Lãnh đạo Tổng cục Du lịch: “Tôi ủng hộ đề xuất thu “phí chia tay”
Phó tổng Cục trưởng, Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ đề xuất thu phí visa khi ra nước ngoài hay còn gọi là “phí chia tay”, tuy nhiên cần tính toán mức phí ở mức 1 USD là phù hợp.
Đề xuất của đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng về việc thu phí khi người dân đi nước ngoài đã nhận nhiều ý kiến trái chiều. Dân Việt đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Ngô Hoài Chung – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về đề xuất này.
Theo ông Ngô Hoài Chung, đây là một ý tưởng tốt, chỉ có điều mình tính toán thu phí thế nào cho hợp lý để vừa với túi tiền của người Việt Nam.
Ông Ngô Hoài Chung – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch
“Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và nguồn thu từ du lịch, trong đó có nguồn thu từ việc thu phí khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam để đóng vào nguồn vốn này, đảm bảo nguồn vốn được duy trì và nuôi theo cách tự nó nuôi nó để chúng ta xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài cũng như giới thiệu được những sản phẩm, hình ảnh điểm đến của Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn trong con mắt bạn bè quốc tế”, ông Ngô Hoài Chung nói.
Nói về mức độ khả thi của đề xuất này, theo ông Ngô Hoài Chung là cần phải tính toán cụ thể mức thu phí: “Theo tôi là thu phí như thế nào cho phù hợp, nên thu 1USD hay 2USD, chứ nếu thu 3 – 5 USD thì hơi cao, sẽ khó và gây ra phản ứng từ dư luận cũng như không khuyến khích người dân đi du lịch.
Video đang HOT
Bởi người dân đi du lịch không chỉ là đi thăm quan, mở mang hiểu biết mà còn là để học hỏi điều hay, điều tốt ở nước ngoài để nâng cao dân trí, học tập kinh nghiệm kinh doanh, nét văn hoá của họ.
Như Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, việc thu phí khách du lịch qua visa vào Việt Nam cũng chỉ tính thu phí mỗi đầu khách là 1USD. Trong khi mình có tới 15 triệu lượt khách, vậy là có 15 triệu USD, như vậy cũng là con số lớn. Trong khi hiện tại người Việt Nam đi du lịch nước ngoài nhiều hơn mấy năm trước, vậy thì nên tính toán thu bao nhiêu là hợp lý”, ông Ngô Hoài Chung cho hay.
Trước đó, trong buổi thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, phát biểu góp ý liên quan đến nghĩa vụ của công dân khi ra nước ngoài, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đã nêu đề xuất và mong muốn được Quốc hội cũng như cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét. “Một số nước đã áp dụng chính sách visa và phí xuất nhập cảnh để điều chỉnh việc xuất, nhập cảnh của công dân, có nước không khuyến khích công dân xuất cảnh thì họ áp dụng thuế hoặc phí. Ví dụ, năm ngoái Quốc hội Nhật Bản đã ban hành đạo luật quy định mỗi công dân Nhật Bản khi ra nước ngoài thì phải đóng một phí gọi là phí chia tay hay phí du lịch là 1.000 yên/người, tương đương khoảng 9,3 USD.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng.
Phí này họ sử dụng để thực hiện một số dự án nhằm phát triển ngành công nghiệp không khói của Nhật Bản cũng như việc Chính phủ Nhật Bản dự kiến hàng năm sẽ thu được 400 triệu USD để hoàn thiện việc xuất, nhập cảnh cho công dân được tốt hơn…
Vì vậy, tôi có một suy nghĩ nên chăng Việt Nam cũng giống một số nước là khi công dân ra nước ngoài thì có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền gọi là phí chia tay. Chúng ta dùng số tiền này khoảng 3-5 USD/người khi xuất cảnh, trích một phần cho các cơ quan ngoại giao dùng để có kinh phí bảo hộ công dân Việt Nam, hỗ trợ công dân khi công dân Việt Nam ra nước ngoài gặp khó khăn; một phần để cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam đầu tư nâng cấp máy móc kỹ thuật cũng như những việc khác để đảm bảo cho việc công dân Việt Nam xuất cảnh được tốt hơn, được chu đáo hơn, thân thiện hơn và hoàn thiện hơn, các chiến sỹ khi công dân xuất, nhập cảnh thì tươi cười vui vẻ, ân cần hơn với công dân”, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng nói.
