Lào Cai: Công ty DAP được phép vận hành thử sau 2 tháng đình chỉ hoạt động
Sau 2 tháng đình chỉ hoạt động Nhà máy DAP số 2 do sự cố vỡ vờ bãi thải làm ảnh hưởng tới gần 40 hộ dân tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, ngày 7/11, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản cho phép vận hành thử nghiệm toàn bộ Nhà máy DAP số 2 sau khi Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập bãi thải gyps của Nhà máy.
Sự cố vỡ bờ bao hồ chứa quặng thải Nhà máy DAP số 2 đã làm 45.000m3 nước thải chứa a xít nguy hại chảy ra môi trường và làm ảnh hưởng đồ đạc, nhà cửa của gần 40 hộ dân.
Theo đó, thời gian vận hành thử nghiệm là 06 tháng, kể từ ngày 08/11/2018. Đồng thời Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem phải lập kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường gửi đến các cơ quan chuyên môn của tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương để tổ chức giám sát theo quy định; thực hiện các giải pháp duy trì ổn định mực nước tại cao trình đã được đơn vị tư vấn đánh giá và đảm bảo an toàn đê bao bãi chứa chất thải gyps.
Đối với hồ điều hòa thu gom nước róc bãi thải Gyps tạm thời của nhà máy DAP số 2, gia cố đê bao bãi chứa chất thải gyps đảm bảo an toàn; hoàn thành hồ sơ và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 31/12/2018; hoàn thành thi công, xây dựng trước ngày 30/3/2019; hoàn thành hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho toàn bộ dự án trước ngày 30/3/2019.
Video đang HOT
Thời gian vận hành thử nghiệm là 06 tháng, kể từ ngày 08/11/2018
UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem chủ động phối hợp với UBND huyện Bảo Thắng giải quyết dứt điểm các nội dung phát sinh về bồi thường giải phóng mặt bằng, đền bù thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của sự cố xong trước ngày 15/11/2018; di chuyển 28 hộ dân nằm tiếp giáp bãi thải gyps xong trước ngày 30/11/2018.
Đặc biệt, sau khi cho phép công ty DAP số 2 hoạt động thử, UBND tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành Quyết định số 3611/QĐ-UBND ngày 7/11/2018 về việc thành lập Tổ công tác liên ngành giám sát hoạt động thử nghiệm nhà máy do đồng chí Trưởng ban, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh làm Tổ trưởng. Tổ công tác có nhiệm vụ giám sát hoạt động thử nghiệm nhà máy DAP số 2 và thực hiện tổng hợp, báo cáo Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh theo chế độ cụ thể: 10 ngày báo cáo một lần đối với tháng thứ nhất, 15 ngày báo cáo một lần đối với tháng thứ hai và 30 ngày báo cáo một lần đối với các tháng còn lại.
Trước đó, vào lúc 12 giờ ngày 7/9/2018 tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, đã xảy ra sự cố vỡ bờ bao hồ chứa quặng thải Nhà máy DAP số 2 (Công ty Cổ phần DAP số 2 – Vinachem), khiến 45.000m3 nước thải, chất thải nguy hại tràn ra môi trường và làm ảnh hưởng tới nhà cửa đồ đạc của gần 40 hộ dân thị trấn Tằng Loỏng và xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng. Ngay sau khi sự cố xảy ra, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành quyết định đình chỉ hoạt động của nhà máy để khắc phục sự cố.
Bích Hợp
Theo baotainguyenmoitruong
Lòng tốt cũng cần... đảm bảo
Sau khi bà hỏa hỏi thăm dãy nhà trọ trên đường Đê La Thành (gần Bệnh viện Nhi Trung ương), ông Nguyễn Thế Hiệp (Hiệp "khùng") thường xuyên bị những người lạ đuổi đánh với lý do gây ra vụ hỏa hoạn nói trên.
Ông Hiệp "khùng" được biết đến như một nhà hảo tâm bởi sự giúp đỡ nhiệt tình, cho người nhà các bệnh nhi thuê phòng trọ chỉ với giá 15.000 đồng/đêm. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, chính những căn phòng trọ lụp xụp của ông Hiệp là nguyên nhân của vụ hỏa hoạn gây thiệt hại nặng nề.
Khu vực xảy ra hỏa hoạn tại đường Đê La Thành (Hà Nội).
Ông Hiệp có khoảng 30 căn phòng trọ dành để cho người nhà các bệnh nhi nghèo, ở xa mà có hoàn cảnh khó khăn thuê với giá rất rẻ, thậm chí với những gia đình nghèo quá, ông Hiệp chỉ lấy 10.000 đồng/đêm hoặc cho ở miễn phí. Tất nhiên, với giá rẻ như vậy thì những căn phòng trọ của ông Hiệp không thể đầy đủ tiện nghi, cũng không thể "cao ráo, rộng rãi" được. Đó chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với tính mạng và tài sản của những người thuê trọ, cũng như hàng xóm của ông trên đường Đê La Thành.
