Lào Cai: Khó khăn trong xử lý rác thải nhựa từ nông nghiệp
Rác thải nhựa phát sinh từ quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bao gồm các loại chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, túi bọc hoa quả… xả thải ra môi trường đang ở mức cao và tăng theo từng năm, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.
Rác thải nhựa phát sinh từ sản xuất nông nghiệp tăng, gây áp lực cho môi trường
Huyện Mường Khương có diện tích trồng chuối lớn nhất tỉnh (hơn 2.000 ha) và hàng trăm ha cây ăn quả khác. Với việc sử dụng túi ni-lông để bọc quả, ước tính mỗi năm, các trang trại và hộ gia đình ở đây sử dụng hơn 15 tấn túi ni-lông, nghĩa là lượng rác thải cũng tương ứng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc thu gom, xử lý lượng rác thải nhựa chưa được thực hiện theo đúng quy trình nên đã và đang gây ra hệ lụy rất lớn đối với môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
Tại các xã có diện tích trồng chuối lớn như Lùng Vai, Bản Lầu, Nậm Chảy (Mường Khương), tình trạng túi ni-lông, vỏ bao bì nhựa bị xả thải bừa bãi, từ nương đồi đến các con suối, ven đường.
Anh Giàng Lử (thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu) cho biết, gia đình trồng hơn 1,2 ha chuối, trung bình mỗi năm sử dụng hơn 2.000 túi ni-lông để bọc buồng chuối (khoảng 5,5 kg), ngoài ra số lượng chai, lọ nhựa đựng thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng khoảng 2,5 kg. Hầu hết rác thải được mang đi đốt hoặc chôn lấp. “Đốt hoặc chôn lấp rác thải nhựa là gây ô nhiễm môi trường nhưng người dân chúng tôi không có cách nào khác”, anh Lử nói.
Video đang HOT
Ông Phạm Xuân Thịnh, Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Khương cho biết: Nhận thức của người dân về những nguy hại do rác thải nhựa gây ra chưa cao nên ở hầu hết các địa phương có diện tích trồng chuối lớn, việc thu gom rác thải nhựa không được quan tâm đúng mức, đã tác động xấu đến cảnh quan và môi trường nông thôn. Trên địa bàn huyện hiện có hơn 2.000 ha chuối mô xuất khẩu (trong đó khoảng 1.800 – 1.900 ha cho thu hoạch quả) và gần 1.000 ha dứa, mỗi năm lượng rác thải nhựa xả thải sau thu hoạch là gần 15 tấn. Phương án xử lý rác chủ yếu là đốt và chôn lấp. Như vậy, nếu không có biện pháp xử lý triệt để thì nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa càng lớn, trở thành gánh nặng cho môi trường.
Trên địa bàn tỉnh có hơn 4.000 ha chuối mô, chủ yếu trồng ở các địa phương như Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Toàn tỉnh còn có hơn 10.000 ha lúa vụ xuân và 23.700 ha lúa vụ mùa; 6.180 ha chè; hơn 10.300 ha rau, màu; 12.300 ha cây ăn quả các loại; 2.200 ha cây dược liệu… Ước tính mỗi vụ, bình quân 1 ha sản xuất lúa thải ra môi trường khoảng 1 – 1,5 kg bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật; 1 ha trồng cây hoa, rau thải ra 3 – 5 kg rác thải từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, túi bao bọc hoa, quả; 1 ha chuối mô sử dụng khoảng 5,5 kg bao bì ni-lông. Như vậy, lượng rác thải mỗi năm lên đến vài trăm tấn.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Vài năm gần đây, khi sản xuất nông nghiệp chuyên canh theo hướng hàng hóa phát triển mạnh cũng là thời gian các hộ, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sử dụng bao bì, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng. Điều này đồng nghĩa với việc lượng rác thải nhựa phát thải ra môi trường khá lớn, đa dạng về chủng loại. Mặc dù ngành nông nghiệp, ngành tài nguyên – môi trường và chính quyền các địa phương đã tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các giải pháp thu gom, phân loại và xử lý rác thải nông nghiệp nhưng việc xử lý vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Nhiều người chưa chấp hành quy định về xử lý rác thải nhựa phát thải từ sản xuất nông nghiệp. Rác trong quá trình sản xuất vẫn bị vứt vương vãi trên nhiều cánh đồng, bờ ruộng.
