Lãnh đạo VIB: Basel II và Basel III là con đường tất yếu làm cho ngân hàng an toàn hơn và chất lượng hơn
Basel II là một sự quan tâm rất lớn và nhất quán của các đối tác quốc tế đối với Việt Nam…
Ngày 19/12/2019 vừa qua, tại Hà Nội, VIB đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II, sớm hơn 1 năm so với quy định của NHNN. Lễ công bố có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN), Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cục kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO), Fulbright Việt Nam, Tập đoàn công nghệ FIS của Mỹ, công ty PWC, các hãng thông tấn và VIB.
Sau sự kiện này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Hà Hoàng Dũng – Giám đốc Quản trị rủi ro VIB về kinh nghiệm triển khai Basel II và tầm nhìn dài hạn của ngân hàng này về quản trị rủi ro.
Lễ công bố hoàn thành ba trụ cột của Basel II của VIB. Ông Hà Hoàng Dũng, GĐ khối quản trị rủi ro VIB là người thứ 3 từ trái sang.
PV: VIB vừa gây bất ngờ khi là ngân hàng đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này hoàn thành cả ba trụ cột Basel II theo phương pháp cơ bản. Với kinh nghiệm của người “thực chiến”, ông có thể chia sẻ nguyên nhân vì sao VIB đi nhanh hơn các ngân hàng khác?
Ông Hà Hoàng Dũng: Lợi thế vượt trội của VIB trong cuộc đua áp dụng Basel II chính là định hướng về mặt chiến lược rất rõ ràng. Chúng tôi luôn coi việc thúc đẩy các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro tiên tiến và minh bạch là một trong những nền tảng quan trọng nhất cho chiến lược phát triển bền vững. Basel II và Basel III là con đường tất yếu để làm cho ngân hàng an toàn hơn và chất lượng hơn. Với tinh thần đó, VIB đã bắt đầu tìm hiểu về Basel II từ năm 2009, chính thức triển khai từ năm 2015 với lộ trình được đặt ra cho 10 năm.
Hành trình áp dụng Basel II của VIB có rất nhiều cột mốc đáng nhớ, mà ở đó, chúng tôi luôn nỗ lực để tăng tốc và khẳng định vị trí dẫn đầu. Từ việc là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên được NHNN lựa chọn triển khai thí điểm tuân thủ Basel II vào năm 2014 đến việc là một trong hai ngân hàng đầu tiên được NHNN chấp thuận áp dụng Basel II sớm trước thời hạn 1 năm và gần đây nhất là việc trở thành ngân hàng đầu tiên công bố hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II vào ngày 19/12/2019 vừa qua, trong đó trụ cột 2 (ICAAP) được thực hiện rất bài bản và công phu. Tháng 12/2019, VIB cũng đã thống nhất về lộ trình tiếp theo, trong đó bắt đầu triển khai tiếp giai đoạn nâng cao của Basel II và từng bước triển khai một số cấu phần của Basel III.
Khi ngân hàng áp dụng Basel II thì khách hàng và ngân hàng sẽ được lợi gì thưa ông?
Đối với ngân hàng, triển khai Basel II sẽ giúp xây dựng chiến lược kinh doanh vững chắc và linh hoạt, lựa chọn danh mục khách hàng phù hợp, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, cũng như giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Như ông Lê Trung Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ 2, Cơ quan Thanh tra Giám sát, NHNN Việt Nam chia sẻ gần đây, trụ cột 2 ICAAP giúp các ngân hàng “tự lo cho sức khỏe của chính mình” và NHNN sẽ đóng vai trò như một “bác sĩ” của các NHTM thông qua các công tác kiểm tra và giám sát”.
Bên cạnh đó, Basel II là một sự quan tâm rất lớn và nhất quán của các đối tác quốc tế đối với Việt Nam. Việc VIB hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II nhận được đánh giá rất tích cực từ các tổ chức quốc tế. Điều này góp phần nâng cao uy tín của VIB nói riêng và ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung.
Về phía khách hàng, đối với khách hàng gửi tiền và giao dịch, bên cạnh lãi suất, lựa chọn ngân hàng để “chọn mặt gửi vàng” của họ về dài hạn sẽ là các ngân hàng an toàn, uy tín, minh bạch, có đủ nền tảng hoạt động an toàn và vững chắc trước các điều kiện kinh tế khác nhau. Basel II góp phần giúp các ngân hàng đạt được mục tiêu này để khách hàng yên tâm trong lựa chọn của mình.
Video đang HOT
Đối với các khách hàng vay và chủ thẻ tín dụng, Basel II sẽ giúp các ngân hàng đưa ra các chính sách giá cho vay dựa trên xếp hạng tín nhiệm và các tiêu chí rủi ro của khách hàng. Như vậy các cá nhân và doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm tốt, thông tin minh bạch và đầy đủ sẽ có cơ hội để được vay vốn với giá tốt nhất.
Với nỗ lực hoàn tất cả 3 trụ cột của basel II sớm, vậy hiện nay các chỉ số của VIB theo Basel II thế nào thưa ông?