Cũng phải nói ngay rằng, trong khu nhà trọ khoảng 150 phòng đó không chỉ có riêng nhà ông Hiệp mà còn có một số hộ gia đình khác cũng làm phòng trọ lụp xụp để cho thuê. Khách quan mà nói, nếu những phòng trọ của ông Hiệp và một số hộ gia đình khác mà đầu tư "quy mô" thì người nhà các bệnh nhi phải "trường kỳ kháng chiến" với bệnh tật sẽ không đủ lực để thuê trọ. Với giá thuê phòng trọ trung bình khoảng gần 100.000 đồng/đêm, thậm chí rẻ như của ông Hiệp "khùng" cũng đã là quá sức đối với nhiều gia đình bệnh nhi phải ở trọ dài hạn.
Đó là còn chưa kể xung quanh khu nhà trọ đó còn cơ man các loại vật liệu dễ bắt lửa như gỗ, đệm mút... Con phố Đê La Thành lâu nay được biết đến như là "phố hàng mộc". Trong khi đó đường thì bé, đi hai chiều, lại tập trung nhiều bệnh viện như Nhi Trung ương, Phụ sản Hà Nội... nên con phố này thường xuyên bị ùn tắc nhiều giờ. Đã có nhiều "mồi lửa" dễ dàng xảy cháy, đường sá lại chật hẹp khiến xe cứu hỏa không thể tiếp cận kịp thời nên việc chữa cháy là vô cùng khó khăn.
Không phải tới bây giờ, khi xảy ra vụ hỏa hoạn đau lòng tại xóm trọ nhà ông Hiệp "khùng" người ta mới biết đến những nguyên nhân và hệ quả tất yếu vừa nêu ở trên. Trong những năm qua, báo giới cũng đã tốn không ít giấy mực để cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn hết sức nguy hiểm đối với tính mạng và tài sản của người dân tại con đường Đê La Thành nói chung và khu nhà trọ nói riêng. Song, có vẻ như không chỉ người dân không quan tâm đến những cảnh báo nguy hiểm đó, mà ngay cả chính quyền sở tại và các cơ quan chức năng cũng không hề xem trọng đến mối họa tiềm ẩn đó.
Chẳng phải pháp luật đã quy định rất rõ những nơi kinh doanh cho thuê trọ phải đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy đó sao? Vậy thì vì sao dãy nhà trọ tới 150 phòng, trong đó có các phòng của ông Hiệp "khùng" lại có thể "mọc" lên mà không có hệ thống PCCC được phê duyệt? Trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng như lực lượng công an PCCC đến đâu khi mà nhiều năm qua một khu nhà trọ không đảm bảo an toàn như vậy vẫn được phép tồn tại?
Vẫn biết văn hóa Á Đông ta bên cạnh lý đều có tình, có thể dung hòa được giữa tình và lý là việc quá tốt đẹp. Song, nếu chỉ vì sự nể nang, xuê xoa bỏ qua vi phạm cho nhau (chưa kể đến tiêu cực giữa chủ phòng trọ và lực lượng chức năng) để mối họa tiềm ẩn rồi đến một lúc nào đó bùng phát gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân là một điều không thể chấp nhận được.
Trở lại sự việc cháy dãy nhà trọ giá rẻ của ông Hiệp "khùng". Lòng tốt của ông Hiệp đối với gia đình những bệnh nhi nghèo, có hoàn cảnh khó khăn là điều không thể phủ nhận. Song, vấn đề ở chỗ sự nhân đạo, lòng thương người của ông Hiệp lại chưa bao gồm bà con chòm xóm láng giềng, bởi ông chưa tính đến thiệt hại mà rất có thể ông vô tình gây ra cho họ vì hỏa hoạn. Ngay cả đối với những gia đình bệnh nhi mà ông Hiệp cho thuê phòng trọ giá rẻ, thì sự nhân văn của ông có lẽ cũng mới chỉ là một nửa, bởi ông đã vô tình đặt họ vào hiểm cảnh.
Đương nhiên việc ông Hiệp "khùng" làm phòng trọ giá rẻ cho gia đình các bệnh nhi thuê là sự hào hiệp, thiện tâm chứ không thuần túy kinh doanh kiếm lời. Song, lòng tốt của ông Hiệp lại chưa được đảm bảo, vô tình ông đã khiến hàng trăm người, trong đó có nhiều gia đình bệnh nhi mất trắng tài sản, đồ đạc trong khi họ đã khánh kiệt vì bệnh tình của người thân. Cũng may là trong cơn hỏa hoạn không có thiệt hại về người, nếu không có lẽ ông Hiệp sẽ phải day dứt cả đời. Vậy mới nói: Lòng tốt cũng cần được... đảm bảo.
Lê Anh Đức
Theo daidoanket
Những phận người sau đám cháy Sáng 18.9, chúng tôi tìm gặp những người nghèo bị "bà hỏa" đẩy ra đường đêm hôm trước, sau vụ cháy nhà trọ quanh Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), hóa ra lại gặp nhiều nhóm từ thiện hơn người nghèo! Hiện trường vụ cháy vẫn đang bị phong tỏa. Các gia đình vẫn chưa thể về nhà kiểm tra đồ đạc...