Lào Cai: Ở nơi này, nông dân trồng thứ cây bóc vỏ bán sang Tây, nhà nhà khá giả
Xã Nậm Đét được mệnh danh là vùng phát triển cây quế đầu tiên của huyện Bắc Hà ( Lào Cai). Để phát triển cây quế, giúp nhau làm giàu, năm 2018, HTX quế hữu cơ Nậm Đét được thành lập.
Đến nay, HTX đã có 9 thành viên tham gia, mỗi năm cây quế đã mang lại cho người dân nơi đây thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Xuất thân từ vùng quê nghèo thuộc xã Nậm Đét (huyện Bắc Hà), anh Triệu Phúc Vầy, Giám đốc HTX quế hữu cơ Nậm Đét cho biết, từ 2015 đổ về trước, Nậm Đét là một xã nghèo, đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Hà, người dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Anh Triệu Phúc Vầy (thứ 3 từ bên phải vào), Giám đốc HTX Quế hữu cơ Nậm Đét (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ) cho biết, mô hình trồng quế vừa góp phần tăng thu nhập, vừa bảo vệ môi trường là hướng phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững ở Nậm Đét hiện nay.
Anh Vầy nói tiếp, xã Nậm Đét được mệnh danh là vùng phát triển cây quế đầu tiên của huyện Bắc Hà, tuy nhiên việc phát triển vẫn mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm, việc phát triển khoa học kỹ thuật chưa được coi trọng, tỷ lệ chế biến thấp khiến sản phẩm quế chủ yếu chỉ được bán ở dạng vỏ tươi, giá trị không cao.
“Hạ tầng giao thông yếu kém, chủ yếu vận chuyển bằng sức người, sức gia súc nên quá trình thu hoạch quế gặp nhiều khó khăn, nhiều sản phẩm phụ từ cây quế như cành, lá, gỗ quế không thể vận chuyển ra khỏi nương để tiêu thụ, gây thất thoát và lãng phí lớn” – anh Vầy chia sẻ.
Video đang HOT
HTX quế hữu cơ Nậm Đét (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) làm đầu mối thu mua toàn bộ sản phẩm quế hữu cơ trong xã.
Để phát triển cây quế, mang lại nguồn thu cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Nậm Đét. Theo đó, huyện Bắc Hà đã đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông nông thôn, từ đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân đi lại thuận tiện, các hoạt động giao thương hàng hóa diễn ra sôi động.
“Trong thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, liên kết với các doanh nghiệp, công ty để xuất khẩu quế ra các thị trường quốc tế” – anh Triệu Phúc Vầy, Giám đốc HTX quế hữu cơ Nậm Đét.
Tiếp đó, năm 2016, được sự hỗ trợ của Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai về hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc quế, sơ chế các sản phẩm từ quế. Cùng với đó là phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được Hội Nông dân tỉnh Lào Cai phát động đã tạo động lực rất lớn để nông dân trong xã Nậm Đét phát triển cây quế, xác định đưa cây quế thành cây mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo anh Vầy, năm 2018, HTX quế hữu cơ Nậm Đét đã được thành lập, HTX đã xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu quế hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn và hợp tác với các công ty, doanh nghiệp để chế biến sản phẩm từ quế xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài với giá trị kinh tế cao.
Nhiều hộ nông dân trồng quế ở xã Nậm Đét (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Đến nay, HTX quế hữu cơ Nậm Đét có 6 thành viên tham gia. Bên cạnh việc sản xuất quế, HTX còn triển khai nhiều ngành nghề khác như buôn bán nông – lâm sản nguyên liệu, trồng cây gia vị, trồng và chăm sóc rừng.
Hiện, xã Nậm Đét đã xây dựng và vận hành 2 xưởng sơ chế quế, phục vụ nhu cầu tiêu thụ của gần 50% sản lượng quế của xã, sản lượng vỏ quế tươi đạt gần 800 tấn/năm, trên 40 tấn tinh dầu và gần 500m3 gỗ quế.
“Quế sau khi sơ chế có giá trị cao gấp 2 – 3 lần so với quế thô đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân”, anh Vây nói và cho biết, riêng năm 2019 giá quế tươi tăng 27%, giá quế thô tăng 86,6% so với năm 2018.
Đông bào dân tộc thiểu số sống ở xã Nậm Đét (huyện Bắc Hà, Lào Cai) chủ yếu là người dân tộc dao. Việc tập trung phát triển cây quế là cây trồng chủ lực đã mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân nơi đây.