Trước hết, về trụ cột 1- Hệ số an toàn vốn (CAR) theo BaseI II, chỉ số này của VIB luôn duy trì ở mức trên 9% so với mức tối thiểu của NHNN yêu cầu là 8%.
Với trụ cột 2 – Quy trình đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn (ICAAP), các hạng mục chính để triển khai bao gồm: cơ cấu quản trị ICAAP, đánh giá rủi ro trọng yếu, kiểm tra sức chịu đựng, lập kế hoạch vốn, giám sát mức đủ vốn và rà soát quy trình. ICAAP được áp dụng vào hoạt động kinh doanh trong việc phân bổ vốn theo chiến lược kinh doanh, xây dựng mô hình Tỷ suất lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro so với vốn tự có (RAROC) và định giá theo mức độ rủi ro.
Đến ngày 30/9/2019, chúng tôi đã hoàn thiện toàn bộ chính sách, quy trình và phương pháp đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và đảm bảo đủ điều kiện để tuân thủ trụ cột 2 Basel từ ngày 01/01/2020, sớm hơn 1 năm so với yêu cầu của NHNN tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN.
Về trụ cột 3 – kỷ luật thị trường, liên quan đến công bố thông tin, VIB là ngân hàng đầu tiên công bố thông tin Trụ cột 3 Basel II theo quy định thông tư 41 trên website www.vib.com.vn với nội dung công bố hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của NHNN, ngoài ra còn tham khảo đến các chuẩn mực tốt nhất của các ngân hàng Mỹ, Úc và châu Á. Với các thông tin được công bố định kỳ, người đọc sẽ có một bức tranh minh bạch và cập nhật về “sức khỏe” của VIB, bao gồm các nội dung về tài chính và nguồn vốn, cấu trúc sử dụng vốn trong kinh doanh, tài sản có chịu rủi ro, …
Basel là một chủ đề phức tạp, liên quan đến chiến lược kinh doanh, công nghệ, tích hợp hệ thống, quy trình, mẫu biểu, văn hóa doanh nghiệp. Để có được những kết quả tích cực vừa nêu, bên cạnh nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân sự VIB, chúng tôi còn được sự hỗ trợ và hợp tác từ các đối tác tư vấn và đối tác công nghệ hàng đầu thế giới trong quá trình triển khai.
Được biết Basel II ở Việt Nam có một số khác biệt so với các phương pháp mà thế giới đang áp dụng, cụ thể thế nào thưa ông?
Dựa trên chuẩn mực về vốn của Basel, thông tư 41 và 13 đã được xây dựng và ban hành phù hợp với hệ thống ngân hàng Việt Nam và quy mô của nền kinh tế. Các ngân hàng trung ương trên các nước cũng như vậy, không có nước nào áp dụng 100% mà có sự điều chỉnh giữa các thị trường. Tài liệu của Basel II cũng cho phép sự thay đổi ở một mức độ nhất định.
Bên cạnh đó, Basel II có nhiều phương pháp và hiện nay các ngân hàng ở Việt Nam triển khai theo phương pháp cơ bản. Khi áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao, nếu nhìn vào báo cáo công bố về rủi ro của nhiều nước trên thế giới, ngân hàng có hoạt động lành mạnh sẽ tiết kiệm được nhiều vốn do mức độ rủi ro thực tế thấp hơn. Còn những ngân hàng có khẩu vị cho vay phân khúc rủi ro cao thì sau khi áp dụng tiêu chuẩn nội bộ, lại cần nhiều vốn hơn. Việc áp dụng Basel II theo mô hình nội bộ giống như may những chiếc áo khác nhau, kích cỡ lớn bé tuỳ thuộc vào từng ngân hàng. Tuy nhiên, để may cái áo đó cũng cần vài năm và cần dựa trên khuôn khổ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thông thường, nếu ngân hàng thương mại dồn sức vào dữ liệu thì sẽ mất khoảng 5-10 năm để hoàn thành Basel II theo phương pháp nâng cao.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Cuộc đua Basel II chạm đích
Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định, từ năm 2020, các ngân hàng sẽ phải chính thức áp dụng và tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn của Basel II. ến nay, đã có 18 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công nhận áp chuẩn Basel II. Các ngân hàng còn lại cũng từng bước hoàn tất áp chuẩn Basel II.
Sau khi Thông tư 41 được ban hành, NHNN đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng Basel II đối với hệ thống ngân hàng, trong đó có việc lựa chọn 10 ngân hàng thương mại thí điểm áp dụng Basel II, bao gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Sacombank, MBbank, Techcombank, ACB, VIB, MSB và VPBank.
Trong số này, hiện còn Vietinbank, Sacombank chưa áp dụng chuẩn Basel II.
Giai đoạn 2 là cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12 - 15 ngân hàng áp dụng thành công toàn bộ tiêu chuẩn này.
ến nay, có 18 nhà băng đã hoàn tất Basel II gồm: Vietcombank, MBBank, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, TPBank, VPBank, VietBank, Viet Capital bank, SeABank, Nam A Bank, LienVietPostBank, BIDV, Shinhan Bank, Standard Chartered Việt Nam.
