Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang nhận trách nhiệm vụ trạm BOT Cai Lậy
Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang thừa nhận có phần trách nhiệm về trạm BOT Cai Lậy và cho biết không lường trước được tình hình phức tạp như hiện nay.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, tỉnh đã có các báo cáo khẩn về Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông, Bộ Công an để đề nghị có giải pháp chỉ đạo sớm ổn định tình hình tại trạm BOT Cai Lậy.
Theo ông Tuấn, trách nhiệm của địa phương là chỉ đạo các ngành đảm bảo an ninh trật tự. “Tình hình hiện rất phức tạp, vượt ra ngoài tầm của tỉnh. Chiều nay Thủ tướng đã mời Chủ tịch tỉnh ra làm việc. Trong chiều nay sẽ có kết quả”, ông Tuấn nói.
Về quan điểm của tỉnh ủng hộ hay phản đối việc di dời trạm, ông Tuấn cho biết chưa thể trả lời được, phải chờ Chính phủ họp.
Phó chủ tịch tỉnh Tiền Giang nói tỉnh có một phần trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Nam.
Phó chủ tịch tỉnh Tiền Giang cho biết, trước đây tỉnh đề xuất đầu tư tuyến tránh thị xã Cai Lậy bằng ngân sách. Tuy nhiên, do Trung ương sắp xếp vốn không được mới kêu gọi đầu tư BOT.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy nằm trong dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 khởi công năm 2014. Trong đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới dài 12 km, xây mới 7 cầu, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Phần sửa chữa Quốc lộ 1 dài 26,5 km với vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.
Trạm thu phí hoạt động ngày 1.8. Tuy nhiên, sau đó nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm đặt sai vị trí. Vụ việc khiến trạm này bị ùn tắc giao thông nghiêm trọng nhiều ngày. Ngày 15/8, chủ đầu tư cho xả trạm.
Video đang HOT
Sáng 30/11, trạm thu phí trở lại. Giá vé mỗi lượt của các loại xe đồng loạt giảm 30%, thấp nhất là 25.000, cao nhất 140.000 đồng. Tuy nhiên, trong 5 ngày qua, đã có 24 lần trạm thu rồi lại xả do sự phản ứng từ tài xế.
Tài xế tranh cãi với nhân viên BOT Cai Lậy về giá vé qua trạm thu phí sáng 4.12. Ảnh: Nguyễn Thành.
Tại phiên họp Chính phủ diễn ra hôm 1.12, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho rằng, vừa qua tại trạm BOT Cai Lậy “có một số tài xế quá khích, đánh ôtô tới giữa trạm, tắt máy và bỏ xe lại…”.
Ông Nhật cũng cho biết, trong thời gian tạm đóng trạm hồi tháng 8, Bộ đã rà soát lại tất cả các quy định liên quan cho thấy đầu tư dự án này không sai.
“Khi đó không ai lường được sự việc sẽ như hiện tại, đương nhiên, tỉnh cũng có một phần trách nhiệm trong vụ việc này”, ông Tuấn thừa nhận.
Theo Hoàng Nam – Quốc Đoan (VNE)
BOT Cai Lậy: Sự im lặng vô cảm!
Liên quan tới BOT Cai Lậy, sự im lặng của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, sự thúc thủ trước nguyện vọng chính đáng của nhân dân là trốn tránh trách nhiệm, trốn tránh hiện thực, liệu có đúng với chức trách được giao, cương vị đang giữ.
Tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải Nguyễn Văn Thể, người được Chính phủ tin tưởng, người được Quốc hội phê chuẩn nắm giữ vị trí tư lệnh ngành giao thông vẫn chưa có bất cứ phát ngôn vào về các điểm nóng BOT như BOT Cai Lậy (Tiền Giang), BOT Ninh Hoà (Khánh Hoà)... Bất chấp khi mới nhậm chức cách đây vài tuần, ông có nhiều hứa hẹn.
Ông Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật, vẫn theo thói quen cũ, liên tiếp có phát ngôn bảo vệ nhà đầu tư BOT với mệnh đề chính đại ý "tất cả đều đúng quy trình, ai cãi quy trình bị xử lý".
Thật ngẫu nhiên khi còn đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Văn Thể là người ký phê duyệt nhiều dự án BOT đặt trạm bị phản ứng. Trong đó, có BOT Cai Lậy.
Trạm BOT Cai Lậy
Còn ông Nguyễn Nhật, có nhiều khuyết điểm nhưng vẫn được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Cụ thể, tháng 11.2014, ông Nguyễn Nhật lúc này là Cục trưởng Cục Hàng hải (Bộ GTVT) bị phê bình nghiêm khắc do để xảy ra sai phạm tại 3 dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải: Hòn Gai - Cái Lân, Vũng Tàu - Thị Vải, Soài Rạp - Hiệp Phước.
Chưa hết, tháng 2.2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Nguyễn Nhật thời điểm giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh có phần trách nhiệm trong buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Câu chuyện Quỹ Bảo trì đường bộ với hàng chục nghìn tỷ không được minh bạch trong thu chi, nhiều người đã am tường.Câu chuyện nhà đầu tư BOT xây tuyến đường tránh một nơi, bỏ thêm ít tiền sửa chữa qua loa một đoạn ngắn quốc lộ huyết mạch rồi chễm chệ đặt trạm thu phí trên Quốc lộ, nhiều người đã hiểu rõ.
Câu chuyện người sở hữu ô tô, người kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải đã đóng hàng loạt khoản thuế phí vẫn phải chịu thêm trạm BOT của gian thương là thật sự vô lý, nhiều người đã thấy.
Nên thật khó để giải thích rằng mọi thứ đều đúng, chỉ có nhân dân là đang hiểu lầm, đang ủng hộ cái không đúng.
Lời nói không phủ nhoà được hiện thực.
Lực lượng cảnh sát cơ động được huy động
Hiện thực chính là Bộ Giao thông Vận tải đang góp phần khiến người dân xói mòn lòng tin và phần nào cản trở quá trình kiến tạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc?
Và trong bối cảnh này, sự im lặng của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, sự thúc thủ trước nguyện vọng chính đáng của nhân dân là trốn tránh trách nhiệm, trốn tránh hiện thực, liệu có đúng với chức trách được giao, cương vị đang giữ.
Xưa thời phong kiến, công đường còn có trống kêu oan. Nay ở Bộ Giao thông Vận tải, chỉ có mỗi Thứ trưởng Nguyễn Nhật.
Mà vị này càng lên tiếng lại càng tạo thêm cảm xúc tiêu cực trong nhân dân!
Theo Danviet
Nhóm côn đồ đe dọa tài xế BOT Cai Lậy được thuê 200.000 đồng/ngày? Trao đổi với báo chí, đại tá Trương Văn Sáng, Trưởng Công an huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, cho biết đã chỉ đạo cảnh sát hình sự vào cuộc điều tra nhóm người đe dọa tài xế khi qua trạm BOT Cai Lậy mà thắc mắc. Công an tỉnh Tiền Giang cũng đã thu thập thông tin để làm rõ ai đã...