Lào Cai siết chặt quản lý các khoản thu dịch vụ giáo dục
UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường quản lý nguồn xã hội hóa và khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Người đứng đầu các cơ sở giáo dục phải nghiên cứu, nắm chắc, hiểu rõ quy định về tài trợ và thu dịch vụ.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện, thị xã, thành phố thường xuyên quan tâm tới công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định về tài trợ và các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục để tạo sự đồng thuận, ủng hộ, đóng góp của nhân dân, học sinh, cha mẹ học sinh đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh.
Việc này nhằm tăng cường quản lý, sử dụng các khoản huy động tài trợ, ủng hộ tự nguyện cho các cơ sở giáo dục theo quy định tại Thông tư số 16 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện các khoản thu dịch vụ để phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo Nghị quyết số 27 của HĐND tỉnh và cơ chế thu, quản lý các khoản thu dịch vụ theo Quyết định của UBND tỉnh.
Video đang HOT
Cụ thể, các cơ sở giáo dục phải thực hiện nghiêm các quy định và hướng dẫn, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về tài trợ và các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo nguyên tắc “tự nguyện, thỏa thuận, vì học sinh”.
Đối với các khoản tài trợ bằng tiền mặt, hiện vật hoặc phi vật chất của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu cơ sở giáo dục phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý) mới được thực hiện và quản lý tài sản, tài chính phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành (tuyệt đối không được lạm dụng chủ trương của Nhà nước để thực hiện sai mục đích dưới mọi hình thức).
Người đứng đầu các cơ sở giáo dục phải nghiên cứu, nắm chắc, hiểu rõ quy định về tài trợ và thu dịch vụ trong các cơ sở giáo dục và chịu trách nhiệm toàn diện trong việc thực hiện quy định về tài trợ, thu dịch vụ để phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trước cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp và pháp luật.
Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt các khoản tài trợ, thu dịch vụ theo phân cấp quản lý đảm bảo chặt chẽ, phù hợp, đúng quy định; các khoản huy động tài trợ, thu dịch vụ phải thực sự cần thiết với tinh thần trách nhiệm chia sẻ khó khăn với học sinh, cha mẹ học sinh.
Các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục, đặc biệt những cơ sở giáo dục có nhiều đơn thư, hỏi đáp, thắc mắc của cha mẹ học sinh và nhân dân. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra các vi phạm trong quản lý, hoạt động tài trợ và thực hiện thu, chi dịch vụ giáo dục.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nếu để xảy ra việc thực hiện không đúng quy định, tiêu cực trong quản lý tài trợ, các khoản thu dịch vụ tại các cơ sở giáo dục trực thuộc.
Đồng thời, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng có chịu trách nhiệm giải trình, trả lời các ý kiến thắc mắc (nếu có) của giáo viên, cán bộ, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và nhà tài trợ trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ, các khoản thu, chi dịch vụ theo phân cấp.
Trường ngoài công lập tại TP.HCM giảm gần 14.000 học sinh do ảnh hưởng dịch Covid-19
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số học sinh ngoài công lập toàn thành phố giảm gần 14.000 so với năm học trước và 151 cơ sở giáo dục mầm non đã giải thể, ngưng hoạt động.
Giáo viên và học sinh Trường Song ngữ quốc tế Hoàng gia- Royal School - N.D
Ngày 11.10, Sở GD-ĐT TP.HCM đã yêu cầu hơn 1.000 trường mầm non, trường phổ thông ngoài công lập, có yếu tố nước ngoài rà soát hồ sơ pháp lý, hồ sơ nhân sự, tình hình hoạt động...
Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị các đơn vị cung cấp các hồ sơ pháp lý của trường bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty chủ sở hữu trường, quyết định thành lập trường, quyết định cho phép mở thêm các cơ sở (nếu có), quyết định cho phép hoạt động giáo dục.
Cùng với đó là hồ sơ nhân sự bao gồm: Quyết định công nhận Hội đồng quản trị, quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng quản trị và các quyết định công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; danh sách giáo viên.
Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các trường ngoài công lập báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị. Trong đó thông tin rõ về chương trình giảng dạy, giảng dạy theo chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam, chương trình nước ngoài hay chương trình tích hợp...
Đồng thời cung cấp thông tin trường đang hoạt động chính thức, hoạt động tạm, tạm ngưng hoạt động, đình chỉ hoạt động. Nếu trường có nhiều cơ sở thì báo cáo cơ sở đang hoạt động, cơ sở ngưng hoạt động; Thông tin về số lớp, số học sinh theo từng khối lớp, toàn trường.
Theo Sở GD-ĐT, TP.HCM có 1.039 trường ngoài công lập bao gồm cả mầm non, phổ thông với 266.596 học sinh, chủ yếu ở bậc mầm non với hơn 183.000 học sinh.
Sóc Trăng: Điều chuyển hơn 1.500 cán bộ, giáo viên để khắc phục thừa, thiếu cục bộ Theo Sở GD&ĐT Sóc Trăng, trong 5 năm qua, toàn ngành đã điều chuyển được 1.563 lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thầy, trò Trường THPT DTNT Huỳnh Cương (Sóc Trăng) trong giờ học. Hiện, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên từng bước được rà soát, sắp xếp ổn định, khắc phục dần tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Vị...