Trong các ngân hàng trên, OCB, VIB và Vietcombank là những ngân hàng áp chuẩn Basel II sớm nhất. Cụ thể, từ cuối năm 2017 có OCB, từ cuối năm 2018 có VIB, Vietcombank.
Việc triển khai Basel II được coi là giải pháp tái cơ cấu căn bản có tính đột phá, tạo nền tảng cho sự an toàn, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, để triển khai thành công Basel II, hệ thống ngân hàng Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết.
Từ góc độ các ngân hàng, trước tiên cần có sự đồng thuận tuyệt đối của cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành trong việc tuân thủ Basel II.
Trong số các ngân hàng còn lại, Nam A Bank vừa được NHNN phê duyệt cho phép áp dụng trước hạn Thông tư 41 theo chuẩn Basel II.
Sự kiện này tiếp tục khẳng định hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững của Nam A Bank, đáp ứng quy định khắt khe về hệ thống quản trị rủi ro và công nghệ theo chuẩn quốc tế.
Năm 2020, Nam A Bank tiếp tục cải tiến để mang đến chuẩn chất lượng dịch vụ 5 sao, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giao dịch...
Ông Trần Khải Hoàn, Phó tổng giám đốc Nam A Bank cho biết, một trong những yếu tố quan trọng và cốt lõi trong hoạt động của Ngân hàng khi áp dụng Basel II là áp dụng công nghệ hiện đại, nhằm giúp hoạt động an toàn, quản lý hiệu quả về tỷ lệ an toàn vốn.
Trong khi đó, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank cho biết, Ngân hàng đã sẵn sàng áp dụng Basel II.
Theo ông Minh, năm 2019, hoạt động quản trị rủi ro của Sacombank được nâng tầm, phù hợp với chiến lược phát triển, định hướng của NHNN và thông lệ Basel II.
Sacombank sẵn sàng ứng dụng Basel II vào hoạt động, triển khai Thông tư 41 theo đúng lộ trình NHNN đặt ra từ ngày 1/1/2020.
Sacombank cũng đã hoàn thiện cơ chế quản trị theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN và triển khai đồng bộ các dự án để ứng dụng phương pháp nâng cao của Basel II.
Lãnh đạo Eximbank thì cho hay, Ngân hàng đã mời Công ty Kiểm toán Ernst & Young tư vấn triển khai Thông tư 41 và đã trình NHNN để áp dụng Basel II, dự kiến bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2020.
Bên cạnh đó, Công ty Kiểm toán KPMG đã thực hiện tư vấn cho Eximbank toàn bộ các cấu phần của Thông tư 13/2018/TT-NHNN (một trong những nội dung chính sách từ cơ quan quản lý mà các ngân hàng triển khai thực hiện Basel II), nhằm bảo đảm Eximbank đáp ứng được các tiêu chuẩn ở mức cao nhất theo thông lệ quốc tế về việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
Tại ABBank, ngày 17/12 vừa qua, Ngân hàng chính thức đưa vào vận hành hệ thống tính toán tài sản có rủi ro (RWA) theo Thông tư 41.
Việc triển khai hệ thống RWA là bước đi mang tính chiến lược giúp ABBank nâng cao hiệu quả lợi nhuận và năng lực quản trị rủi ro, thúc đẩy lộ trình triển khai Basel II của Ngân hàng.
ABBank đã hoàn tất nền móng đầu tiên trong lộ trình tuân thủ Basel II và sẵn sàng cho việc tuân thủ Thông tư 41 của NHNN từ ngày 1/1/2020.
Basel II là phiên bản thứ 2 của Hiệp ước vốn Basel, quy định các nguyên tắc chung mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ và được hầu hết ngân hàng trên thế giới áp dụng.
Tuân thủ theo Basel II sẽ giúp ngân hàng đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn.
ây là những nguyên tắc mà các ngân hàng trên thế giới tuân thủ nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro và chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
10 điểm nổi bật trong hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2019 Việc điều hành chính sách tiền tệ và hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam trải qua một năm nhiều thử thách, thành công trong giữ ổn định chung và cải thiện chất lượng hoạt động. Ảnh minh họa. BizLIVE nhìn lại hoạt động của hệ thống trong năm 2019 qua 10 điểm nổi bật nhất. 1. Giảm nhiều loại lãi...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Ngày sinh Âm lịch của những người làm việc chăm chỉ, tích lũy được nhiều của cải
Trắc nghiệm
00:52:46 01/04/2025
10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?
Hậu trường phim
22:56:11 31/03/2025
Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"
Sao việt
22:47:13 31/03/2025
Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM
Tin nổi bật
22:42:25 31/03/2025
Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng
Pháp luật
22:42:25 31/03/2025
Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk
Thế giới
22:02:23 31/03/2025
Còn ai nhớ Ander Herrera
Sao thể thao
21:33:40 31/03/2025
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm
Góc tâm tình
21:24:03 31/03/2025
1 phóng viên phá luật tại họp báo scandal Kim Soo Hyun, hỏi gì mà tài tử "câm như hến"?
Sao châu á
21:22:45 31/03/2025
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai
Tv show
21:10:53 31/03/2025