Lào Cai tuyên truyền, kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lào Cai tuyên truyền, kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị; Hòa Bình ban hành Kế hoạch triển khai xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “ Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm 2021; Yên Bái hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7 là những thông tin văn hóa đáng chú ý.
Lào Cai: Tuyên truyền, kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị
Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền, kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị.
Các hoạt động nhằm thể hiện lòng biết ơn của nhân dân Lào Cai đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc; khẳng định sự trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh, phản bác những quan điểm sai trái; tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Đây cũng là dịp để đánh giá kết quả đạt được sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; kịp thời biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác để tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa/Nguồn: Báo Lào Cai
Cụ thể, tỉnh sẽ thực hiện tuyên truyền về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt của các địa phương, đơn vị trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị.
Đối với hoạt động Sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, sẽ triển khai đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế, nguyên nhân; đề ra nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở các địa phương, cơ quan, đơn vị thời gian tiếp theo; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo Bác từ năm 2016-2020.
Video đang HOT
Hòa Bình: Ban hành Kế hoạch triển khai xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm 2021
UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch triển khai xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm 2021.
Kế hoạch nhằm xét chọn những tác phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình về văn học, nghệ thuật có giá trị đặc biệt xuất sắc hoặc xuất sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật để trình Hội đồng các cấp, trình Chủ tịch nước phong tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm 2021. Đồng thời, động viên và tôn vinh các tập thể, cá nhân sáng tạo nhiều tác phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình về văn học, nghệ thuật có giá trị cao về nghệ thuật và nội dung tư tưởng, có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp văn học, nghệ thuật của đất nước; quảng bá hình ảnh tốt đẹp về đất nước, dân tộc, con người Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thời gian thực hiện tại Hội đồng cấp cơ sở của tỉnh, từ ngày 01/7/2020 đến ngày 15/10/2020. Trong đó, thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm 2021 của các tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình từ ngày 02/7/2020 đến ngày 31/7/2020.
Yên Bái: Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7
UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7 năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
Các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7 gắn với các ngày lễ lớn trong năm 2020; đồng thời huy động sự tham gia của cộng đồng và mọi nguồn lực xã hội trong việc đầu tư phát triển văn hóa đọc, khuyến khích phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội học tập, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc.
Công tác tuyên truyền và các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam được tổ chức thường xuyên trong năm, trọng tâm bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 12/2020.
Cụ thể, tỉnh sẽ triển khai các hoạt động: thông tin, tuyên truyền về Ngày Sách Việt Nam trên địa bàn tỉnh; tổ chức hướng dẫn việc đọc sách, mượn sách điện tử qua hệ thống thư viện và hướng dẫn sử dụng phần mềm học trực tuyến trong hệ thống trường học; phát động hỗ trợ nguồn kinh phí để mua sách, thiết bị trường học và đồ dùng học sinh trao tặng cho trường học; tổ chức trưng bày; giới thiệu sách.
Hằng Đinh (T/h)
50 năm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến, một trí tuệ mẫn tiệp, nghị lực kiên cường, tinh thần lạc quan cách mạng và lòng tin tuyệt đối vào Đảng, vào sức mạnh cua toàn dân tộc.
Người viết rằng: "để lại mấy lời" và "chỉ nói tóm tắt vài việc thôi" nhưng Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Bác Hồ đã chọn một ngày đẹp trời trong dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, khi sức khỏe còn rất tốt và trí tuệ minh mẫn (từ ngày 10 đến 14/5/1965), mỗi ngày Người dành khoảng môt tiếng để viết và hoàn thành bản Di chúc gồm 3 trang, do Người tự đánh máy, gồm cả phần đầu, phần giữa, phần cuối và Người ký tên vào đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tự mình lặng lẽ chuẩn bị rất công phu, chu đáo để hoàn thành bản Di chúc trong vòng 4 năm (từ năm 1965 đến năm 1969).
50 năm qua, Di chúc của Người luôn đồng hành cùng dân tộc, soi rọi, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn kiên định và trung thành với sự nghiệp, lý tưởng cách mạng của Người, kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà Người đã trọn đời cống hiến và hy sinh; mang lá cờ bách chiến bách thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới đích cuối cùng.
