Lào cho phép nhiều lao động nước ngoài nhập cảnh
Bộ Y tế Lào chiều 14/5 cho biết nước này đã có 32 ngày không phát hiện thêm bệnh nhân mắc COVID-19 mới, đồng thời tiếp tục kêu gọi người dân chấp hành nghiêm các quy định phòng chống dịch COVID-19 cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.
Người dân đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào ngày 23/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tính tới chiều 13/5, Lào vẫn chỉ có 19 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 14 người đã bình phục.
Theo Bộ Y tế Lào, ngày 13/5 nước này đã cho phép 16 lao động Việt Nam nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Nam Soy, Thanh Hóa, để tiếp tục thi công dự án bệnh viện tỉnh Hua Phanh. Đây là công trình viện trợ không hoàn lại của Nhà nước Việt Nam cho Lào. Sau khi nhập cảnh, toàn bộ 16 lao động trên đã được kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm và được đưa đi cách ly.
Video đang HOT
Trong những ngày gần đây, Lào cũng đã cho phép nhiều lao động Trung Quốc, Thái Lan làm việc tại các dự án trọng điểm, nhập cảnh để làm việc.
* Cùng ngày tại Trung Quốc, phát ngôn viên Ủy ban Y tế Quốc gia, bà Tống Thụ Lập, thông báo nước này sẽ tăng cường xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và đo thân nhiệt nhằm phòng ngừa nguy cơ tái bùng phát đại dịch COVID-19.
Số ca mới mắc COVID-19 ghi nhận hằng ngày tại Trung Quốc đại lục đã giảm mạnh so với mức cao hồi tháng 2 năm nay. Tuy nhiên, thực trạng gia tăng số ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2 tại các tỉnh Đông Bắc nước này như Cát Lâm và Liêu Ninh đang dấy lên những quan ngại mới đối với Bắc Kinh.
Theo báo cáo của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, toàn bộ số ca nhiễm mới đều do lây nhiễm trong nước, gồm 2 ca tại tỉnh Liêu Ninh và 1 ca tại tỉnh Cát Lâm. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc đại lục là 82.929, trong đó có 4.633 ca tử vong. Số ca bình phục và xuất viện là 78.195.
VN lên tiếng việc Lào định xây đập thủy điện thứ 6 trên sông Mekong
Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc Lào triển khai xây đập thủy điện thứ 6, Dattang Sanakham, trên dòng chính sông Mekong trong năm nay.
"Là quốc gia ở hạ du của sông Mekong, Việt Nam rất quan tâm đến tác động xuyên biên giới và lũy tích của các công trình thủy điện trên dòng chính của sông Mekong. Như đã nhiều lần nêu rõ, các quốc gia có lợi ích chính đáng trong sử dụng tài nguyên nước sông Mekong để phát triển, đồng thời phải có trách nhiệm chung trong việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời Zing tại họp báo thường kỳ chiều 14/5.
"Việc phát triển các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong cần đảm bảo không gây tác dụng tiêu cực, bao gồm các tác động xuyên biên giới đến môi trường, đời sống kinh tế - xã hội của các nước ven sông, nhất là các nước ở hạ nguồn, theo đúng thông lệ quốc tế và quy định của Ủy hội sông Mekong Quốc tế", bà Hằng nói.
"Việt Nam mong muốn và sẵn sàng chung tay cùng các nước ven sông tăng cường hợp tác nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước ven sông, vừa không có tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân sinh sống trong khu vực".
Đập thủy điện Xayaburi của Lào trên sông Mekong. Ảnh: AFP.
Chính phủ Lào đã lên kế hoạch xây dựng đập thủy điện mới trên sông Mekong và dự kiến khởi công vào cuối năm nay, động thái có thể làm phức tạp thêm tình trạng hạn hán ở khu vực hạ lưu.
Ủy hội sông Mekong (MRC) cho biết nhà máy thủy điện Sanakham có kinh phí khoảng hơn 2 tỷ USD, được xây dựng bởi công ty thủy điện Datang Sanakham, công ty con của Công ty sản xuất điện quốc tế Datang của Trung Quốc, theo Reuters.
Dự án mới là đập thủy điện thứ 6, trong kế hoạch xây dựng 9 đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong của chính phủ Lào. Phát triển thủy điện là trọng tâm trong kế hoạch của chính phủ Lào để xuất khẩu khoảng 20.000 MW điện cho các nước láng giềng vào năm 2030.
Đập Sanakham được xây dựng cách thủ đô Vientiane khoảng 15 km về phía bắc. Nhà máy này có công suất khoảng 684 MW, dự kiến vận hành từ năm 2028.
Việt Nam chủ trì Hội nghị trực tuyến quan chức quốc phòng ASEAN Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 12/5 chủ trì khai mạc Hội nghị trực tuyến Nhóm làm việc Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM WG). Tham dự hội nghị có Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng quan chức Quốc phòng cấp...