Lào Cai khắc phục hậu quả mưa lũ, đón năm học mới
Theo thống kê, tỉnh Lào Cai có hơn 80 điểm trường bị ảnh hưởng bởi trận lũ quét xảy ra vào ngày 5/8, trong đó có 2 điểm trường bị xóa sổ hoàn toàn, 5 học sinh bị chết.
Không chỉ thiệt hại về người và cơ sở vật chất, toàn bộ hệ thống sổ sách của một số trường học khó có thể khôi phục được. Ngành giáo dục Lào Cai và chính quyền các địa phương bị ảnh hưởng bởi trận lũ quét vừa qua đang khẩn trương khắc phục hậu quả để học sinh có thể kịp khai giảng năm học mới 2016 – 2017.
Gió lốc làm tốc mái nhiều phòng học ở thị trấn Mường Khương, Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai).
Cơn lũ đã qua đi nhưng những hậu quả nặng nề mà nó để lại vẫn còn in dấu ấn ở khắp mọi nơi. Những gì còn sót lại trong các gian phòng của trường Tiểu học Cốc San số 2, thôn Tòng Sành, xã Cốc San, huyện Bát Xát, là mấy chiếc bàn ghế bị dập gẫy, sách vở ngập trong bùn. Toàn bộ giáo viên, phụ huynh và người dân cùng cán bộ xã được huy động để vệ sinh lau rửa trường học. Hiệu trưởng trường Tiểu học Cốc San số 2 Bùi Thị Hằng cho biết, hiện trường có một học sinh lớp 3 bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy.
Xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát là địa phương bị thiệt hại nặng nề với hai điểm trường bị xóa sổ hoàn toàn ở thôn Sủng Hoảng và Sùng Bang. Hiện, toàn bộ học sinh tiểu học và mầm non của hai thôn này đã được chuyển về tập kết ở điểm trường chính của xã Phìn Ngan, sinh sống tại khu bán trú của trường Tiểu học Phìn Ngan.
Tại trường Tiểu học Quang Kim số 1, khi lũ ập đến, sân trường bị bùn đất ngập dày đến 0,5 m, nước ngập cao 1 m, bùn nước làm đổ 200 m tường rào, lún gãy 432 m2 nền nhà lớp học, hệ thống tăng âm loa đài và máy photocopy bị hỏng… Sau khi cơn lũ đi qua, nhà trường huy động các lực lượng đến nạo vét, vệ sinh trường học. Đến ngày 9/8, người dân đã có thể đi bộ và đi xe máy vào trường. Tuy đã cơ bản dọn dẹp xong bùn đất trong trường nhưng toàn bộ phòng thư viện với khối lượng lớn sách vở chuẩn bị cho học sinh trong năm học mới của trường Tiểu học Quang Kim số 1 bị hỏng hoàn toàn.
Sân Trường Tiểu học Quang Kim số 1, huyện Bát Xát (Lào Cai) tan hoang sau cơn lũ quét.
Video đang HOT
Theo bà Đỗ Mai Thông, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát, phải mất rất nhiều thời gian nữa các trường bị thiệt hại do mưa lũ mới có thể khắc phục hậu quả do lũ quét để lại bởi lẽ ngoài số sách vở bị mất, hệ thống sổ sách như, học bạ học sinh, hồ sơ phổ cập giáo dục… bị đất vùi lấp không thể khôi phục được.
Trong bộn bề khó khăn do mưa lũ để lại, gia đình anh Đinh Văn Toản và chị Hoàng Thị Chắp ở thôn Luổng Đơ, xã Cốc San, đang tính đến việc mượn sách vở cũ của học sinh lớp trước để cho các con mình. “Đợt lũ vừa rồi đã gây nhiều thiệt hại cho gia đình tôi. Tuy hiện nay chưa có tiền mua đồ dùng học tập mới cho con, nhưng chúng tôi quyết không để khó khăn trước mắt ảnh hưởng tới việc học hành của các con”, chị Hoàng Thị Chắp cho biết.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát đã đề nghị Huyện ủy, UBND huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai sớm quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học bị thiệt hại để đảm bảo điều kiện tối thiểu cho ngày học đầu tiên. “Với sự giúp đỡ có hiệu quả của toàn xã hội, cùng sự nỗ lực khắc phục khó khăn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát, việc đưa học sinh đến trường trong ngày khai giảng năm học mới theo đúng kế hoạch về cơ bản đã sẵn sàng”, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát khẳng định.
Theo Tin Tức
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng: 'Chống bão còn tâm lý thụ động'
Lắng nghe địa phương, bộ ngành báo cáo về bão Mirinae và Nida, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ ra công tác phòng chống thiên tai hiện có tình trạng bộ ngành làm quyết liệt, nhưng địa phương còn tâm lý thụ động, trông chờ sự chỉ đạo từ trên.
Ngày 8/8, tại hội nghị rút kinh nghiệm công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch Nam Định, cho biết dù chỉ đạo toàn tỉnh tập trung ứng phó với bão Mirinae, nhưng do nằm trong tâm bão nên tỉnh chịu thiệt hại trên 3.000 tỷ đồng, hàng chục nghìn ha lúa ngập úng, hàng chục nghìn cột điện gãy đổ.
Theo Chủ tịch tỉnh Nam Định, bên cạnh việc dự báo cấp bão và thời gian di chuyển chưa sát với thực tế, thì tâm lý chủ quan của người dân là một trong nguyên nhân gây thiệt hại lớn. "Bão mạnh giật cấp 12-13 chứ không phải cấp 9-10, đường đi của nó rất lạ, càng vào bờ càng mạnh. Kể từ năm 1986 chúng tôi mới chứng kiến cơn bão lớn như vậy", ông Nghị nói.
