Lạnh người cảnh sạt lở kinh hoàng ở hạ lưu thủy điện tại TT-Huế
Một vụ sạt lở với khối lượng khoảng 5.000m3 đất đá vừa xảy ra tại vai trái hạ lưu thủy điện Hương Điền (tỉnh TT-Huế), cách chân đập thủy điện này từ 60 đến 200 mét, thuộc lưu vực sông Bồ, hạ lưu của sông Rào Trăng.
Hiện trường sạt lở đất đá vừa xảy ra tại vai trái hạ lưu thủy điện Hương Điền.
Đánh giá của cơ quan chức năng cho thấy, bờ trái thủy điện Hương Điền phần phía hạ lưu đập có địa chất là đá phiến sét, bị phong hóa gần như hoàn toàn, một phần là đất đắp để làm đường thi công trong giai đoạn thi công, nên được để lại đợi đến khi mái ổn định hoàn toàn mới tiến hành gia cố tổng thể.
Vừa qua, do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày gây sạt lở phần đất đắp, kéo theo một phần đất đá phong hóa cũng bị cuốn theo, đổ xuống lòng sông Bồ (hạ lưu của sông Rào Trăng). Thời gian sạt lở xuất hiện vào khoảng 14h ngày 1/12/2020.
Video đang HOT
Toàn bộ khối lượng vật chất sạt đổ xuống lòng sông với khối lượng khoảng 5.000m3. Tuy nhiên, theo đánh giá bước đầu của cơ quan chức năng, với lòng sông rộng, và có hố xói được thi công theo đúng thiết kế, nên không gây co hẹp, tắc nghẽn dòng chảy, do vậy, không ảnh hưởng đến khả năng thoát nước khi chạy máy phát điện cũng như khi xả lũ.
Vị trí sạt lở cách xa chân đập thủy điện Hương Điền từ 60 đến 200 mét, nên không gây ảnh hưởng đến chân đập, mặt khác, đáy đập được đặt hoàn toàn trên nền đá gốc. Do vậy, cơ quan chức năng cho rằng sạt lở tại hạ lưu thủy điện Hương Điền không gây ảnh hưởng đến an toàn công trình.
Trao đổi với PV vào trưa 3/12, đại diện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh TT-Huế cho biết, cơ quan này hiện theo dõi sát sao các diễn biến và công tác vận hành hồ đập tại thủy điện Hương Điền, cũng như thực hiện công tác cảnh báo sạt trượt trên toàn địa bàn khi thời tiết diễn biến xấu. Sự cố sạt lở đất đá phía hạ lưu công trình thủy điện Hương Điền hiện chưa đến mức phải dừng vận hành công trình này.
EVNGENCO1: Hồ Đơn Dương góp phần giảm lũ vùng hạ du
Ngày 29 và 30-11, với lưu lượng xả tối đa 500 m3/s, trong khi lưu lượng đỉnh lũ về hồ đạt 691,9 m3/s, hồ Đơn Dương (Lâm Đồng) đã góp phần cắt khoảng 30% lưu lượng đỉnh lũ.
Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao, từ sáng ngày 29-11, mưa lớn đã xuất hiện trên diện rộng ở toàn bộ lưu vực hồ Đơn Dương và các vùng lân cận. Lưu lượng đến hồ cao nhất là 691,91 m 3 /s vào lúc 17 giờ 30 phút.
Theo số liệu ghi nhận được từ các trạm đo mưa trên lưu vực hồ Đơn Dương, lưu lượng mưa trung bình trên toàn lưu vực đo được trong cả đợt khoảng 154 mm. Không chỉ mưa lớn ở thượng nguồn, phía hạ du hồ chứa cũng xuất hiện mưa lớn với lượng mưa đo được tại trạm Đơn Dương cả đợt lên đến 180 mm.
Nhận định thời tiết diễn biến phức tạp, lãnh đạo Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (ĐHĐ) đã kịp thời báo cáo và thống nhất với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) huyện Đơn Dương và tỉnh Lâm Đồng thực hiện xả lũ đảm bảo an toàn công trình hồ đập và vùng hạ du hồ chứa.
Hồ Đơn Dương tiến hành xả lũ từ 8 giờ 00 ngày 29-11.
Lưu lượng xả được điều chỉnh tăng dần từ 25 m 3 /s lúc 08 giờ 00 ngày 29-11 lên 500 m 3 /s lúc 19 giờ 00 cùng ngày. Như vậy, với lưu lượng xả 500 m3/s, hồ Đơn Dương đã cắt được 30% đỉnh lũ ngày 29-11.
Đến ngày 1-12, mưa lớn tiếp tục kéo dài, Công ty ĐHĐ đã chủ động phối hợp với BCH PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng và huyện Đơn Dương điều chỉnh lưu lượng xả nước qua đập tràn phù hợp với lưu lượng nước đến hồ Đơn Dương để giảm ảnh hưởng đến hạ du.
Có thể thấy, hồ thủy điện ngoài chức năng sản xuất điện, cung cấp nước sinh hoạt còn thực hiện nhiệm vụ giảm lũ cho hạ du.
Trong thời gian lũ xuất hiện, công ty tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai theo Quyết định 1895/QĐ-TTg, phối hợp chặt chẽ với BCH PCTT&TKCN huyện Đơn Dương và tỉnh Lâm Đồng đã phát huy tốt vai trò giảm lũ, chậm lũ của hồ Đơn Dương, giảm thiểu thiệt hại cho khu vực hạ du thuộc huyện Đơn Dương và Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Trước đó, trong tháng 9-2020, Công ty ĐHĐ đã phối hợp với BCH PCTT&TKCN huyện Đơn Dương tiến hành kiểm tra dòng chảy thoát lũ hạ du sông Đa Nhim. Tại thời điểm kiểm tra, nhiều diện tích hoa màu ngắn ngày được người dân canh tác trên các bãi bồi ven sông Đa Nhim từ thị trấn Dran huyện Đơn Dương đến thị trấn Thạnh Mỹ huyện Đức Trọng. Bên cạnh đó, một số công trình kiên cố, nhà kính trồng hoa màu được xây dựng có nguy cơ mất an toàn và cản trở dòng chảy khi hồ Đơn Dương xả lũ.
Trong tháng 10, chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng, huyện Đơn Dương đã tuyên truyền và khuyến cáo các doanh nghiệp, người dân khơi thông dòng chảy, sớm thu hoạch hoa màu đang canh tác, ngừng việc canh tác rau màu cho đến hết mùa lũ năm 2020 nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng do thiên tai gây ra.
Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất từ Quảng Trị đến Khánh Hòa Lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ 9 giờ đến 14 giờ, các tỉnh, thành phố từ Quảng...