Lãnh đạo Trung Quốc họp bàn về tương lai chính trị Hồng Kông
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm nay bắt đầu cuộc họp kéo dài một tuần nhằm thảo luận về tương lai chính trị của Hồng Kông.
Cuộc họp của Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc kéo dài từ 25-31/8.
Theo Tân Hoa xã, các nhà lập pháp nước này sẽ thảo luận về báo cáo của lãnh đạo Hồng Kông CY Leung về việc liệu có xem lại phương thức chọn lãnh đạo Hồng Kông hay không.
Ông Leung được ủy ban gồm 1.200 thành viên bầu chọn vào năm 2012 nhưng Bắc Kinh cam kết vào năm 2017 người dân Hồng Kông sẽ được chọn lãnh đạo của họ.
Tuy nhiên, trung tâm tranh cãi ở đây là liệu Bắc Kinh có yêu cầu ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo Hồng Kông phải nhận được sự ủng hộ của hơn 50% của một ủy ban đề cử nhằm để có thể ghi tên họ lên lá phiếu bầu hay không.
Hầu hết cho rằng Ủy ban đề cử sẽ gồm các doanh nhân, cá nhân ủng hộ Bắc Kinh, vì vậy vẫn cho giới chức lục địa có quyền phủ quyết ứng viên.
Nhiều người muốn không có sự hạn chế nào trong việc đề cử các ứng viên.
Quyết định sẽ được đưa ra vào cuối tháng này.
Video đang HOT
Phong trào ủng hộ dân chủ Chiếm Trung tâm ở Hồng Kông đã tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc biểu tình ngồi với sự tham gia của 10.000 người ở quận tài chính của Hồng Kông nếu phán quyết của Bắc Kinh về tương lai chính trị của Hồng Kông không hợp lý.
Đây là chủ đề bàn luận lớn ở Hồng Kông, nơi từng là thuộc địa của Anh và được quản lý theo nguyên tắc “một đất nước hai chế độ” kể từ khi được bàn giao lại cho Trung Quốc.
Theo Dantri/ BBC
Ông Tập Cận Bình ám chỉ đấu đá nội bộ quyết liệt khi "đả hổ"?
Tờ Bưu Điện Hoa Nam của Hồng Kông hôm nay đưa tin, dường như đã có đấu đá nội bộ rất căng thẳng trong giới chóp bu của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chiến dịch chống tham nhũng đầy quyết tâm của ông Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam của Hồng Kông dẫn nguồn một tờ báo chính thức của Trung Quốc đại lục và một nguồn tin thân cận với chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình cho biết, vị Chủ tịch Trung Quốc đã nói với các quan chức cấp cao rằng ông không quan tâm đến "sự sống, cái chết và danh tiếng" của mình, để quyết chiến với tham nhũng.
Theo tờ báo, tuyên bố này của ông Tập được đưa ra trong cuộc họp kín của Bộ chính trị Trung Quốc vào ngày 26/6 vừa qua. Chi tiết của cuộc họp được hé lộ khi tờ nhật báo thành phố Changbaishan (Changbaishan Daily) đăng tải vào ngày thứ hai vừa qua. Theo Changbaishan Daily, giới chức địa phương đã nhận được chỉ đạo từ Chủ tịch Trung Quốc.
"Tôi đã không quan tâm đến sự sống và cái chết, cũng như danh tiếng cá nhận của tôi trong cuộc chiến chống tham nhũng này", tờ báo dẫn lời bí thư thành ủy Changbaishan, ông Li Wei, thuật lại lời của ông Tập.
Cũng theo ông Li, bài phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh đến cảm tưởng về cuộc khủng hoảng và một số từ ngữ mạnh mẽ và gay gắt "đến kinh ngạc". Tuy nhiên, ông Li không cho biết cụ thể thêm.
"Chúng ta phải nhận trách nhiệm kể từ khi đảng và đất nước đặt vận mệnh vào trong tay chúng ta", Chủ tịch Trung Quốc được biết đã nói như vậy.
Cũng theo ông Li, ông Tập cho biết "hai đội quân tham nhũng và chống tham nhũng đang đối đầu và đang trong thế bế tắc". Tuy nhiên, ông Tập vẫn cam kết sẽ đưa chiến dịch chống tham nhũng đến tận cùng.
Chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp của ông Tập nhằm chống "hổ và ruồi" kể từ khi ông lên nắm quyến đã gặt hái được kết quả. Rất nhiều quan chức, doanh nhân và gia đình họ đã bị bỏ tù, điều tra hoặc sa thải.
Nạn nhân mới nhất của chiến dịch này cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, quan chức cấp cao nhất bị "sờ gáy".
Tờ Changbaishan Daily cho hay ông Tập chỉ đạo tập trung vào 4 đối tượng quan chức: những người bị công chúng phản đối kịch liệt, những người không tự sống chừng mực sau đại hội đảng lần thứ 18 vào năm 2012; những người trẻ giữ các vị trí quan trọng và những người có khả năng đảm nhận những vị trí quan trọng hơn nữa.
Bài báo sau đó nhanh chóng bị gỡ bỏ khỏi trang web.
Trong khi đó, tờ Bưu Điện Hoa Nam dẫn một nguồn tin cho biết ông Tập đã có bài phát biểu với những lời lẽ mạnh mẽ trước Bộ chính trị nhằm hướng tới những người chỉ trích và còn hoài nghi về chiến dịch chống tham nhũng của ông.
Theo nguồn tin này, ông Tập cũng cảnh báo những quan chức cấp cao trong đảng cũng không bị giới hạn trong chiến dịch chống tham nhũng của ông.
Chủ tịch Trung Quốc cũng công kích "lối suy nghĩ" cho rằng chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ của ông nhằm vào các quan chức sai phạm sẽ khiến đất nước rơi vào bất ổn. Theo người này, ông Tập đã nói: "Có gì phải sợ?"
Zhang Ming, nhà khoa học chính trị tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho rằng phát biểu của ông Tập cho thấy chiến dịch chống tham nhũng chắc chắn đã bị một số nhóm lợi ích trên những nấc thang quyền lực cấp cao đe dọa.
"Cuộc chiến giữa ông Tập và các nhóm lợi ích đã rất quyết liệt và ông Tập cũng đã nhận ra rằng được ăn cả ngã về không", ông cho hay.
Cũng tại cuộc họp, ông Tập đã kêu gọi các thành viên kiểm tra đảng phải kiểm tra các vùng họ chịu trách nhiệm, để chứng minh cuộc chiến chống tham nhũng của ông không phải là một cuộc thanh trừng chính trị mà là vì tương lai của đảng.
Cả Thượng Hải và Chiết Giang, nơi ông Tập từng làm bí thư, cũng nằm trong "tầm ngắm" mới nhất của nhóm kiểm tra của Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn được công bố hồi tháng 7 vừa qua.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Đến lượt Macau trưng cầu dân ý phản đối Trung Quốc Tiếp sau cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách dân chủ tại Hồng Kông thu hút gần 800.000 người, đến lượt người dân Macau đang chuẩn bị tiến hành một hoạt động tương tự để yêu cầu cải cách bầu cử, phản ứng trước động thái của Bắc Kinh. Một cuộc biểu tình lớn của người dân Macau hồi...