"Trước khi bão vào, theo kinh nghiệm dân gian là phải có sấm chớp, nhưng lần này thì không nên có tâm lý chủ quan", Chủ tịch Nam Định nói.
Gió giật cấp 9 ở Hà Nội trong bão Mirinae khiến nhiều cây xanh ở Hà Nội gãy, đổ. Ảnh: Bá Đô.
Đại diện nhiều bộ ngành cùng các địa phương đều nhận định Mirinae là bão mạnh, tốc độ nhanh, có phổ tác động lớn tới 4 tỉnh cùng vùng hoàn lưu xung quanh với cấp gió giật 12-13. Thông thường bão vào gần bờ sẽ giảm cấp, thời gian lưu 2-4 giờ, nhưng Mirinea khi vào đất liền gió mạnh duy trì 8-10 giờ. Khoảng thời gian gây mưa dài với lượng mưa trung bình 100-250 mm.
Lý giải điều này, ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, bão hoạt động trong thời kỳ chuyển tiếp giữa El Nino và La Nina, nhiệt độ mặt nước biển nóng trên 31 độ C, miền Bắc và Trung lại vừa trải qua đợt nắng nóng kéo dài làm khí quyển bất ổn định, khiến bão hoạt động trái quy luật. Các dự báo của trung tâm khá sát về khu vực và thời gian đổ bộ, vùng ảnh hưởng trực tiếp trước từ 12 giờ đến 24 giờ.
Về tốc độ di chuyển của bão, ông Cường cho biết, bão có vận tốc 20 km/h từ khi vào vịnh Bắc Bộ, đến gần bờ biển Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình mới giảm xuống 5-10 km/h. Gần sát bờ biển bão đột ngột dừng lại và đi chậm. "Các bản tin chưa dự báo được sự chậm lại bất thường này nên cũng chưa cảnh báo được thời gian duy trì gió mạnh ở các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp lâu hơn so với quy luật thông thường. Thực tế, không trung tâm quốc tế nào dự báo được điều này. Đó là hạn chế của khoa học, công nghệ dự báo bão", ông Cường nói.
Với cấp độ gió mạnh khi đổ bộ vào đất liền, Trung tâm đã cảnh báo các cấp bão 8-9, giật cấp 10-11 trước khoảng 12-24 tiếng.
Hoàn lưu bão Nida khiến Lào Cai ngập trong biển nước ngày 5/8. Ảnh: CTV.
Các địa phương không ỷ lại Trung ương
Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho rằng, Mirinae là cơn bão không có tiền lệ, đi trái quy luật, nhưng nếu các tỉnh làm quyết liệt thì có thể giảm thiệt hại.
Theo ông Nghĩa, thông tin đến được người dân thế nào cần địa phương đánh giá, không phải tất cả phụ thuộc thông báo từ Trung ương với mấy chữ trong tin nhắn được. "Đề nghị nghiên cứu quy trách nhiệm rõ ràng, từ Trung ương thông tin như vậy thì cấp huyện, xã trách nhiệm đến đâu", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, các bộ ngành và địa phương phải rà soát chất lượng các công trình, cơ sở hạ tầng. Cơn bão Mirinae lần đầu tiên ghi nhận tình trạng mất điện trên diện rộng ở cả 4 tỉnh do hàng chục nghìn cột điện gãy đổ. Các địa phương không có điện để bơm tiêu cứu lúa, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân...
Tới dự hội nghị, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh diễn biến mưa bão Mirinae và Nida cho thấy biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng khó lường, khó dự báo. Công tác phòng chống thiên tai hiện có tình trạng các bộ, ngành làm quyết liệt, nhưng dưới địa phương còn tâm lý thụ động, trông chờ sự chỉ đạo từ trên.
Ở các địa phương số người chết và mất tích nhiều một phần do tâm lý chủ quan của người dân nhưng cũng có phần trách nhiệm của chính quyền khi chưa quyết liệt sơ tán và cưỡng chế người dân ra khỏi nơi nguy hiểm. Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm qua thực tiễn ứng phó với mưa bão vừa qua và trong công tác tuyên truyền định hướng, nâng cao nhận thức của người dân, phòng chống thiên tai không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền mà là trách nhiệm chung của mỗi người dân, cộng đồng xã hội.
Bão Mirinae đổ bộ vào các tỉnh Thái Bình đến Ninh Bình ngày 27/7 gây gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-13 tại các tỉnh Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Bão Nida đi vào vùng biển đông bắc của bắc biển Đông ngày 31/7, đổ bộ lên đất liền Trung Quốc, gây mưa lớn cho các tỉnh Bắc Bộ.
Bão Mirinae làm 7 người chết và mất tích, 63 người bị thương; 3.000 nhà bị sập đổ hoàn toàn, 83.000 nhà bị tốc mái, hư hỏng; hơn 216.000 ha lúa bị thiệt hại. Bão làm 32.000 cột điện bị gãy, nghiêng. Thiệt hại ước tính hơn 6.000 tỷ đồng.
Bão Nida không ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, nhưng hoàn lưu bão làm chết và mất tích 13 người, 19 người bị thương; 58 nhà bị sập đổ, hơn 3.500 nhà bị tốc mái, hư hại; khoảng hơn 10.000 ha cây trồng bị ngập, vùi lấp; nhiều tuyến đường bị cô lập, ách tắc... Ước tổng thiệt hại 266 tỷ đồng.
Phạm Hương
Theo VNE
'Bí kíp' vươn lên tốp đầu thi hành án Ngoài việc ký quy chế phối hợp với trại giam, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa còn xây dựng, ký kết các quy chế phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội, VKS, ngân hàng... Nhờ thế Khánh Hòa đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác thi hành án dân sự. Là địa phương luôn nằm...