Lao đao trong dịch COVID-19, Ấn Độ đang làm ảnh hưởng đến nguồn cung vaccine thế giới
Sự bùng phát mạnh của đại dịch COVID-19 trên khắp Ấn Độ đang là một vấn đề đặc biệt gây lo ngại, bởi đây là nước sản xuất vaccine lớn và là nhà cung cấp quan trọng cho cơ chế COVAX.
Bên trong phòng thí nghiệm tại Viện Huyết thanh Ấn Độ ở Pune, Ấn Độ. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, thành phố Pune của Ấn Độ đang hết máy thở, trong khi các bệnh nhân COVID-19 nặng phải chen chúc nhau trong các bệnh viện.
Trên các phương tiện truyền thông xã hội, tràn ngập hình ảnh những bệnh nhân không có giường bệnh, trong khi người thân của họ phải đổ xô đến các hiệu thuốc để tìm mua thuốc kháng virus khi bệnh viện đã hết thuốc từ lâu.
Người dân xếp hàng bên ngoài văn phòng Hiệp hội các nhà hóa học yêu cầu nguồn cung cần thiết thuốc chống virus Remdesivir, ở Pune, Ấn Độ. Ảnh: AP
Ấn Độ đang phải hứng chịu những ngày đen tối nhất khi các ca mắc COVID-19 liên tục gia tăng. Đây là điều đặc biệt đáng báo động vì quốc gia này là nhà sản xuất vaccine lớn và là nhà cung cấp quan trọng cho cơ chế COVAX do Liên Hợp quốc hậu thuẫn, chương trình nhằm mục tiêu phân phối vaccine cho một số quốc gia nghèo nhất trên thế giới.
Sự gia tăng các ca mắc bệnh đã buộc Ấn Độ phải tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước, trì hoãn việc giao hàng cho COVAX và nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Anh và Canada.
Hôm 13/4, Ấn Độ cho biết họ sẽ cấp phép một loạt các loại vaccine mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng quyết định này không có khả năng tác động trực tiếp đến nguồn cung trong nước. Ông Brook Baker, chuyên gia vaccine tại Đại học Northeastern, cho biết việc tập trung đáp ứng nhu cầu trong nước có nghĩa là “chỉ có rất ít vaccine có thể phân phối cho COVAX và các quốc gia khác”.
Một người cao tuổi chờ tiêm vaccine COVID-19 ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AP
Video đang HOT
Pune là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch COVID-19 tại Ấn Độ. Bên cạnh đó, nhiều đô thị lớn khác cũng đang gặp khủng hoảng tương tự khi các ca nhiễm mới hàng ngày đạt mức kỷ lục. Các chuyên gia nhận định sai lầm xuất phát từ niềm tin rằng đại dịch “đã qua đi” đang quay trở lại bủa vây quốc gia này.
Khi các đợt bùng phát bắt đầu giảm mạnh hồi tháng 9/2020, nhiều người đã khẳng định rằng điều tồi tệ nhất đã không còn nữa. Khẩu trang và giãn cách xã hội đã bị loại bỏ, trong khi chính phủ lại đưa ra nhiều thông tin trái chiều về mức độ rủi ro của dịch bệnh. Đến khi các ca mắc bắt đầu tăng trở lại vào tháng 2, các nhà chức trách vẫn có những ý kiến trái chiều.
Trong tuần qua, trung bình mỗi ngày Ấn Độ ghi nhận trên 143.000 trường hợp mắc COVID-19. Tính đến ngày 14/4, quốc gia này đã vượt ngưỡng 13,8 triệu ca nhiễm, vượt Brazil và chỉ đứng sau Mỹ, mặc dù cả 2 nước này đều có dân số ít hơn nhiều. Số người tử vong cũng tăng vọt và vượt mốc 172.000 người. Các chuyên gia cho rằng số liệu thực tế thậm chí còn cao hơn nhiều.
