Lãnh đạo Triều Tiên dọa dùng vũ khí hạt nhân để phản ứng
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên tuyên bố quyết tâm phản ứng bằng hạt nhân đối với mối đe dọa hạt nhân.
Hình ảnh cuộc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên được truyền thông nước này công bố ngày 19.11. Ảnh REUTERS
Một ngày sau cuộc phóng tên lửa ngày 18.11, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố quyết tâm phản ứng bằng vũ khí hạt nhân đối với hạt nhân.
Phát biểu được đưa ra khi ông thị sát cuộc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-17. Tên lửa được phóng từ Sân bay Quốc tế Bình Nhưỡng, bay 999,2 km trong 4.135 giây với trần bay 6.040,9 km và rơi xuống vùng biển quốc tế, theo KCNA.
“Cuộc phóng thử rõ ràng đã chứng tỏ độ tin cậy của hệ thống vũ khí chiến lược chính đại diện cho lực lượng chiến lược của Triều Tiên và sức chiến đấu mạnh mẽ như là vũ khí hạt nhân chiến lược mạnh nhất thế giới”, theo bài báo.
Theo đó, cuộc phóng được tiến hành trong “tình hình không thể chịu đựng khi các động thái quân sự đối đầu liều lĩnh của Mỹ và các thế lực thù địch khác” đẩy an ninh khu vực đến lằn ranh đỏ và vượt giới hạn. Bài báo đề cập các cuộc tập trận gần đây của Mỹ và Hàn Quốc.
Ông Kim Jong-un tuyên bố rằng “nếu kẻ thù tiếp tục thể hiện sự đe dọa, thường xuyên đưa ra các phương tiện tấn công hạt nhân”, đảng Lao động và chính phủ Triều Tiên sẽ kiên quyết phản ứng bằng vũ khí hạt nhân đối với vũ khí hạt nhân và đối đầu toàn diện đối với đối đầu toàn diện.
Ông Kim Jong-un thị sát tên lửa Hwasong-17 cùng con gái. Ảnh REUTERS
Chính phủ Mỹ cho rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên vừa phóng không đe dọa đến Mỹ, sau khi một số bên cho rằng nó có tầm bắn hơn 15.000 km.
Hãng AFP ngày 19.11 đưa tin Nhà Trắng cho rằng một tên lửa tầm xa do Triều Tiên vừa phóng và được cho là có tầm bắn vượt Thái Bình Dương không hề đe dọa đến Mỹ.
“Trong khi quan ngại về cuộc phóng này, chúng tôi không xem đó là mối đe dọa đối với tổ quốc”, theo phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby.
Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại về việc Triều Tiên gia tăng các cuộc phóng thử tên lửa tầm ngắn và tầm xa với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.
“Mỗi lần phóng, họ lại học hỏi. Điều đó là đáng lo ngại. Thậm chí nếu cuộc phóng thất bại hoặc thành công một phần, họ cũng học hỏi được. Điều đó gây mất ổn định, không chỉ với bán đảo mà cả khu vực”, ông phát biểu.
Điểm mặt những tên lửa hiện đại trong kho vũ khí Triều Tiên
Theo Nikkei Asia dẫn lời giới phân tích quân sự, tên lửa đạn đạo liên lục địa do Triều Tiên phóng ngày 18.11 có khả năng nhắm đến bất cứ nơi nào ở Mỹ nếu phóng ở quỹ đạo bình thường.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada cho rằng tên lửa có tầm bắn “có thể vượt 15.000 km, đặt toàn bộ nước Mỹ vào tầm ngắm”. Đây là lần phóng ICBM thứ 7 của Triều Tiên trong năm nay.
Các quốc gia đã chi bao nhiêu cho vũ khí hạt nhân trong năm 2021?
Chín quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân trên thế giới đã chi tổng cộng 82,4 tỉ USD để nâng cấp vũ khí nguyên tử của họ trong năm 2021, nhiều hơn 8% so với năm trước đó.
