giảm 50% so với quy định hiện hành.
Các khoản phí được giảm gồm: Lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở; Phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng.
Còn theo quy định tại Thông tư số 35, kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12/2020, một số loại giấy phép kinh doanh sẽ được giảm tới 50% phí so với quy định hiện hành. Cụ thể, gồm có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch.
Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư số 36, kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12/2020 một số phí trong lĩnh vực tài nguyên nước sẽ được giảm 20%, phí khai thác dữ liệu khí tượng thủy văn sẽ được giảm 30% so với quy định hiện hành.
Cụ thể, đối với phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do cơ quan trung ương thực hiện sẽ nộp phí bằng 80% mức phí quy định hiện hành.
Đối với phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thuỷ văn sẽ nộp phí bằng 70% mức quy định hiện hành.
Theo Bộ Tài chính, tất cả các Thông tư trên đều có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12/2020. Kể từ ngày 1/1/2021 trở đi, các quy định nộp phí trên sẽ trở lại quy định trước ngày 5/5/2020.
Bác bỏ giảm nhiều khoản phí, lệ phí khác
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) đang lấy ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, góp ý cho dự thảo, Bộ Tài chính đã bác bỏ nhiều đề xuất. Trước hết, bộ này không đồng ý giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho DN vừa và nhỏ, hợp tác xã trong năm 2020.
Bộ Tài chính cũng bác bỏ đề xuất giảm 50% thuế giá trị gia tăng (hiện nay là 10%) cho các hàng hóa, dịch vụ gặp khó khăn, nguyên vật liệu để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất của các DN.
Bộ Tài chính cũng không chấp thuận giảm 50% thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu đầu vào của các ngành vận tải, trừ giảm thuế cho nhiên liệu bay để cứu ngành hàng không vì ngành này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đối với việc giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước hết năm 2020 và áp dụng các chính sách ưu đãi khác cũng không được Bộ Tài chính thông qua vì nếu thông qua sẽ vi phạm cam kết quốc tế về không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu.
Nhiều ngành sản xuất liêu xiêu do dịch COVID - 19 Chia sẻ với Tiền Phong, Cục trưởng Công nghiệp Trương Thanh Hoài cho hay, qua làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội, từ tháng 4 trở đi, tình hình của các doanh nghiệp sản xuất rất khó khăn khi thị trường xuất khẩu gần như đóng cửa, nhu cầu trong nước cũng suy giảm. Số đơn hàng nhiều ngành nghề sụt giảm...