Hầu hết các bang ở Ấn Độ đều đang ghi nhận sự gia tăng các ca mắc bệnh. Trong đó, Pune -thành phố lớn thứ 2 ở bang Maharashtra, nơi có 4 triệu dân – hiện chỉ còn lại 28 chiếc máy thở chưa sử dụng cho hơn 110.000 bệnh nhân COVID-19.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine COVID-19 ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AP
Ấn Độ hiện cũng phải đối mặt với thách thức khổng lồ trong việc tiêm chủng cho hàng triệu dân. Giới chức đang phải truy tìm dấu vết của hàng chục nghìn người bị nhiễm bệnh mỗi ngày và bảo vệ hệ thống y tế không bị sụp đổ.
Khi các ca bệnh gia tăng, mối lo ngại mới lại xuất hiện, đó là viêc tiêm chủng của đất nước cũng có thể gặp rắc rối. Một số bang của Ấn Độ đã báo cáo tình trạng thiếu vaccine ngay cả khi chính phủ liên bang khẳng định vẫn còn đủ trong kho.
Sau khởi đầu chậm chạp, gần đây, Ấn Độ đã vượt Mỹ về số lượng mũi tiêm hàng ngày, với trung bình 3,6 triệu mũi. Với số lượng vaccine nhiều hơn 4 lần dân số, tuy bắt đầu muộn hơn, nhưng nước này đã tiêm ít nhất một liều vaccine cho khoảng 7% dân số của mình.
Một tấm biển thông báo hết vaccine được treo trước cổng một trung tâm tiêm chủng ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AP
Thành phố Pune và thủ đô tài chính Mumbai thuộc bang Maharashtra, phía tây Ấn Độ, là khu vực chiếm gần một nửa số ca nhiễm mới của cả nước trong tuần qua. Một số trung tâm tiêm chủng trong bang đã từ chối tiêm cho người dân do tình trạng khan hiếm vaccine.
Ít nhất một nửa số bang trên khắp Ấn Độ cũng đang báo cáo lượng dự trữ vaccine thấp tương tự.
Hôm 13/4, Ấn Độ đã cho phép sử dụng tất cả các loại vaccine ngừa COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới hoặc các loại vaccine được các cơ quan quản lý ở Mỹ, châu Âu, Anh hoặc Nhật Bản phê duyệt khẩn cấp. Các cơ quan quản lý Ấn Độ cũng chấp thuận sử dụng vaccine Sputnik V của Nga.
Một trung tâm tiêm chủng khác ở Mumbai, Ấn Độ cũng thông báo hết vaccine. Ảnh: AP
Những lo lắng về nguồn cung vaccine đã khiến cho Chính phủ của Thủ tưởng Narendra Modi bị chỉ trích, khi họ đã xuất khẩu 64,5 triệu liều vaccine cho các quốc gia khác.
Trong một bức thư, ông Rahul Gandhi, đại diện của đảng Quốc hội đối lập, đã hỏi ông Modi rằng chiến lược xuất khẩu của chính phủ có phải là “nỗ lực thu hút sự chú ý của công chúng với cái giá phải trả là chính người dân Ấn Độ?”.
Hiện tại, Ấn Độ đã đảo ngược hướng đi. Tháng trước, COVAX cho biết lô hàng 90 triệu liều vaccine AstraZeneca đã bị trì hoãn do Viện Huyết thanh Ấn Độ quyết định ưu tiên nhu cầu trong nước.
Phòng bảo quản vaccine AstraZeneca tại Viện Huyết thanh Ấn Độ. Ảnh: AP
Viện Huyết thanh Ấn Độ có trụ sở tại Pune và là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, cho biết họ có thể tiếp tục xuất khẩu vaccine vào tháng 6, nếu tình hình dịch bệnh thuyên giảm.
Ông Krishna Udayakumar, Giám đốc Trung tâm Đổi mới Y tế Toàn cầu Duke tại Đại học Duke, cho biết Ấn Độ cần tiêm chủng nhanh hơn và tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. “Những tháng tới ở Ấn Độ là cực kỳ nguy hiểm”, ông nói.