Trang Al Jazeera dẫn báo cáo chi tiêu vũ khí hạt nhân toàn cầu do Tổ chức quốc tế vận động bãi bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) công bố ngày 14/6 cho biết Mỹ đứng đầu danh sách chi tiêu hạt nhân năm 2021, chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu toàn cầu (với 44,2 tỉ USD). Đứng ở vị trí thứ hai là Trung Quốc, nhưng với khoản chi thấp hơn nhiều so với Mỹ, (11,7 USD. Tiếp đó là Nga (8,6 tỉ USD), Anh (6,8 tỉ USD), Pháp (5,9 tỉ USD), Ấn Độ (2,3 tỉ USD), Israel (1,2 tỉ USD).
ICAN ước tính Triều Tiên đã chi 642 triệu USD cho vũ khí hạt nhân vào năm 2021, ngay cả khi nền kinh tế của nước này gặp khó khăn dưới các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và biện pháp đóng cửa biên giới để phòng dịch COVID-19. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn là nước chi tiêu thấp nhất cho vũ khí hạt nhân trong số 9 quốc gia sở hữu loại vũ khí này. Chi tiêu cho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên chỉ bằng một nửa quốc gia xếp ngay trên là Pakistan (với 1,1 tỉ USD).
"Nhóm các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đã chi một số tiền không đáng có cho loại vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp trong năm 2021, trong bối cảnh phần lớn các quốc gia trên thế giới đều ủng hộ lệnh cấm vũ khí hạt nhân toàn cầu", ICAN cho biết trong báo cáo. Theo ICAN, khoản chi này đã không thể ngăn chặn một cuộc chiến tranh ở châu Âu và làm lãng phí các nguồn lực quý giá, có thể được sử dụng hiệu quả hơn để giải quyết các thách thức an ninh hiện tại, hoặc đối phó với đại dịch toàn cầu vẫn đang hoành hành. Chu kỳ tiêu xài hoang phí này cần phải chấm dứt.
ICAN cũng lưu ý rằng các nhà sản xuất vũ khí hạt nhân cũng đã chi hàng triệu USD để vận động hành lang quốc phòng. Mỗi 1 USD chi cho vận động hành lang dẫn đến khoản chi trung bình 256 USD cho các hợp đồng mới liên quan đến vũ khí hạt nhân.
Báo cáo cho biết: "Việc trao đổi tiền bạc và ảnh hưởng - từ các quốc gia, doanh nghiệp, đến những người vận động hành lang và các tổ chức tư vấn - sẽ giúp duy trì một kho vũ khí hủy diệt thảm khốc trên toàn cầu".
Hôm 13/6, Cơ quan Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cảnh báo rằng tất cả 9 quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân đều đang gia tăng hoặc nâng cấp kho vũ khí của họ. Điều đó có thể dẫn tới nguy cơ loại vũ khí này có thể được triển khai cao hơn bất cứ thời điểm nào kể từ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Bình Nhưỡng đã rời khỏi các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa sau khi cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Donald Trump không đạt được kết quả vào năm 2019. Quốc gia này đã thực hiện một số vụ phóng tên lửa kỷ lục trong năm nay. Có những lo ngại rằng Triều Tiên đang chuẩn bị cho các vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017.
Không có xác nhận chính thức nào về khoản ngân sách Triều Tiên đầu tư cho vũ khí hạt nhân hay quy mô kho vũ khí của nước này. Tuy nhiên, trong báo cáo thường niên công bố vào tuần này, SIPRI ước tính Bình Nhưỡng có thể sở hữu 20 đầu đạn hạt nhân và có thể đủ vật liệu phân hạch cho 45-55 thiết bị hạt nhân. Cơ quan này cũng nhận định chương trình vũ khí hạt nhân vẫn đóng vai trò trung tâm trong chiến lược an ninh quốc gia của nước này.
Các lệnh trừng phạt không thể ngăn chặn chương trình vũ khí của Triều Tiên Triều Tiên được cho là đang lách các lệnh trừng phạt và tiếp tục phát triển chương trình vũ khí của mình. Các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên được thể hiện trong bức ảnh kết hợp không ghi ngày tháng do hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố vào ngày 7/11. Ảnh: KCNA/REUTERS Theo hãng tin...