Với hơn một nghìn từ, vô cùng ngắn gọn, Di chúc của Người đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ý chí và quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của chính nghĩa và chân lý, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trong bản Di chúc, Người căn dặn: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta". Đoàn kết làm nên sức mạnh, là cội nguồn của mọi thành công mà nhờ đó, "từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".
Muốn xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trước hết phải có sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng. Đoàn kết trong Đảng là tiền đề, là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở để phát huy, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là tiền đề thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng xã hội mới. Đoàn kết còn góp phần ngăn ngừa nguy cơ suy thoái của Đảng cầm quyền.
Người căn dặn: "Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Những chỉ dạy của Người vừa là sự tổng kết sâu sắc về lý luận, vừa là vấn đề mang tính nguyên tắc để giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sức chiến đấu của tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo nên sức mạnh quy tụ lực lượng, củng cố và nâng cao niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, với cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giữ vững tư tưởng xuyên suốt, nhất quán, kiên định về tư cách của Đảng cầm quyền, trong đó nền tảng là đạo đức của đảng viên. Người đã nói rõ cách mạng muốn thành công trước hết phải có "Đảng Cách mệnh", tuy nhiên "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Muốn gánh vác được trách nhiệm nặng nề đó đảng viên cần có đạo đức cách mạng, đó là: "Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình; hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình".
Những công trình giao thông hiện đại phục vụ phát triển đất nước chính là thành quả của lớp lớp thế hệ đang ra sức thực hiện lời di nguyện của Người "Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn"
Người chỉ rõ, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải ra sức và mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, chăm lo giải quyết các vấn đề chính sách xã hội, "đền ơn đáp nghĩa"... và kiến thiết, xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Người cho rằng, đó là "cuộc chiến đấu khổng lồ" và "là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn, nhưng cũng rất vẻ vang". Vì vậy, Đảng phải huy động được hết trí tuệ, sức mạnh toàn dân tộc, "phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân", đồng thời "phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng và chu đáo để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm".
Bản Di chúc cho thấy tầm nhìn xa trông rộng, thấm đậm và tràn đầy tinh thần nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự nghiệp giải phóng và phát triển con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc đến từng đối tượng cụ thể, nhất là chăm lo thế hệ trẻ. Người căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Đó là sự quan tâm chăm lo phát triển toàn diện con người Việt Nam, với tất cả phẩm chất chân - thiện - mỹ, có đức, có tài, trước hết là bồi đắp về nhân cách, tu dưỡng đạo đức cá nhân, giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, cao đẹp của con người Việt Nam.
Có thể khẳng định, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một kiệt tác chứa đựng tinh thần cao cả, sâu sắc nhưng cũng rất gần gũi với đời sống hàng ngày của một nhà cách mạng, nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục và nhà văn hóa lỗi lạc; vừa mang tính triết lý truyền thống, đồng thời cũng chỉ ra con đường tương lai; vừa là cảm nghĩ của một vĩ nhân nhưng cũng là sự đúc kết các quy luật của tự nhiên, xã hội, con người một cách đơn giản, nhẹ nhàng, kinh nghiệm, cô đọng, triết luận.
Tư tưởng nổi bật trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là trọng dân, thân dân. Thực hiện di nguyện của Bác, Đảng đã đề ra và lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh tư tưởng đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, một chiến sỹ đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp hòa bình, tiến bộ, phát triển trên toàn thế giới. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản, từ đó sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, lập nên Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lời căn dặn cuối cùng của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông rộng. Ở đó, Người đã thể hiện cao độ tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với thế hệ trẻ, với các tầng lớp nhân dân ta và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
GIA MINH
Theo Tạp chí GTVT
Lội suối đục ngầu bắt loài cá như ngón tay, có ngay nửa triệu/ngày Những ngày tháng 3, tranh thủ có mưa làm nước suối Ngòi Bo vàng đục, người dân thôn Bến Phà (xã Gia Phú, Bảo Thắng - Lào Cai) ra suối quăng chài bắt cá bống về bán và cải thiện bữa ăn. Nhiều người dân thôn Bến Phà ra chân cầu Gia Phú bắt cá bống từ sáng sớm. Nước suối không lớn,...