Lãnh đạo Tiền Giang giải thích lý do ‘1 mình đi 1 đường’
Tại buổi họp báo về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Tiền Giang sáng 21-10, lãnh đạo tỉnh giải thích lý do còn áp dụng quy trình sản xuất “3 tại chỗ” là độ phủ vắc xin thấp, nguy cơ tái bùng phát dịch cao.
Bà Châu Thị Mỹ Phương – trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang – cho biết hiện tỉnh Tiền Giang đang áp dụng cả 4 hình thức sản xuất, trong đó có hình thức sản xuất “3 tại chỗ” – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Ông Nguyễn Văn Mười – phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang – cho biết hiện tỉnh có trên 15.249 ca COVID-19 với 2.734 ca được phát hiện qua 4 lần tầm soát cộng đồng trên diện rộng, kéo dài từ ngày 18-8 đến ngày 10-10, số ca tử vong là 380.
Theo ông Mười, Tiền Giang đang từng bước kiểm soát dịch COVID-19. Việc thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã giúp kiểm soát được tình hình, số ca COVID-19 trong cộng đồng giảm rõ rệt, bình quân trong tuần qua số ca nhiễm tại Tiền Giang chỉ ở mức 2 con số.
Tuy vậy, tỉnh Tiền Giang vẫn áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống dịch mà theo doanh nghiệp và người dân là “quá gắt gao” so với các tỉnh khác trong khu vực, vẫn áp dụng hình thức sản xuất “3 tại chỗ”.
Mới đây nhất, 19 doanh nghiệp FDI tại Tiền Giang với số lượng hàng chục ngàn lao động vừa gửi thư đến Thủ tướng, cho rằng việc tỉnh Tiền Giang “một mình đi một đường” khiến cho doanh nghiệp và người lao động “rất khổ sở”.
Video đang HOT
Về chuyện này, ông Nguyễn Nhật Trường – trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang – giải đáp: “Do người lao động chưa nhận thức đúng việc phòng, chống dịch COVID-10 và chủng virus Delta phức tạp nên dịch COVID-19 bùng phát tại 10 doanh nghiệp. Sau ngày 5-8, địa phương đã phải ngừng 3 tại chỗ để khắc phục một số bất cập, sau đó cho tiếp tục hình thức sản xuất này”.
Lý giải việc hầu hết các tỉnh, thành ở miền Tây đã cho công nhân đi làm tự do nhưng Tiền Giang vẫn áp dụng “3 tại chỗ”, ông Trường nói thời điểm đưa ra quyết định này, độ phủ vắc xin cho công nhân rất thấp, chỉ khoảng 45%.
“Việc áp dụng sản xuất 3 tại chỗ là để xử lý tình huống khi độ phủ vắc xin còn thấp. Chúng ta không thể đánh đổi sức khỏe của công nhân, của cộng đồng được vì hiện nay nguy cơ tái bùng phát dịch vẫn còn rất cao.
Hiện nay độ phủ vắc xin mũi 1 cho công nhân trong các khu, cụm công nghiệp được đẩy mạnh và đạt gần 100% với khoảng 109.000 công nhân. Nhưng đó là do mới được phân bổ vắc xin và triển khai chích ngừa nên vẫn chưa đủ 14 ngày theo quy định” – ông Trường nói thêm.
Bà Châu Thị Mỹ Phương – trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang, cho biết thêm ngoài mô hình sản xuất 3 tại chỗ, tỉnh Tiền Giang còn có 3 mô hình sản xuất khác đang áp dụng là “1 cung đường 2 điểm đến”; kết hợp giữa “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến”; và mô hình “xanh – xanh”.
“Mô hình xanh – xanh nghĩa là người trong vùng xanh có thể đi làm tại nhà máy cũng trong vùng xanh. Hiện một số công ty trên địa bàn tỉnh cũng đang áp dụng mô hình này. Chúng tôi có tới 4 mô hình sản xuất để thích hợp với từng cấp độ dịch khác nhau trên địa bàn” – bà Phương nói.
Với quy định hạn chế ra đường (19h tối hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau), ông Nguyễn Văn Mười cho biết nguy cơ bùng phát dịch trở lại ở tỉnh rất lớn nên quy định trên có “mục đích nhằm hạn chế người dân ra đường chứ không cấm, đây là nhằm khuyến cáo thôi”.
Người đàn ông Mỹ tử vong sau khi bị 43 bệnh viện từ chối
Các bệnh viện quá tải do Covid-19 nên không thể tiếp nhận bệnh nhân bị đau tim đột ngột.
Ông Ray Martin DeMonia qua đời đầu tháng 9 ở thành phố Meridian, bang Mississippi (Mỹ). Bệnh nhân đã ra đi mãi mãi khi chỉ còn 3 ngày nữa là tới sinh nhật lần thứ 74.
Ông Ray Martin DeMonia
Ông Ray là một người nổi tiếng ở nơi ông sống, thành phố Cullman, bang Alabama. "Ray DeMonia là một người khác biệt", cáo phó của ông viết.
Suốt 40 năm qua, ông Ray kinh doanh đồ cổ. Ông cũng là người tổ chức đấu giá hằng năm cho các câu lạc bộ và trại trẻ mồ côi trong vùng.
Vào cuối tháng 8, ông Ray bất ngờ lên cơn đau tim. Tuy nhiên, ông không thể nhập viện kịp thời dù liên hệ tới 43 bệnh viện. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe có đầy đủ trung tâm hồi sức nhưng đang bị quá tải do dịch Covid-19.
Bởi vậy, nhân viên cấp cứu tại Trung tâm Y tế Khu vực Cullman đã phải trải qua chặng đường dài để đưa ông tới một bệnh viện ở Mississippi. Địa điểm này cách nhà ông Ray 320 km.
Sau tang lễ, gia đình ông Ray đã kêu gọi mọi người đi tiêm vắc xin chống lại Covid-19.
"Vui lòng hãy tiêm phòng nếu bạn chưa tiêm để có thể giải phóng nguồn lực y tế cho các trường hợp khẩn cấp không liên quan đến Covid-19. Ray sẽ không muốn bất kỳ gia đình nào khác phải trải qua đau đớn như gia đình anh", những người thân của ông Ray chia sẻ.
Đến cuối tuần trước, có 50% số bệnh nhân phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt ở bang Alabama là người nhiễm Covid-19.
Mỹ đã ghi nhận 41 triệu ca nhiễm Covid-19, 660.000 người tử vong. Các trường hợp mắc bệnh đã gia tăng trên khắp đất nước trong những tháng gần đây do sự phổ biến của chủng virus Delta.
Dù lượng vắc xin dồi dào nhưng mới có 54% dân số Mỹ tiêm đủ 2 mũi. Ngoài những người không đủ điều kiện sức khỏe, nhiều trường hợp từ chối tiêm. Hiện Mỹ đã lên kế hoạch để tiêm mũi vắc xin tăng cường cho người dân vào cuối tháng 9.
Hiểu đúng 'ai ở đâu ở yên đó' Từ ngày 23-8, TP.HCM sẽ quyết liệt thực hiện nguyên tắc "ai ở đâu ở yên đó" trong 2 tuần. Hiểu và chấp hành điều này như thế nào cho đúng? Tuổi Trẻ trích ý kiến 2 bác sĩ về việc này. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại một con hẻm ở P.9, Q.4 (TP.HCM) vào sáng 21-8 - Ảnh:...