Vỡ hồ nước thải ở Lào Cai, nhiều nhà ngập nặng, dân chạy tán loạn
Sự cố vỡ đập chứa bãi thải tại nhà máy sản xuất phân bón Diamon phốt-phát (DAP) số 2 đã khiến một số khu vực nhà dân bị nước dâng cao gây ngập lụt.
Báo Infonet cho hay theo phản ánh của người dân ở khu công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, vào khoảng 12h trưa 7/9, tại Nhà máy sản xuất phân bón Diamon phốt-phát (DAP) số 2 đã xảy ra sự cố vỡ đập chứa bãi thải.
Ông Trần Ngọc Oanh, Chủ tịch UBND thị trấn Tằng Loỏng (Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) xác nhận có vụ vỡ đập chứa bãi thải của nhà máy sản xuất phân bón Diamon phốt-phát (DAP) số 2 (tại khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng). Vụ vỡ đập không gây thiệt hại về người nhưng một số khu vực nhà dân bị nước dâng cao gây ngập lụt.
Cũng theo ông Oanh, ngay sau khi nhận được thông tin lãnh đạo thị trấn đã có mặt tại hiện trường cùng các cơ quan chức năng xử lý vụ việc.
“Đến lúc này, cơ quan chức năng đang phối hợp với các đơn vị thực hiện việc rửa đường, rắc vôi bột. Còn việc xử lý chất độc của bãi thải này như thế nào thì phải đợi cơ quan chức năng xử lý”, ông Oanh thông tin thêm.
Còn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, ông Nguyễn Thành Sinh, cho biết, ông đang có mặt tại hiện trường để phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ vụ việc và sẽ thông tin đến báo chí khi có báo cáo cụ thể.
Báo Nông nghiệp thông tin theo thống kê ban đầu, có 15 nhà dân ở tổ 7, thị trấn Tằng Loỏng và thôn Phú Hà, xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) bị cuốn trôi, hư hỏng.
Trong đó, có hai nhà dân bị sập đổ, cuốn trôi toàn bộ tài sản (ước tính khoảng 400 triệu đồng của hai hộ).
Video đang HOT
Theo ước tính ban đầu, có khoảng vài chục nghìn mét khối nước thải đã tràn ra ngoài môi trường. Điều lo ngại là nước thải hồ chứa bãi thải Gyps của Nhà máy DAP Lào Cai có chứa hàm lượng axít gây hại cho sức khỏe con người và tác động xấu đến cây trồng, vật nuôi
Trước đó, vào cuối tháng 7/2018, nhà máy này đã bị UBND tỉnh Lào Cai ra quyết định xử phạt về hành vi “Không vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường tại bãi thải đuôi quặng” với số tiền 150 triệu đồng.
Theo Đời sống & Pháp luật, Công ty DAP số 2 thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) thành lập năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực chính là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phân bón và hóa chất. Ngoài ra DAP số 2 được phép hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho ngành phân bón và hóa chất; kinh doanh bất động sản và cho thuê văn phòng.
Trên website công ty, DAP số 2 giới thiệu họ là nhà máy thứ hai tại Việt Nam sản xuất phân bón DAP – loại phân bón phức hợp chứa hai thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cho cây trồng là đạm (Nitơ) và lân (P2O5). Quá trình sản xuất, doanh nghiệp này đã đầu tư dây chuyền công nghệ và các thiết bị xuất xứ từ các nước thuộc nhóm tiên tiến trên thế giới (EU, G7).
Gia Huy tổng hợp
Theo phununews
Thông tin Việt Nam có 1.744 hoạt chất thuốc BVTV là nhầm lẫn lớn
Sáng nay (6/9) ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đã có buổi chia sẻ với phóng viên xung quanh câu chuyện loại bỏ các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật độc hại, không đảm bảo chất lượng.
Ông Hoàng Trung cho hay, vừa qua có rất nhiều người nói rằng hiện nay Việt Nam có 1.744 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), điều này là nhầm lẫn rất lớn, thế giới cũng không có từng đó hoạt chất, ngay nước lớn như Trung Quốc cũng chỉ có khoảng 600 hoạt chất mà thôi.
Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật chia sẻ với phóng viên.
Thực tế chúng ta chỉ có 385 hoạt chất đơn và hơn 1.000 hỗn hợp các hoạt chất với nhau. Vì vậy nhiều người nhận định Việt Nam có 1.744 hoạt chất là không đúng, không có chuyện đó.
Chia sẻ tại buổi họp báo về việc loại bỏ các hoạt chất không đảm bảo chất lượng, các hoạt chất độc hại, ông Trung cho biết, trong năm 2017 Cục BVTV đã tham mưu cho Bộ NN&PTNT loại bỏ 6 hoạt chất.
Ngày 28/8 vừa qua Bộ NN&PTNT đã có quyết định tiếp tục loại bỏ 4 hoạt chất ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, các hoạt chất gồm Acephate, Diazinon, Malathion, Zinc phosphide. Quyết định này có hiệu lực sau 60 ngày, lúc đó việc nhập khẩu các hoạt chất này sẽ chấm dứt. Trong quyết định này cho phép trong nước được phép sử dụng các hoạt chất này trong vòng 1 năm, nhằm tránh ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày 28/8 vừa qua Bộ NN&PTNT đã có quyết định tiếp tục loại bỏ 4 hoạt chất ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Ảnh:IT
Việc loại bỏ này được thực hiện theo đúng quy định của Luật Bảo vệ và kiểm định thực vật, đó là loại thuốc độc nhóm 2, ảnh hưởng sức khoẻ con người, ảnh hưởng môi trường, có những loại thuốc có hiệu lực sinh học thấp.