Theo số liệu của UBND xã Nậm Đét, hiện tại, diện tích quế của xã đạt trên 1.800ha. Trong đó, khoảng 1.200ha đang cho thu hoạch, trên 500ha rừng quế được cấp chứng nhận quế hữu cơ.
“HTX đã xây dựng thành công chứng nhận Quế hữu cơ Quốc tế. Đây được xem là giấy thông hành để các sản phẩm quế Nậm Đét vươn xa, chinh phục các thị trường khó tính trong nước và quốc tế” – anh Vầy chia sẻ.
Hiện tại, sản phẩm quế của HTX quế hữu cơ Nậm Đét được xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, một số nước Trung Đông và các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản…
Không chỉ hướng dẫn, tìm đầu ra cho sản phẩm quế đối với các thành viên trong HTX, HTX quế hữu cơ Nậm Đét còn liên kết sản xuất với gần 100 hộ gia đình trong và ngoài xã. “Đây được coi là động lực để các hộ gia đình yên tâm trồng quế và bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu quế hữu cơ của địa phương”.
Từ hiệu quả kinh tế cây quế mang lại, theo số liệu của UBND xã Nậm Đét, năm 2019, thu nhập từ cây quế đã mang lại cho người dân trên địa bàn xã trên 67 tỷ đồng.
Anh Vầy cũng tiết lộ, thu nhập từ trồng quế đã mang lại nguồn nhập thu ổn định cho gia đình anh. Sau khi đã trừ chi phí, mỗi năm anh Vầy có thu nhập 400 triệu đồng. “Gia đình tôi có 3 nhân khẩu, tính bình quân thu nhập của mỗi người là 11 triệu đồng/người/tháng” – anh Vầy nói.
Tìm kiếm nạn nhân bị lũ cuốn mất tích ở vùng cao Văn Bàn (Lào Cai)
Chiều 19-8, ông Vàng A Tớ, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn (Lào Cai) cho biết, hiện đang chỉ đạo lực lượng cứu hộ tập trung tìm kiếm nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn, tại thôn Ta Náng, huyện Văn Bàn.
Bể nuôi cá tầm, nơi ông Khâm đến sửa đường ống nước.
Trước đó, vào khoảng 22 giờ 30 phút ngày 18-8, ông Nguyễn Văn Khâm, 61 tuổi, là công nhân thuộc Công ty CP Nông nghiệp - Công nghệ cao Hà Nội, đi sửa ống dẫn nước vào bể nuôi cá tầm, đặt tại thôn Ta Náng trong lúc trời đang mưa và suối có nước lũ, song không thấy về phòng ngủ.
Phát hiện điều này, những công nhân ở cùng ông Khâm đã báo Công ty và chính quyền xã. Ngay sau đó, chính quyền xã Nậm Xé đã huy động lực lượng cứu hộ gồm khoảng 20 người, là công an viên, dân quân xã và lực lượng của Công ty CP Nông nghiệp - Công nghệ cao Hà Nội tiến hành rà soát, tìm kiếm dọc theo con suối Xi Tan, thuộc địa bàn xã Nậm Xé để tìm kiếm nhưng đến 17 giờ ngày 19-8, vẫn chưa thấy nạn nhân.
Theo dự đoán của chính quyền xã Nậm Xé, có thể trong lúc sửa ống nước bên cạnh suối, ông Khâm đã bị lũ ống cuốn trôi, mất tích. "Trong ngày mai, xã sẽ tăng cường thêm nhân lực, tổ chức tìm kiếm tại các vụng nước sâu trên suối Xi Tan và hồ thủy điện Minh Lương thượng", ông Vàng A Tớ, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Xé thông tin thêm.
Như vậy, trận mưa lớn đêm ngày 18 rạng sáng 19-8, tại Lào Cai đã có hai người thiệt mạng, một người mất tích và ba người bị thương do sạt lở đất và lũ ống cuốn trôi.
Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ tại Lào Cai Trước những thiệt hại nặng nề về người và tài sản do thiên tai gây ra từ ngày 16 - 19/8, trên địa bàn Lào Cai, chính quyền tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả, giúp người dân ổn định cuộc sống. Sạt lở gây ách tắc giao thông tại km 25, tỉnh lộ 152. Ảnh minh họa: TTXVN phát Như tin...