Lãnh đạo Ukraine bỗng nhiên ra giá với Tổng thống Putin: Đổi Crưm lấy vị trí trong G8
Ông Zelensky ngày 22/8 tuyên bố Nga chỉ có thể trở thành thành viên của G8 một lần nữa sau khi “trả lại” Crưm và chấm dứt cuộc xung đột ở Donbass.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố trên facebook rằng điều kiện để Nga có thể trở lại G8 sẽ là “trao trả” Crưm, thả tù nhân chính trị và các thủy thủ bị bắt của Ukraine, đồng thời chấm dứt chiến sự ở Donbass.
“ Việc trả lại vùng lãnh thổ Crưm bị chiếm đóng, chấm dứt chiến sự ở Donbass và trả tự do cho hơn 100 thủy thủ và tù binh chính trị mà Kremlin đang giam giữ sẽ là một tín hiệu hòa bình thực sự nghiêm túc cho thấy Nga đã sẵn sàng góp mặt trong các chương trình nghị sự ngoại giao cấp cao” – ông Zelensky tuyên bố.
Theo nhà lãnh đạo Ukraine, kể từ tháng 3/2014, khi tư cách thành viên G8 của Nga bị đình chỉ, tình hình vẫn không có gì thay đổi – Crưm vẫn “chưa quay trở lại với Ukraine”, và giao tranh vẫn đang diễn ra ở Donbass.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Ảnh: TASS)
Định dạng G8 đã tồn tại từ năm 1998, trong đó bao gồm các nước Nga, Anh, Đức, Ý, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật Bản. Sau sự sát nhập của Crưm vào năm 2014, các nước phương Tây tuyên bố chấm dứt sự tham gia của họ vào G8 và chuyển sang định dạng G7, với cùng thành phần như trước, ngoại trừ Nga.
Vào ngày 21/8, kênh truyền hình CNN, trích dẫn các nguồn tin, khẳng định rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm cho nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump và đề xuất mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 vào năm 2020. Thông tin này vẫn chưa được xác nhận một cách chính thức. Tuy nhiên, bản thân ông Trump từng lên tiếng ủng hộ việc Nga trở lại G8.
Video đang HOT
Tổng thống Macron sau đó lại tuyên bố rằng việc quay trở lại định dạng G8 sẽ là một sai lầm, đồng thời lưu ý rằng lời mời Nga tới tham dự hội nghị thượng đỉnh có thể sẽ bị đánh giá là một dấu hiệu của sự yếu đuối.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, tuyên bố rằng bây giờ chưa phải lúc để nói đến việc mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh. Ông có nhắc lại vụ việc đầu độc sĩ quan GRU Sergei Skripal và con gái của ông này là Yulia tại Salisbury, trong đó London cáo buộc Matxcơva đứng sau vụ việc. Chính quyền Anh cho rằng vụ đầu độc được tiến hành bằng chất độc thần kinh “ Novichok“. Về phần mình, phía Nga phủ nhận mọi cáo buộc.
Tuần này, Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại Biarritz (Pháp). Giới truyền thông loan tin rằng tại Hội nghị G7 lần này, vấn đề đưa Nga tái hòa nhập G7 sẽ được đưa ra thảo luận.
Ukraine không phải là thành viên của Nhóm G7 và cả G20.
Bán đảo Crưm trở thành một khu vực của Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3/2014, trong đó 96,77% cử tri ở Cộng hòa Crưm và 95,6% cư dân của Sevastopol đã ủng hộ việc sáp nhập vào Nga.
Nga khẳng định việc sáp nhập Bán đảo Crưm tuân thủ luật pháp quốc tế và hiến chương Liên hợp quốc, dựa trên nguyện vọng của người dân Crưm, trong khi chính quyền Ukraine và các nước phương Tây không công nhận điều này. Ukraine vẫn coi Bán đảo Crưm là phần lãnh thổ của mình, nhưng tạm thời bị chiếm đóng.
(Nguồn: RIA)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Crưm gọi yêu cầu bồi thường của Kiev là 'trò trẻ con'
Các công ty Ukraine liên tục đệ đơn kiện đòi Nga bồi thường cho những tổn thất ở Crưm.
Trả lời phỏng vấn của tờ RIA Novosti, phó Chủ tịch thứ nhất của Quốc hội Crưm, ông Yefim Fiks, tuyên bố rằng yêu cầu của Kiev đòi Nga chi trả bồi thường cho những tổn thất ở Crưm chẳng khác gì "trò trẻ con".
Đại diện của Crưm tuyên bố, với ý đồ lợi dụng tình hình chính trị để kiếm tiền từ người dân Crưm, trong suốt 5 năm qua, các công ty Ukraine không ngừng đệ đơn kiện lên tòa án quốc tế.
Ông Yefim Fiks nói: "Qua việc này, chính quyền Ukraine một lần nữa đã cho thấy sự vô căn cứ và thiếu chuẩn bị của mình. Chúng tôi hoàn toàn không lo ngại gì về những quy trình tư pháp này."
Tòa nhà Hội đồng tối cao Crưm. (Ảnh: RIA Novosti)
Phó Chủ tịch thứ nhất của Quốc hội Crưm cũng khẳng định: "Ukraine không hề đầu tư vào phát triển nền kinh tế, lĩnh vực xã hội và cơ sở hạ tầng trong suốt 23 năm, trong khi đó Nga đang đầu tư những nguồn lực khổng lồ nhằm mang lại những điều kiện sống đảm bảo cho người dân Crưm".
Theo ông Yefim Fiks, chính quyền Cộng hòa Crưm có khi còn phải làm công việc quan trọng hơn: thống kế thiệt hại mà Crưm phải gánh chịu trong suốt thời gian là một phần của Ukraine.
Vào tháng 10/2014, Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh "Ukrnafta" của Ukraine tuyên bố Matxcơva đã vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận đầu tư năm 1998. Theo ý kiến của "Ukrnafta", Nga đã cản trở việc đầu tư vào các trạm xăng tại Crưm, và sau đó là "trưng dụng" chúng.
Trong khi đó, Nga đã nhiều lần nhấn mạnh rằng một thỏa thuận bảo vệ đầu tư song phương không thể là cơ sở để Tòa án trọng tài có thể giải quyết các yêu cầu bồi thường của nguyên đơn.
Hôm thứ ba vừa qua, bộ phận truyền thông của "Ukrnafta" đã thông báo rằng tòa án trọng tài thường trực ở Den Haag (Hà Lan) đã bắt Nga nộp phạt 44,4 triệu USD tiền bồi thường cho những thiệt hại tài sản của tập đoàn này ở Crưm. Trong đơn kiện đề cập đến số vốn đầu tư và 16 trạm xăng trên bán đảo này.
Đáp lại, Bộ Tư pháp Nga tuyên bố phía Nga chưa nhận được phán quyết chính thức và dự định sẽ bác bỏ phán quyết này dựa trên "tất cả các cơ chế bảo vệ pháp lý sẵn có theo luật quốc tế".
(Nguồn: RIA Novosti)
TƯỜNG NGUYỄN
Theo VTC
Mỹ 'dội gáo nước lạnh' vào Thủ tướng Anh, từ chối cấp visa cho bạn gái Tờ Daily Mail của Anh đưa tin, tân Thủ tướng nước này Boris Johnson vừa bị Mỹ bất ngờ "dội một gáo nước lạnh" khi từ chối cấp visa cho bạn gái của ông. Carrie Symonds, 31 tuổi, người đã dọn đến sống cùng Thủ tướng Johnson ở số 10 Phố Downing sau khi ông đắc cử ghế lãnh đạo chính phủ Anh...