Lào đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trên 40.700 người
Hãng thông tấn Lào (KPL) ngày 19/3 đưa tin tính đến ngày 15/3, đã có hơn 40.700 người trên cả nước được tiêm chủng mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên.
Chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện chương trình tiêm chủng vaccine của Lào ưu tiên các nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm cao như lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, nhân viên y tế, nhân viên tại các cơ quan xuất nhập cảnh và lực lượng làm việc tại các cửa khẩu biên giới.
Trước đó, nhật báo Vientiane Times đưa tin nước này chuẩn bị triển khai đợt tiêm chủng thứ 2 từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4 tới.
Theo Ủy ban lực lượng đặc nhiệm quốc gia Lào về phòng chống và kiểm soát COVID-19, khoảng 20% dân số nước này, tương đương khoảng 1,6 triệu người, sẽ được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trong năm 2021. Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến sẽ tăng lên 50% dân số vào năm 2022 và lên 70% vào năm 2023.
Video đang HOT
Tính đến ngày 19/3, Lào đã ghi nhận 49 ca dương tính với SARS-CoV-2 kể từ phát hiện ca nhiễm đầu tiên vào ngày 24/3/2020.
* Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, ngày 19/3, Thủ tướng Hun Sen thông báo Bộ Y tế nước này sẽ tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine AstraZeneca trong 15 ngày cho hơn 50.000 người trên 60 tuổi ở tất cả các quận thuộc thủ đô Phnom Penh. Cùng lúc chính phủ quyết định tăng chi tiền mặt cho đợt cứu trợ các hộ dân nghèo bị tác động bởi dịch bệnh.
Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Do chưa đủ lượng vaccine cho tất cả người dân, toàn bộ các trung tâm cách ly ở Campuchia sẽ tạm ngừng tiêm chủng vaccine AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi. Thủ tướng Hun Sen cho biết thêm nước này sẽ tiếp nhận một lô vaccine Sinovac của Trung Quốc trong ngày 26/3.
Trên phạm vi cả nước, Chính phủ Campuchia tiếp tục mở rộng chương trình cứu trợ bằng tiền mặt cho người nghèo và người dễ bị tổn thương trong giai đoạn dịch COVID-19. Đây là giai đoạn 2 trong đợt cứu trợ thứ tư do Bộ Công tác xã hội, cựu chiến binh và cải tạo thanh niên thực hiện cho tới đầu tháng 4/2021. Tính từ tháng 6/2020, cơ quan này đã giải ngân hơn 230 triệu USD hỗ trợ 680.000 hộ gia đình nghèo và bị tác động bởi đại dịch. Vụ trưởng vụ Phúc lợi xã hội thuộc Bộ này, ông Chhour Sopanha cho biết vì tình hình dịch kéo dài tại Campuchia, chính phủ quyết định cung cấp thêm tiền mặt cho đợt cứu trợ từ ngày 25/3 đến 24/4/2021.
Liên quan tới dịp Tết Khmer vào tháng 4 tới, hôm 17/3, Chủ tịch Liên minh Công đoàn Quốc gia Campuchia, ông Far Saly đã gửi thư tới Bộ Lao động Campuchia đề nghị hoãn dịp nghỉ Tết truyền thống do những lo ngại về nguy cơ lây lan dịch COVID-19 nghiêm trọng hơn nữa.
Theo thông cáo báo chí Bộ Y tế Campuchia, tính đến 8h30 sáng ngày 19/3, Campuchia ghi nhận 37 ca mắc COVID-19 mới. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Campuchia là 1.578 người với 917 trường hợp đã được điều trị bình phục.
Hơn 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được phân phối trên khắp thế giới
Theo số liệu được hãng tin AFP tổng hợp, tính đến ngày 18/3, đã có hơn 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được phân phối trên khắp thế giới.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Essen, Đức, ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Số liệu tổng hợp phản ánh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đã được đẩy nhanh tại các nước trong thời gian gần đây. Cụ thể, đã có 100 triệu liều vaccine được sử dụng tiêm chủng trong 11 ngày gần đây nhất, nhanh gấp 6 lần so với 100 liều vaccine đầu tiên.
Tính đến 16h30 giờ GMT, ít nhất 402,3 triệu liều vaccine được phân phối tiêm chủng tại hơn 158 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Số liệu tổng hợp cũng ghi nhận tiến trình tiêm chủng tại các nước giàu nhanh hơn, trong khi các nước nghèo hơn cũng đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng sử dụng vaccine được phân phối theo COVAX - chương trình phân phối vaccine của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dành cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Hiện Israel đang dẫn đầu "cuộc đua" tiêm chủng vaccine, với 3/5 dân số đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi. Có tới 50% dân số Israel đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Tiếp theo đó là Anh (38%), UAE (trong khoảng 35 đến 70%), Chile (28%), Mỹ (22%), Bahrain (22 %), và Serbia (16% tính đến ngày 12/3). Trong khi đó, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã phân phối 54,4 triệu liều vaccine cho 8,5% dân số của khu vực này.
Trong 13 nước nghèo nhất thế giới đã triển khai chương trình tiêm chủng, có 9 nước bắt đầu tiêm chủng vào đầu tháng 3, sử dụng vaccine được phân phối theo cơ chế COVAX. Tính theo tỷ lệ, hiện chỉ có 0,1% số lượng vaccine đã tiêm chủng trên toàn thế giới được phân phối cho những nước nghèo này, vốn chiếm tới 9% dân số toàn cầu.
Trong khi đó, những nước giàu nhất thế giới, chiếm 16% dân số toàn cầu, lại tiếp nhận 58% số lượng vaccine đã được tiêm chủng. Hơn 1/4 số lượng vaccine đã được sử dụng tại Mỹ.
Tính đến thời điểm hiện tại, vaccine do hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp sản xuất đã vượt mọi đối thủ vaccine khác khi đã được phân phối và tiêm chủng tại khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ. Đây là loại vaccine có giá thành rẻ và đã được sử dụng tại nhiều nước giàu như Anh và các nước EU, cũng như nhiều nước nghèo khác thông qua cơ chế COVAX.
Trong khi đó, vaccine của Pfizer/BioNTech đã được phân phối và sử dụng tại hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, vaccine của Moderna được sử dụng tại hơn 40 nước, chủ yếu tại các nước giàu do loại vaccine này có giá thành cao và đòi hỏi điều kiện bảo quản khắt khe. Vaccine Sputnik V của Nga hiện đang được sử dụng tại hơn 20 nước....
Liên quan đến vaccine Sputnik V của Nga, theo trang tin themoscowtimes.com, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã kêu gọi các cơ quan quản lý châu Âu nhanh chóng cấp phép sử dụng loại vaccine này và các loại vaccine an toàn khác ngừa COVID-19 nhằm bổ sung thêm nguồn cung vaccine cho khối.
Dịch COVID-19: Đức và Ba Lan ghi nhận số ca mắc mới tăng mạnh Ngày 18/3, Đức thông báo có thêm 17.504 ca mắc COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 22/1. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 trên cả nước đã lên tới 2.612.268 ca. Số liệu của Viện Robert Koch (RKI) cũng cho thấy số ca tử vong do COVID-19 trong cùng ngày tăng thêm 227 ca lên 74.132 ca. Trong 7 ngày qua, số...