Lãnh đạo xã lập hồ sơ khống để “ỉm” trâu bò hỗ trợ hộ nghèo cho dân
Là xã nghèo được chính phủ hỗ trợ tiền mua trâu, bò nhưng sau khi nhận tiền về, cán bộ xã Xuân Thắng (huyện Thường Xuân – Thanh Hóa) không những cấp cho không đúng đối tượng mà còn lập hồ sơ khống để lấy tiền bỏ túi.
Xuân Thắng là một trong những xã nghèo của huyện Thường Xuân được thụ hưởng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ Chương trình 135 của Chính phủ. Từ năm 2008 đến năm 2010, thực hiện hợp phần hỗ trợ sản xuất, xã Xuân Thắng được hỗ trợ cho 23 con trâu bò, tương ứng mỗi con 5 triệu đồng, do xã làm chủ đầu tư.
Trong quá trình triển khai thực hiện xã Xuân Thắng đã thành lập ban quản lý dự án, trong đó ông Vi Hồng Quang, lúc đó là Chủ tịch UBND xã (nay giữ chức chủ tịch ủy ban MTTQ xã) làm Trưởng ban. Việc bình xét những hộ được nhận trâu bò cũng được đưa ra công khai trong nhân dân.
Xã Xuân Thắng, nơi cán bộ “ỉm” tiền hộ nghèo của dân.
Tuy nhiên, sau đó những hộ có danh sách được nhân dân bình xét thì lại không được nhận mà xã lại cấp cho 9 hộ khác không nằm trong diện được duyệt. Còn lại 14 con trâu, bò tương đương với số tiền 70 triệu đồng đã được ông Vi Hồng Quang và ông Vi Thanh Tuyết – Kế toán trưởng của xã (hiện làm cán bộ phụ trách mảng dân tộc) lập hồ sơ quyết toán khống như: hỗ trợ thôn Dín làm đường giao thông nông thôn là 22 triệu đồng và hỗ trợ UBND xã làm nhà vệ sinh công cộng là 15 triệu đồng…để hợp thức hóa số tiền “bỏ túi”.
Trên thực tế, việc thôn Dín làm đường giao thông nông thôn và các cầu qua khe là từ nguồn đóng góp của nhân dân, còn công trình vệ sinh UBND xã lại được trích từ nguồn ngân sách của xã.
Video đang HOT
“Khi trao tiền đến cho các hộ nghèo, cán bộ xã nói các hộ nếu nhận 5 triệu đồng do nhà nước hỗ trợ thì phải bỏ thêm tiền ra để mua được trâu hoặc bò, nếu không mua được lại phải đền bù. Nhiều gia đình sợ không đủ tiền mua trâu, bò nên không dám nhận. Sau đó, chúng tôi cũng có nghe trên xã nói, nếu hộ nào không nhận trâu, bò thì sẽ cấp cho các hộ khác hoặc số tiền đó sẽ được trả về huyện để nộp lại cho Nhà nước” – một người dân trong xã cho biết.
Trao đổi vấn đề trên, ông Cầm Bá Đứng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân thừa nhận: Những sai phạm ở xã Xuân Thắng trong việc dùng tiền hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo Chương trình 135 vào mục đích cá nhân là có thật. Chủ tịch UBND huyện đã thành lập đoàn thanh tra xuống tận nơi để kiểm tra mức độ vi phạm ở địa phương và yêu cầu xã Xuân Thắng giao nộp số tiền 115 triệu đồng từ 23 con trâu, bò theo chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi vào Kho bạc Nhà nước. Hiện số tiền trên đã được cán bộ xã Xuân Thắng nộp lại hoàn chỉnh.
Điều đáng nói là sự việc bị phanh phui từ tháng 10/2014, tuy nhiên, sau đó, các cá nhân liên quan mới chỉ nộp lại số tiền vào Kho bạc. Ông Vi Hồng Quang thôi chức Chủ tịch và hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch mặt trận Tổ Quốc và ông Vi Thanh Tuyết chuyển sang làm cán bộ phụ trách mảng dân tộc của xã không phải vì do sai phạm trong vụ việc trên mà do không đủ tín nhiệm,
Mà theo vị Phó Chủ tịch huyện Thường Xuân, chưa xử lý các đối tượng vi phạm vì đang chờ kết luận điều tra từ công an kinh tế thì mới đưa ra hình thức xử lý.