Hàng chục thành phố và thị trấn đã áp đặt các biện pháp hạn chế và lệnh giới nghiêm vào ban đêm để cố gắng hạn chế lây nhiễm. Tuy nhiên, Thủ tướng Modi đã loại trừ khả năng có một đợt phong tỏa toàn quốc khác. Ông cũng từ chối lời kêu gọi từ các tiểu bang đề nghị tiêm chủng cho những người trẻ tuổi.
Nguồn cung vaccine của COVAX bị ảnh hưởng do nhà sản xuất Ấn Độ hoãn bàn giao
Ngày 25/3, hãng tin Reuters (Anh) dẫn thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết nguồn cung vaccine COVID-19 của hãng AstraZeneca cho cơ chế phân phối vaccine COVAX, do Liên hợp quốc đồng chỉ đạo, sẽ bị ảnh hưởng do phía nhà sản xuất Ấn Độ hoãn bàn giao vaccine trong tháng 3 và tháng 4.
Vaccine ngừa COVID-19 được phân phối theo cơ chế COVAX tại làng Salem, phía đông thành phố Nablus, Bờ Tây, ngày 17/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bức thư điện tử gửi tới hãng tin Reuters, UNICEF cho biết việc bàn giao vaccine COVID-19 tới các quốc gia thu nhập thấp tham gia cơ chế COVAX sẽ chậm lại sau khi nhà sản xuất Viện Serum (SII Ấn Độ) thông báo không được cấp phép xuất khẩu đúng dự kiến trong tháng 3 và tháng 4. Hiện các đại diện của sáng kiến COVAX đang đàm phán với Chính phủ Ấn Độ để việc bàn giao vaccine được tiến hành nhanh nhất có thể.
Trước đó, Reuters đưa tin Ấn Độ tạm dừng các hoạt động xuất khẩu số lượng lớn vaccine của hãng AstraZeneca do viện SII sản xuất để ưu tiên nhu cầu trong nước trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại nước này đang gia tăng.
Ngoài ra, COVAX cũng đã thông báo tới các quốc gia tham gia cơ chế về việc nguồn cung vaccine AstraZeneca từ nhà sản xuất ở Hàn Quốc cũng sẽ thấp hơn dự kiến trong tháng 3. Thông báo của UNICEF nêu rõ trong bối cảnh môi trường cung ứng vaccine toàn cầu hiện có nhiều thách thức, công ty sản xuất tại Hàn Quốc cũng gặp một số khó khăn trong việc nhanh chóng mở rộng sản xuất và tăng sản lượng phục vụ những đơn bàn giao hành đầu tiên.
Khi các quốc gia trên thế giới đều mong muốn triển khai nhanh chóng các chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với hy vọng sớm đẩy lùi dịch bệnh cũng là lúc bài toán cung ứng vaccine nảy sinh nhiều vấn đề khó giải.
Ngày 24/3, Liên minh châu Âu (EU) đã siết chặt cơ chế kiểm soát xuất khẩu vaccine COVID-19, giúp khối này có thêm quyền hạn để ngăn chặn việc xuất khẩu vaccine tới những nước có tỉ lệ tiêm chủng cao hơn và những nước sản xuất vaccine song không xuất khẩu sang EU. Trong khi EU giải thích rằng việc siết chặt quy định xuất khẩu vaccine là nhằm đảm bảo lượng vaccine khan hiếm cho chính công dân của khối và không nhằm vào bất kỳ một nước cụ thể nào thì nhiều quốc gia lo ngại chính sách này có thể làm gián đoạn nguồn cung vaccine.
Gần 900.000 người chết vì nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 27,4 triệu người nhiễm, gần 900.000 người chết do nCoV, WHO kêu gọi thế giới cần chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch tiếp theo. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 27.475.333 ca nhiễm và 896.308 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 201.998 và 9.232 ca sau 24 giờ, trong khi 19.562.676 người...