Lãnh đạo thế giới bàng hoàng với tin ông Abe bị bắn
Các nhà lãnh đạo nước ngoài bày tỏ sự bất ngờ và đau buồn trước việc cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị bắn ngày 8/7.
Trước cuộc gặp với người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ sự “đau buồn” và “quan ngại” trước thông tin trên.
“Chúng tôi chưa biết về tình trạng của ông ấy, chúng tôi chỉ biết rằng ông ấy đã bị bắn. Tất cả suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi được gửi tới ông ấy và gia đình, với người dân Nhật Bản. Đây là thời khắc rất buồn, và chúng tôi đang chờ đợi thông tin từ Nhật Bản”, ông Blinken nói.
Hiện trường vụ việc. Ảnh: AP.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel cũng đã bày tỏ sự buồn bã và sốc trước thông tin từ Nara. “Chúng tôi đều buồn bã và bị sốc khi cựu Thủ tướng (Nhật Bản) Shinzo Abe bị bắn”, vị đại sứ viết. “Abe-san là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Nhật Bản và là đồng minh không lay chuyển của Mỹ”.
Về phần mình, đại diện cho các ngoại trưởng thuộc nhóm G20, Ngoại trưởng Indonesia tuyên bố bày tỏ sự cảm thông với người đồng cấp Nhật Bản Yoshimasa Hayashi.
Trên Twitter, Thủ tướng Australia Anthony Albanese và ông Shehzad Poonawalla, một người phát ngôn của đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) cầm quyền, cùng bày tỏ sự đau buồn khi nghe thông tin.
“Những suy nghĩ của chúng tôi được gửi đến gia đình ông và người dân Nhật Bản”, ông Albanese đăng tải, theo New York Times.
“Ông Shinzo Abe là người bạn chân chính của Ấn Độ. Những lời cầu nguyện của tôi được gửi tới gia đình, bạn bè và những người ủng hộ của ông ấy, cũng như người dân Nhật Bản”, ông Poonawalla viết.
Trong khi đó, người đứng đầu chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn cho biết bà bất ngờ trước việc ông Abe bị bắn và lên án hành vi “bạo lực và bất hợp pháp”.
“Cựu Thủ tướng Abe không chỉ là người bạn tốt của tôi, mà còn là người bạn kiên định của Đài Loan. Ông ấy đã ủng hộ Đài Loan trong nhiều năm và không từ bất cứ nỗ lực nào để thúc đẩy quan hệ giữa Đài Loan và Nhật Bản”, bà Thái viết trên Facebook.
Khoảnh khắc nghi phạm nổ súng bắn cựu Thủ tướng Abe .Ngày 8/7, cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị bắn trong lúc phát biểu tại thành phố Nara (miền Tây Nhật Bản). Nghi phạm bị bắt ngay sau đó, và được xác định là cư dân địa phương.
Nhật Bản tái khởi động chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn
Bắt đầu từ sáng 31/1, Nhật Bản đã tái khởi động chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn với việc vận hành trung tâm tiêm chủng do Bộ Quốc phòng điều hành tại thủ đô Tokyo.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, đối tượng được tiêm tại trung tâm là người trên 18 tuổi, có giấy đăng ký tiêm mũi thứ ba và đã hoàn thành mũi tiêm thứ hai ít nhất 6 tháng. Loại vaccine được sử dụng trước mắt là vaccine của hãng dược phẩm Moderna.
Trong đợt tiêm đầu tiên từ ngày 31/1 đến ngày 5/2, sẽ có tổng cộng 4.320 lượt tiêm, tương đương 720 lượt/ngày và được đặt trước nhanh chóng chỉ sau 9 phút kể từ khi bắt đầu tiếp nhận đặt chỗ. Từ đợt tiêm thứ hai từ ngày 7/2 đến ngày 13/2, sẽ tăng lên 2.160 lượt/ngày và bắt đầu tiếp nhận đặt chỗ từ 18h00 ngày 31/1.
Những người nằm trong đối tượng tiêm chủng có thể đặt chỗ qua trang web chính thức hoặc qua điện thoại, tuy nhiên, đại diện Bộ Quốc phòng khuyến cáo người dân nên đặt chỗ qua trang web để đảm bảo không bị nhầm lẫn thông tin.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch khởi động lại trung tâm tiêm chủng quy mô lớn tại tỉnh Osaka do Bộ Quốc phòng điều hành từ ngày 7/2. Khả năng tiêm đợt đầu tại trung tâm này là 960 lượt/ngày và bắt đầu tiếp nhận đặt chỗ từ ngày 4/2.
Đây là lần thứ hai Chính phủ Nhật Bản khởi động các trung tâm tiêm chủng quy mô lớn do Bộ Quốc phòng điều hành tại hai thành phố lớn là Tokyo và Osaka. Trước đó, các trung tâm này đã được mở vào tháng 5/2021 và dừng hoạt động vào cuối tháng 11/2021 sau khi tiến hành được 1,96 triệu mũi tiêm, đóng góp quan trọng vào mục tiêu sớm hoàn thành tiêm chủng hai mũi cho người dân Nhật Bản.
Lần này, các trung tâm tiêm chủng quy mô lớn mang trọng trách đẩy nhanh quá trình tiêm chủng mũi thứ ba trong thời gian sớm nhất, góp phần củng cố nền tảng sức khỏe người dân trước các diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19.
Nhà lãnh đạo đầu tiên có thể gặp trực tiếp ông Tập Cận Bình sau 2 năm Sau gần 2 năm, do đại dịch Covid-19, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa gặp mặt trực tiếp bất cứ nhà lãnh đạo thế giới nào tính tới thời điểm này. Ông Tập Cận Bình bắt tay ông Vladimir Putin ở Moscow, Nga vào năm 2019 (Ảnh: Xinhua). Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể trở thành nhà lãnh đạo thế...