Tại các huyện miền núi của Thanh Hóa, đặc biệt là huyện Thường Xuân, một trong những huyện nghèo của Thanh Hóa rất được nhà nước quan tâm, hỗ trợ nhiều chương trình, chính sách cho bà con xóa đói giảm nghèo như chương trình 134, 135 …Tuy nhiên, tại huyện này đã liên tiếp xảy ra việc tắc trách, quản lý lỏng lẻo của cấp trên khiến cho cấp dưới lũng đoạn, tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí không ít ngân sách của nhà nước.
Trước đó Dân trí đã thông tin, cũng tại địa phương này, đã xảy ra việc sai phạm trong công trình nước sạch lên đến hơn 80 triệu đồng từ nguồn vốn 134 của Chính phủ. Mặc dù đã có kết luận thanh tra về việc xây công trình nước sạch tại xã Tân Phúc, huyện Thường Xuân , sai phạm lên đến hơn 80 triệu đồng. Thế nhưng, cho đến nay các bên có liên quan vẫn mặc nhiên không khắc phục.
Nguyễn Thùy
Theo dantri
Không có bằng cấp 3 vẫn nhiều năm làm cán bộ xã, huyện
Không có bằng cấp 3 nhưng ông P.H. nhiều năm qua vẫn được giữ các chức vụ quan trọng như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã và hiện nay giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Thời gian gần đây, dư luận Hà Tĩnh bàn tán xôn xao chuyện ông P.H., Chủ tịch UBMTTQ huyện Lộc Hà, không có bằng cấp 3 nhưng vẫn được học lên để có các loại bằng cấp và nhiều năm qua liên tục được bầu giữ các chức vụ quan trọng cấp xã, cấp huyện..
Ông Bùi Trang Sao, Phó Ban tổ chức kiểm tra huyện ủy Lộc Hà, thừa nhận thông tin dư luận xôn xao là có.
"Cán bộ cấp xã bây giờ cũng có điều kiện, yêu cầu bắt buộc là phải tốt nghiệp THPT. Giờ ông H. lại giữ một chức vụ quan trọng trên huyện mà không có thì không thể chấp nhận được, trong khi hàng ngàn con em ra trường với bằng cấp loại ưu nhưng không thể xin được việc làm", một người dân nêu quan điểm.
Điều khiến dư luận băn khoăn là tại sao ông H. không có bằng cấp 3 mà vẫn được đi học lên để có các loại bằng Trung cấp chính trị, bằng cao cấp lý luận chính trị...? Ông H. đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng mà việc ông không có bằng cấp 3 không hề bị phát hiện?
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Trang Sao, Phó Ban tổ chức kiểm tra Huyện ủy Lộc Hà cho biết, việc dự luận xôn xao chuyện ông P. H. không có bằng cấp 3 là có. Ông Sao cho biết: "Trong tờ khai lý lịch, ông H. nói là có bằng bổ túc văn hóa ở Bố Trạch, Quảng Bình do Quân Khu 4 mở nhưng nay không còn nữa vì đã bị thất lạc".
"Quá trình bổ nhiệm là do huyện Thạch Hà tiến hành, sau đó phân về huyện Lộc Hà nên UBKT huyện này cũng đã kiểm tra chặt chẽ rồi", ông Sao phân bua.
Khi được hỏi, trong quá trình xem xét hồ sơ, UBKT Huyện ủy Lộc Hà không phát hiện sự việc trên? Ông Sao cho biết: "Khi tiếp nhận hồ sơ phát hiện không có bằng cấp 3 chúng tôi đã hỏi ông H. thì ông cho biết là đã làm mất. Chúng tôi cũng yêu cầu ông H. phải nhanh chóng bổ sung nhưng đến bây giờ vẫn chưa thấy".
Được biết ông H. đã có 7 năm công tác tại huyện Thạch Hà, trong đó có 3 năm giữ chức Chủ tịch UBMTTQ huyện (2004-2007) và từ năm 2007 đến nay là Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch UBMTTQ huyện Lộc Hà.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Cán bộ địa chính lập khống hồ sơ nhằm chiếm đoạt tiền tỷ Lợi dụng chức vụ được giao, một cán bộ địa chính, xây dựng xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh đã lập khống hồ sơ nhằm rút hơn 1,6 tỷ đồng của nhà nước. Theo báo cáo của UBND xã Kỳ Thượng gửi CQCSĐT Công an huyện Kỳ Anh, ngày 24/2/2015, trong đợt chi trả tiền đợt 6 cho người dân trong xã bị...