Hầu hết rác thải nhựa được người dân tự xử lý bằng cách đốt và chôn lấp
Theo tìm hiểu của phóng viên, do yếu tố địa hình và điều kiện kinh tế – xã hội ở hầu hết các xã vùng cao còn nhiều khó khăn nên việc triển khai mô hình thu gom, xử lý rác thải rắn nói chung và rác thải nhựa nói riêng còn rất khó. Hầu hết các xã khu vực nông thôn, vùng cao chưa triển khai dịch vụ thu gom rác thải nhựa, rác thải rắn. Túi ni-lông và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng bước đầu đã được người dân thu gom nhưng các hộ gia đình chủ yếu tự xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp tại chỗ.
Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 39.000 lò đốt rác thải thủ công tại các xã, thôn, bản. Vì thế, hầu hết rác thải nhựa phát sinh từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt được người dân đốt trực tiếp, còn lại là chôn lấp tại chỗ mà chưa được thu gom đưa đi tái chế hoặc xử lý đúng cách.
Ông Lưu Đức Cường, Chi cục trưởng Chi cục Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Việc thu gom rác thải nhựa phát sinh từ sản xuất nông nghiệp để đốt, chôn lấp chỉ là giải pháp tình thế, vì đốt rác thải nhựa gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân.
Có thể thấy, công tác xử lý rác thải nhựa từ sản xuất xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Thấy rõ điều đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể và doanh nghiệp của tỉnh đã và đang nỗ lực triển khai các phong trào, hoạt động nhằm hạn chế và đẩy lùi rác thải nhựa. Đặc biệt, tháng 2/2020, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 – 2025″ với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng, trong đó xác định rõ cơ chế, chính sách và giải pháp thu gom, xử lý rác thải nhựa.
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa sau sản xuất nông nghiệp, cần có sự chung tay, góp sức của người dân và cả hệ thống chính trị. Do đó, phải tiếp tục coi công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân về tác hại của rác thải nhựa, những biện pháp thu gom và xử lý rác thải nhựa là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt.
Đổi rác thải nhựa lấy gạo
Sau 2 tuần thực hiện, hơn 1 tấn gạo đã được đổi cho người dân, thu về khối lượng tương đương rác thải nhựa đem đi tái chế, góp phần bảo vệ môi trường TP HCM.
Đây là chương trình "Đổi rác thải nhựa lấy gạo" do Quận Đoàn và Ủy ban MTTQ quận 1, TP HCM thực hiện từ đầu tháng 9-2020 đến nay.
Bà Phạm Thị Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận 1, cho biết chương trình diễn ra mỗi tuần một lần, kéo dài đến hết tháng 12-2020, tập trung thu nhận các loại rác thải nhựa khô, không tích trữ nước cùng một số loại rác tái chế được như giấy và bìa carton. Mỗi người dân được quy đổi tối đa 10 kg rác lấy 10 kg gạo. Mỗi phường chủ động chọn thời gian và địa điểm để nhận rác và phát gạo cho người dân.
Tình nguyện viên thu gom rác thải nhựa sau khi quy đổi được của người dân Ảnh: TTXVN
Các loại rác sau khi gom lại sẽ được chuyển tới địa điểm tái chế vào cuối ngày. Kinh phí thực hiện chương trình hoàn toàn đến từ các nguồn vận động tài trợ của tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn quận 1. Ngoài ra, các phường còn tổ chức vận động thêm nhiều nhu yếu phẩm khác. Phường Bến Thành, phường Nguyễn Thái Bình tặng thêm dầu ăn, muối i-ốt cùng với gạo. Phường Phạm Ngũ Lão tặng gạo và các chậu cây xanh nhằm góp phần tăng cường mảng xanh trên địa bàn.
Dù là chương trình chỉ hoạt động trên địa bàn quận 1 nhưng người dân các quận khác nếu có rác thải nhựa đều có thể mang đến để đổi gạo, quà vì mục tiêu chung góp phần bảo vệ môi trường, giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Phú Yên: Nông dân tranh thủ thu hoạch lúa vì sợ mưa bão Những ngày gần đây, do ảnh hưởng bão số 5, thời tiết ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên chuyển sang mưa, nông dân phải tranh thủ thu hoạch lúa. Đang gặt lúa ngã, ông Trần Hoàng Khánh ở thôn Phước Khánh, xã Hoà Trị, huyện Phú Hòa bộc bạch: Những ngày qua, thời tiết ở Phú Yên nắng...