Lãnh đạo y tế châu Phi đề xuất tiêm 2 loại vaccine COVID-19 cho người dân
Cơ quan y tế của Liên minh châu Phi cho biết các quốc gia tại châu lục này nên sử dụng nhiều hơn một loại vaccine ngừa COVID-19 để hoàn thành chu trình tiêm chủng cho người dân nếu cần thiết.
Một phụ nữ được tiêm vaccine Covid-19 tại Johannesburg, Nam Phi ngày 17/5. Ảnh: Reuters
Hãng Reuters dẫn phát biểu của ông John Nkengasong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi, cho biết hôm 20/5 rằng nếu không chắc chắn có đủ vaccine để một người được tiêm đủ hai liều cùng loại, thì nên tiêm bổ sung loại vaccine ngừa COVID-19 khác, còn hơn là không tiêm đủ số mũi.
Theo ông Nkengasong, dựa trên tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ, việc phân phối vaccine AstraZeneca sẽ bị chậm trễ đáng kể. Do vậy, các quốc gia nên cân nhắc đặt mua vaccine Johnson & Johnson để tiêm thay thế.
Video đang HOT
Ông nói: “Đây là dạng vaccine một liều và tôi nghĩ rằng, từ quan điểm dịch tễ học, chúng ta không cần đợi cho đến khi kháng thể từ mũi tiêm chủng đầu tiên biến mất rồi mới sử dụng vaccine Johnson & Johnson.
9 quốc gia châu Phi trong đó có Nam Phi, Angola, Congo, Morocco, Uganda, Botswana, Zambia và Kenya đã ghi nhận người mắc biến thể B.1617 của Ấn Độ. Đây là một tác nhân chính khiến số ca mắc mới và tử vong tại Ấn Độ tăng kỷ lục.
Ông Nkengasong cho biết: “Cách thức chủng virus này lây truyền cho thấy việc nó lây lan rộng hơn ở châu Phi chỉ còn là vấn đề về thời gian”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Kenya Mutahi Kagwe kêu gọi những người dân đã tiêm một liều vaccine AstraZeneca hãy bình tĩnh, đồng thời đảm bảo rằng họ sẽ được tiêm tiếp liều thứ hai vì chính phủ đang đàm phán với các nhà sản xuất vaccine khác.
Nga cung cấp 300 triệu liều vaccine cho châu Phi
Ngày 19/2, đơn vị chuyên trách vaccine của Liên minh châu Phi (AU) thông báo Nga đã đề nghị cung cấp cho châu lục này 300 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó có cả một gói hỗ trợ tài chính cho những quốc gia muốn đặt mua vaccine Sputnik V.
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 được sản xuất tại Strelna, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo nêu rõ vaccine Sputnik V sẽ được cung cấp cho các nước châu Phi trong vòng 12 tháng, kể từ tháng 5/2021. Thông báo dẫn lời Giám đốc cơ quan ứng phó dịch bệnh của AU, ông John Nkengasong, hoan nghênh đề nghị của Nga, đồng thời khẳng định các đối tác đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong những nỗ lực của châu Phi đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Trước đó, AU thông báo đã đặt mua 270 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của các hãng AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Johnson & Johnson, bàn giao trong năm nay. Tính tới nay, mới có khoảng 10 quốc gia châu Phi bắt đầu triển khai tiêm chủng, chậm hơn nhiều so với những quốc gia giàu có hơn đã thực hiện các chiến dịch chủng ngừa nhanh lẹ.
* Cũng trong ngày 19/2, một nguồn tin châu Âu cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng gấp đôi quỹ ủng hộ cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX do Liên hợp quốc khởi xướng nhằm đảm bảo vaccine phòng bệnh COVID-19 đến được các quốc gia nghèo hơn.
Nguồn tin này cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) do Anh tổ chức vào ngày 19/2, các lãnh đạo EU sẽ công bố kế hoạch tăng quỹ ủng hộ COVAX lên 1 tỷ euro (tương đương 1,2 tỷ USD) và cam kết tăng thêm 100 triệu euro ủng hộ cuộc chiến chống COVID-19 tại châu Phi.
Hiện các quốc gia lớn trên thế giới đang hướng tới tăng cường các biện pháp hỗ trợ các nước nghèo hơn trong bối cảnh ngày càng nhiều lời cáo buộc rằng các nước giàu có đang tích trữ vaccine phòng bệnh, gián tiếp khiến các chương trình tiêm chủng ở những nước còn lại bị chậm trễ. Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là sẽ cam kết 4 tỷ USD để hỗ trợ COVAX trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của G7.
Tấn công vũ trang ở CHDC Congo và Niger Ngày 24/3, các nguồn tin địa phương cho biết ít nhất 17 người đã thiệt mạng trong 24 giờ qua trong các cuộc tấn công nghi do Lực lượng vũ trang đồng minh dân chủ (ADF) ở miền Đông Cộng hòa dân chủ (CHDC) Congo thực hiện. Binh sĩ quân đội CHDC Congo tuần tra tại làng Manzalaho gần Beni sau vụ tấn...