Theo Thanh Hà (Dân Việt)
Đại biểu Quốc hội đề xuất thu 'phí chia tay' 3-5 USD/người khi xuất cảnh
"Tôi có một suy nghĩ nên chăng Việt Nam cũng giống một số nước là khi công dân ra nước ngoài thì có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền gọi là "phí chia tay", nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Quốc Hưng nêu.
Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Nguyễn Quốc Hưng
Ngày 12/6, cho ý kiến về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, ĐB Nguyễn Quốc Hưng (đoàn TP Hà Nội) đề nghị luật này cần mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh, không chỉ riêng xuất, nhập cảnh ra khỏi biên giới mà cũng phải điều chỉnh để vấn đề quản lý điều hành cũng như trách nhiệm của công dân Việt Nam và các cơ quan quản lý khi công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Liên quan đến đề nghị này, ông đề nghị trong Điều 4 các hành vi bị cấm, cũng đề nghị công dân Việt Nam khi ra nước ngoài cũng phải cấm vi phạm luật pháp, phong tục tập quán của nước sở tại, phải cấm xâm nhập bất hợp pháp biên giới lãnh hải của nước ngoài, tránh trường hợp chúng ta xâm phạm biên giới đánh cá.
"Hàng năm, hàng trăm công dân Việt Nam mình bị bắt giữ, Chính phủ phải thương lượng để đưa công dân về nước, EU cũng phạt thẻ vàng khi cấm đánh bắt cá. Khi công dân Việt Nam ra nước ngoài, cũng cấm không được có những xâm phạm không chỉ luật pháp mà còn phong tục tập quán, mất vệ sinh, vô văn hóa, những hành vi ở nước ngoài. Ở nước ngoài vấn đề vệ sinh rất quan trọng. Văn hóa bắt đầu từ đâu? Văn hóa bắt đầu từ sạch và đẹp. Cho nên công dân Việt Nam ra nước ngoài cũng phải có hành vi nghiêm cấm", ông cho hay.
Liên quan đến nghĩa vụ, theo ông Hưng, một số nước đã áp dụng chính sách visa và phí xuất nhập cảnh để điều chỉnh việc xuất, nhập cảnh của công dân, có nước không khuyến khích công dân xuất cảnh thì người ta áp dụng thuế hoặc phí.
Ông ví dụ, năm ngoái Quốc hội Nhật Bản đã ban hành đạo luật áp dụng từ ngày 7 tháng giêng năm 2019, tức là mỗi công dân Nhật Bản khi ra nước ngoài thì phải đóng một phí gọi là "phí chia tay" hay gọi là "phí du lịch" 1000 yên/người khoảng 9,3 đô la. Phí này người ta sử dụng để thực hiện một số dự án nhằm phát triển ngành công nghiệp không khói của Nhật Bản cũng như Chính phủ Nhật Bản dự kiến hàng năm sẽ thu được 400 triệu đô la để hoàn thiện việc xuất, nhập cảnh cho công dân được tốt hơn. Cũng như việc xây dựng hạ tầng giao thông du lịch ở một số vùng còn khó khăn và thực hiện một số chính sách khác.
"Vì vậy, tôi có một suy nghĩ nên chăng Việt Nam cũng giống một số nước là khi công dân ra nước ngoài thì có trách nhiệm đóng góp một khoản tiền gọi là "phí chia tay". Ta dùng số tiền này khoảng 3-5 USD/người khi xuất cảnh, ta dùng số tiền đó trích một phần cho các cơ quan ngoại giao dùng để có kinh phí bảo hộ công dân Việt Nam, hỗ trợ công dân khi công dân Việt Nam ra nước ngoài gặp khó khăn; một phần để cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam đầu tư nâng cấp máy móc kỹ thuật cũng như những việc khác để đảm bảo cho việc công dân Việt Nam xuất cảnh được tốt hơn, được chu đáo hơn, thân thiện hơn và hoàn thiện hơn, các chiến sỹ khi công dân xuất, nhập cảnh thì tươi cười vui vẻ, ân cần hơn với công dân.
Một phần nữa cho vào quỹ để xúc tiến phát triển du lịch, giúp cho quảng bá và đẩy mạnh du lịch nước nhà. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, học hỏi các nước để chúng ta có nguồn lực góp phần bảo hộ công dân tốt hơn", ông Hưng đề nghị.
LUÂN DŨNG
Theo TPO
Đề xuất người Việt Nam ra nước ngoài phải đóng 3-5 đô la 'phí chia tay' Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, đề xuất Việt Nam nên học một số nước quy định mỗi người khi ra nước ngoài nên đóng góp khoản tiền từ 3 - 5 đô la, gọi là 'phí chia tay'. Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội), nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục...