Lào Cai: Ca nô đâm vào trụ cầu, 5 người rơi xuống sông Hồng
Mấy ngày gần đây, người dân qua lại cầu Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) đều thấy cảnh một chiếc thuyền sắt loại lớn có cẩu cứu hộ đang nỗ lực tìm cách cẩu chiếc ca nô bị va quệt vào mố cầu cũ và chìm xuống dòng sông Hồng.
Ông Trần Ngọc Sơn, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Lào Cai, cho biết, vụ tai nạn đường thủy nói trên xảy ra vào tối ngày 3/8.
Nỗ lực trục vớt ca nô
Video đang HOT
Theo đó, vào hồi 21 giờ 30 phút ngày 3/8 trên dòng sông Hồng chảy qua địa phận phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, chiếc ca nô mang biển kiểm soát YB 0267 do ông Nguyễn Mộng Lân, sinh năm 1967, trú thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, điều khiển đi sai luồng đường chỉ dẫn nên đã đâm vào trụ số 4 cầu Cốc Lếu cũ. Ca nô bị lật chìm xuống dòng sông Hồng đang mùa nước lũ chảy xiết.
4 người ngồi trên ca nô bị thương nhưng được cứu vớt lên bờ kịp thời và được đưa đi bệnh viện điều trị ngay trong đêm tối; riêng người lái chiếc ca nô là ông Nguyễn Mộng Lân bị mất tích, đến nay vẫn chưa được tìm thấy.
Phòng CSGT – Công an tỉnh Lào Cai phối hợp với UBND thành phố Lào Cai đã chỉ đạo lực lượng công an cùng với phường Cốc Lếu tổ chức điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, đồng thời tổ chức tìm kiếm người mất tích và trục vớt chiếc ca nô bị chìm dưới lòng sông.
Rất đông người đứng trên cầu theo dõi công tác cứu hộ
Đoạn sông Hồng qua khu vực chân cầu Cốc Lếu nước luôn chảy xiết, địa hình lòng sông hẹp và có nhiều chướng ngại vật do đang tháo dỡ cầu Cốc Lếu cũ nên phương tiện vận tải thủy qua đây rất nguy hiểm.
Theo Dân Trí
Thu tiền phạt qua tài khoản?
Hôm qua, 31-7, Đoàn giám sát của Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã làm việc với UBND TP Hà Nội về thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải từ 1-1-2009 đến 30-6-2012 trên địa bàn. Nhiều kiến nghị mới nhằm hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông đã được Hà Nội gửi tới Đoàn giám sát.
Việc phải ký quỹ khi tham gia giao thông sẽ có tác dụng răn đe hơn, kiềm chế vi phạm TTATGT
Theo UBND TP Hà Nội, 3 năm qua, TP đã kiểm tra, xử lý 2.715.273 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 558 tỷ đồng. Tổng số phương tiện bị tạm giữ là 91.751 trường hợp. Trong 6 tháng đầu năm 2012, đi sai phần đường, làn đường 42.442 trường hợp (tăng 66% so với cùng kỳ 2011), vượt tốc độ 10.197 trường hợp, vi phạm nồng độ cồn 3.467 trường hợp, dừng đỗ sai quy định 24.501 trường hợp, chở quá tải 496 trường hợp, không đội mũ bảo hiểm 110.970 trường hợp... phạt tiền hơn 145 tỷ đồng. Trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, có tổng số 13.905 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 9,2 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tại buổi làm việc, UBND TP Hà Nội đã đưa ra nhiều kiến nghị về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xử phạt hành chính và những văn bản pháp luật có liên quan. Cụ thể, TP Hà Nội đã đề nghị Bộ Tài chính "khẩn trương thực hiện việc ký quỹ phương tiện để hạn chế truy đuổi gây nguy hiểm và phản cảm, đồng thời tăng sức răn đe chủ phương tiện". Trước đó, tại phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật về thực trạng vi phạm hành chính và các giải pháp khắc phục trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng đã đề cập tới kiến nghị buộc chủ phương tiện phải mở tài khoản ngân hàng và yêu cầu một khoản ký quỹ khi tham gia giao thông để tiến tới thu tiền phạt qua tài khoản. Ý kiến của Bộ trưởng Bộ GTVT khi đó được đại diện Bộ Tài chính và Bộ Công an đồng tình.
Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 34 với một số nội dung như: xử phạt tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm, giảm mức phạt tiền với một số hành vi lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lòng đường, quy định thêm một số biện pháp cho các lực lượng được áp dụng biện pháp tạm giữ biển số xe ô tô... Hà Nội đề nghị Bộ Công an sửa đổi, bổ sung quy định về việc kiểm tra, học lại Luật Giao thông đường bộ, quy định đối với những người bị tạm giữ giấy phép lái xe 30 ngày phải học luật lại.
Lý giải về các đề xuất trên, UBND TP Hà Nội cho rằng, quy định mức xử phạt với hành vi lấn chiếm, chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán như hiện nay là rất lớn (từ 20-30 triệu đồng). Do đó, mức phạt này không khả thi đối với các hoạt động buôn bán nhỏ, mặc dù đây là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông. Trong lĩnh vực giao thông đường thủy, UBND TP cho rằng, theo quy định hiện hành, ngoài hình thức phạt hành chính, còn có những hình phạt bổ sung như "tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính".
Tuy nhiên, trên thực tế xử lý, không thể tịch thu được phương tiện vi phạm vì những tàu vi phạm thường là nơi cư trú của gia đình người vi phạm. Hơn thế, về giá trị kinh tế thì phương tiện có giá trị gấp nhiều lần so với hình thức phạt chính và thường là tài sản thế chấp tại ngân hàng. Bên cạnh đó, hiện nay lực lượng Cảnh sát Đường thủy Hà Nội cũng chưa có kho chứa tang vật, bãi tạm giữ phương tiện nên việc thu giữ gặp nhiều khó khăn.
Theo ANTD
Lò mổ "mua" vé kiểm dịch, vô tư xả thải ra sông Hồng Khi bị phòng Cảnh sát môi trường và phòng CSGT đường thủy phối hợp kiểm tra nhiều con lợn thịt từ lò mổ gia súc, gia cầm thuộc Công ty cổ phần Thịnh An ở thôn 3, xã Vạn Phúc, Thanh Trì không có dấu kiểm dịch của cơ quan chức năng... Từ những vi phạm về vệ sinh ANTP... Theo chân tổ...