Trong thời gian tới Cục BVTV sẽ tiếp tục trình Bộ trưởng để xem xét loại bỏ 3 hoạt chất khác gồm fipronil, Chlorpyrifos và Glyphosate. Đặc biệt là hoạt chất Glyphosate được cảnh báo gây ung thư. Hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau đối với tác động của hoạt chất này. Hiện nay có 36 nước và EU đã có những động thái khác nhau nhưng đều có xu thế cấm sử dụng hoạt chất Glyphosate. Trước đây đã có những bằng chứng chứng minh chất Glyphosate gây ung thư.
Hiện nay nước ta đã quá dư thừa các sản phẩm thuốc BVTV. Ảnh: IT
Ông Trung cho hay, chúng tôi xác định, việc loại bỏ các hoạt chất không đảm bảo chất lượng là để bảo vệ môi trường, cũng như sức khỏe cho nhân dân, vì vậy dù có nhiều tranh cãi, Cục sẽ tham mưu cho Bộ NN&PTNT sẽ cấm sử dụng hoạt chất Glyphosate.
Hoạt chất thứ hai là Chlorpyrifos, đây là hoạt chất được dùng khá lâu ở nước ta, hoạt chất này cũng rất độc, hiện nay người dân có xu hướng tăng liều lượng sử dụng thuốc này vì sâu bệnh đã thể hiện tính kháng bệnh. Một số nước trên thế giới đã đưa vào danh sách cấm sử dụng, và chúng ta cũng sẽ loại bỏ trong thời gian tới. Hoạt chất thức ba là fipronil, đây là hoạt chất thuốc trừ sâu độc hại và cũng sẽ loại bỏ.
Đối với 4 hoạt chất vừa mới loại bỏ, hàng năm mỗi loại được sử dụng từ 3.000 - 5.000 tấn, riêng đối với Glyphosate là 30.000 tấn, chiếm 30% trong tổng lượng thuốc BVTV ở Việt Nam. Hai loại thuốc fipronil, Chlorpyrifos được sử dụng từ 3.500-4.000 tấn, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số thuốc BVTV sử dụng ở Việt Nam.
"Việc loại bỏ các hoạt chất không đảm bảo chất lượng sẽ được làm liên tục ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, công việc này sẽ được làm triệt để, chúng tôi sẽ rà soát tổng thể và loại bỏ đần dần các hoạt chất độc hại" - Ông Trung khẳng định.
Trước nhiều thông tin cho rằng mỗi năm Việt Nam đổ xuống ruộng đồng 100.000 tấn thuốc BVTV, ông Trung cho hay thông tin này không chính xác. Trung bình hàng năm Việt Nam nhập khẩu kinh doanh buôn bán sử dụng khoảng 100.000 tấn, tuy nhiên có khoảng 40% nhập khẩu sau đó gia công và xuất đi các nước khác, không sử dụng trong nước.
10% là các loại thuốc xông hơi khử trùng dùng để xử lý hàng nông sản trước khi xuất khẩu để diệt các loại bệnh trên các nông sản, đây là quy trình bắt buộc phải làm trước khi đưa hàng đi xuất khẩu.
Chính vì vậy thực tế, mỗi năm chúng ta chỉ sử dụng khoảng 30.000 tấn thuốc trừ sâu trừ bệnh.
Lý giải việc sẽ loại bỏ nhiều hoạt chất, thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian tới, ông Hoàng Trung cho rằng, theo rà soát, hiện nay nước ta đã quá dư thừa các sản phẩm thuốc BVTV. Và đã đến lúc phải siết chặt và lập lại trật tự, nếu không môi trường của chúng ta sẽ bị hủy hoại, sức khỏe con người không được đảm bảo.
Với mục tiêu quản lý chặt chẽ, chỉ để lại trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam những loại thuốc thực sự hiệu quả, phục vụ nhu cầu sản xuất an toàn, bền vững, chúng tôi siết lại công tác khảo nghiệm, đăng ký thuốc BVTV đã được kiểm soát chặt chẽ ngay đầu vào, bao gồm xem xét kỹ lưỡng các căn cứ thực hiện khảo nghiệm, trình tự thực hiện khảo nghiệm.
Việc cấp phép khảo nghiệm được dựa trên cơ sở khoa học theo nguyên tắc loại bỏ dần những thuốc BVTV có độc tính cao, ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời khuyến khích những loại thuốc BVTV hiệu quả, an toàn trong sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc sinh học.
"Những năm gần đây, việc sử dụng thuốc BVTV của người dân đang có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng có nhiều nông dân sử dụng thuốc BVTV sinh học thay cho thuốc BVTV hóa học, tuân thủ đúng thời gian cách ly và kỹ thuật sử dụng thuốc
Cũng theo đề án quản lý thuốc BVTV, từ nay đến 2020 cố gắng sử dụng khoảng 30% sản phẩm thuốc BVTV sinh học, ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký và sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học" - ông Trung cho hay.
Theo Danviet
Mê mẩn vẻ đẹp nao lòng ruộng bậc thang Dần Thàng Mùa này, tỉnh Lào Cai nức tiếng gần xa bởi sắc vàng ươm của những cánh đồng lúa chín trên chân ruộng bậc thang, đó là thung lũng Mường Hoa (Sa Pa); thung lũng Thề Pả ở xã Y Tý, Ngải Thầu, A Lù (Bát Xát). Nhưng ít ai biết được rằng ở xã Dần Thàng (huyện Văn Bàn) cũng có những "bậc...